Bên cạnh những loại siêu vũ khí có sức chiến đấu thực sự cao, Liên Xô cũng gặp không ít thất bại trong các loại vũ khí họ phát triển, trong số này có pháo bắn đạn hạt nhân 2B1 Oka.Liên Xô phát triển khẩu pháo này vào năm 1957 nhằm đáp lại khẩu pháo hạt nhân M65 Atomic Annie Mỹ phát triển vào năm 1950.Khẩu pháo tự hành hạt nhân có cỡ nòng lên tới 420mm- kích cỡ lớn bậc nhất và mang sức mạnh huỷ diệt mà Liên Xô từng phát minh ra.Pháo tự hành hạt nhân này bắn ra một đầu đạn có trọng lượng 750 kg, bay xa khoảng 45 km.Từ lúc bắn tới khi viên đạn phát nổ là 20 giây, cơ chế đặc biệt sẽ khiến quả đạn phát nổ ở khoảng cách vài chục mét so với mặt đất để tăng tối đa sức mạnh tiêu diệt mục tiêu.Pháo hạt nhân tự hành 2B1 Oka sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ IS-5.Với động cơ diesel turbo V-12-6B công suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 sức ngựa cho mỗi tấn.Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn mỗi khẩu, dự trữ hành trình của cả hai khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ nằm trong khoảng 180 km.Hệ thống giảm giật của 2B1 Oka giúp pháo bắn liên tục 12 phát bắn trong 1 giờ theo lý thuyết.Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phần khung gầm của khẩu pháo này sẽ không chịu nổi chỉ một phát bắn, sức giật của khẩu pháo sẽ ngay lập tức phá tan phần khung gầm từ phát bắn đầu tiên.Tới năm 1957, sau khi vượt qua mọi bài kiểm tra, 2B1 Oka đã hiên ngang diễu hành trên Quảng Trường Đỏ của Liên Xô để duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 Nga.Tuy nhiên do cấu tạo quá phức tạp và nặng nề, khẩu siêu pháo hạt nhân này chỉ có thể hành quân được 20 km trước khi hỏng hoàn toàn hệ thống xích và giảm xóc.Có lẽ, việc Liên Xô cố đưa khẩu pháo này đi qua Quảng Trường Đỏ chủ yếu là để dọa NATO và Mỹ, mọi tính năng chiến đấu của nó đều chỉ được Liên Xô "vẽ" ra trên giấy.Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov.Sự xuất hiện của pháo hạt nhân với cỡ nòng khủng này khiến cho NATO "mất ăn mất ngủ", trong thời điểm mà tên lửa chưa phát triển mạnh, pháo hạt nhân tự hành được coi là vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược.Thực tế thì đây chỉ là một trong số những loại vũ khí mà Liên Xô chưa từng chế tạo thành công nhưng lại khiến NATO sợ "mất mật".Liên Xô cũng từng mang tên lửa GR-1 qua Quảng Trường Đỏ để duyệt binh nhưng thực tế, quả tên lửa này chưa bao giờ được ra đời, chỉ có phần vỏ của nó được chế tạo vội vàng nhằm phục vụ cho việc răn đe đối phương.Còn với 2B1 Oka, loại pháo tự hành này được cho là vô dụng, không có khả năng tác chiến trong thực tế do quá nặng nề, việc hành quân ra bãi chiến trường đối với nó vốn dĩ đã là một nhiệm vụ bất khả thi.Sau khi có màn trình trình diễn trên Quảng trường Đỏ khiến NATO khiếp sợ, các khẩu pháo này sau đó bị tháo rời lặng lẽ vào tháng 7 năm 1967Hiện nay vẫn còn một số vài khẩu pháo còn sót lại trong viện bảo tàng vũ khí chiến tranh của Nga. Dù thất bại trong việc hoàn thiện đưa vào biên chế, nhưng pháo hạt nhân này lại làm tốt công việc "hù dọa" NATO khiến cho khối này thất kinh trong những năm sau đó.
Bên cạnh những loại siêu vũ khí có sức chiến đấu thực sự cao, Liên Xô cũng gặp không ít thất bại trong các loại vũ khí họ phát triển, trong số này có pháo bắn đạn hạt nhân 2B1 Oka.
Liên Xô phát triển khẩu pháo này vào năm 1957 nhằm đáp lại khẩu pháo hạt nhân M65 Atomic Annie Mỹ phát triển vào năm 1950.
Khẩu pháo tự hành hạt nhân có cỡ nòng lên tới 420mm- kích cỡ lớn bậc nhất và mang sức mạnh huỷ diệt mà Liên Xô từng phát minh ra.
Pháo tự hành hạt nhân này bắn ra một đầu đạn có trọng lượng 750 kg, bay xa khoảng 45 km.
Từ lúc bắn tới khi viên đạn phát nổ là 20 giây, cơ chế đặc biệt sẽ khiến quả đạn phát nổ ở khoảng cách vài chục mét so với mặt đất để tăng tối đa sức mạnh tiêu diệt mục tiêu.
Pháo hạt nhân tự hành 2B1 Oka sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ IS-5.
Với động cơ diesel turbo V-12-6B công suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 sức ngựa cho mỗi tấn.
Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn mỗi khẩu, dự trữ hành trình của cả hai khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ nằm trong khoảng 180 km.
Hệ thống giảm giật của 2B1 Oka giúp pháo bắn liên tục 12 phát bắn trong 1 giờ theo lý thuyết.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phần khung gầm của khẩu pháo này sẽ không chịu nổi chỉ một phát bắn, sức giật của khẩu pháo sẽ ngay lập tức phá tan phần khung gầm từ phát bắn đầu tiên.
Tới năm 1957, sau khi vượt qua mọi bài kiểm tra, 2B1 Oka đã hiên ngang diễu hành trên Quảng Trường Đỏ của Liên Xô để duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 Nga.
Tuy nhiên do cấu tạo quá phức tạp và nặng nề, khẩu siêu pháo hạt nhân này chỉ có thể hành quân được 20 km trước khi hỏng hoàn toàn hệ thống xích và giảm xóc.
Có lẽ, việc Liên Xô cố đưa khẩu pháo này đi qua Quảng Trường Đỏ chủ yếu là để dọa NATO và Mỹ, mọi tính năng chiến đấu của nó đều chỉ được Liên Xô "vẽ" ra trên giấy.
Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov.
Sự xuất hiện của pháo hạt nhân với cỡ nòng khủng này khiến cho NATO "mất ăn mất ngủ", trong thời điểm mà tên lửa chưa phát triển mạnh, pháo hạt nhân tự hành được coi là vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược.
Thực tế thì đây chỉ là một trong số những loại vũ khí mà Liên Xô chưa từng chế tạo thành công nhưng lại khiến NATO sợ "mất mật".
Liên Xô cũng từng mang tên lửa GR-1 qua Quảng Trường Đỏ để duyệt binh nhưng thực tế, quả tên lửa này chưa bao giờ được ra đời, chỉ có phần vỏ của nó được chế tạo vội vàng nhằm phục vụ cho việc răn đe đối phương.
Còn với 2B1 Oka, loại pháo tự hành này được cho là vô dụng, không có khả năng tác chiến trong thực tế do quá nặng nề, việc hành quân ra bãi chiến trường đối với nó vốn dĩ đã là một nhiệm vụ bất khả thi.
Sau khi có màn trình trình diễn trên Quảng trường Đỏ khiến NATO khiếp sợ, các khẩu pháo này sau đó bị tháo rời lặng lẽ vào tháng 7 năm 1967
Hiện nay vẫn còn một số vài khẩu pháo còn sót lại trong viện bảo tàng vũ khí chiến tranh của Nga. Dù thất bại trong việc hoàn thiện đưa vào biên chế, nhưng pháo hạt nhân này lại làm tốt công việc "hù dọa" NATO khiến cho khối này thất kinh trong những năm sau đó.