Bộ sưu tập mô hình quân sự của Tango Nguyễn (một người đàn ông mê trò chơi quân sự) đã lên tới hàng trăm chiếc máy bay, tên lửa, tàu chiến Mỹ... trong đó nổi bật là những chiếc Tăng, thiết giáp, pháo binh tầm ngắn, tầm trung hiện đang sử dụng trong Quân đội Việt Nam.Đã hơn 10 năm nay, anh tự mua phôi về lắp ráp sơn sửa trang trí từ những phiên hiệu của các đơn vị thực tế đang sử dụng. Tất cả các mô hình được làm cũ theo màu thời gian.Hồi trẻ Tango Nguyễn mơ ước được làm phi công. Sau hai lần thi bất thành anh đã trở thành một người đam mê tìm hiểu về quân đội, khí tài quân sự trong nước cũng như nước ngoài.Các loại mô hình mô phỏng tăng, pháo chủ lực hùng mạnh của Lục quân Việt Nam xuất hiện và dàn trận đầy đủ trong căn phòng của anh.Tăng, thiết giáp chủ lực của lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam. Hầu hết các mô hình vũ khí quân sự tại đây đều được sản xuất với tỷ lệ mô phỏng 1/35 so với thật, mỗi chiếc được ráp bởi hàng trăm thậm chí hàng nghìn chi tiết nhỏ.Không chỉ phải sơn vẽ làm sao cho giống y như thật, các chi tiết còn nhỏ và chính xác đến từng mm, nhiều bộ phận chỉ bé như đầu bút bi, thậm chí li ti bằng mũi kim khâu. Trong hình này, bình cứu hoả đặt bên sườn đầu xe kéo chỉ to hơn đầu que diêm một chút. Để xây dựng đủ trọn vẹn bộ sưu tập, Tango Nguyễn mất vài tháng thậm chí cả năm để hoàn thiện một chiếc.Xe tăng T-62 là loại tăng chủ lực hiện đại nhất trong trang bị của Quân đội Việt Nam đến thời điểm hiện nay. T-62 trang bị pháo nòng trơn 2A20 cỡ 115 mm đạt tốc độ bắn 3-5 phát/phút. Tháp pháo T-62 có một súng máy đồng trục 7,62 mm và một súng máy phòng không hạng nặng 12,7 mm do pháo thủ điều khiển. Xe tăng T-62 trang bị động cơ diesel V-55 công suất 580 mã lực cho phép đạt tốc độ trên đường bằng 40-50 km/h. Xe có khả năng lội nước sâu 5m với việc lắp thêm thiết bị thông khí và thải khói.Trong hình là chiếc tăng T-62 phiên bản sản xuất năm 1962 do của hãng mô hình Trumpeter tỷ lệ 1/35 với hơn 500 chi tiết. Trong thời gian tới nếu được nâng cấp T62 vẫn là loại tăng chủ lực, là niềm tự hào của lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam.Xe tăng lội nước PT76 được sử dụng rộng rãi trong Lục quân VN và sau này là Hải quân đánh bộ. Được trang bị pháo chính D-56TM cỡ nòng 76,2 mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.500 m, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, cơ số đạn 40 viên gồm đạn xuyên giáp AP-T và đạn nổ văng mảnh. Tháp pháo được trang bị đại liên đồng trục PKT 7,62 mm với tầm bắn 1.000m, cơ số đạn 1.000 viên. Động cơ V-6 công suất 240 mã lực cho phép xe tăng đạt tốc độ tối đa 44 km/h và tầm hoạt động 260 km. Hai động cơ chuyên dụng để bơi dưới nước cho tốc độ bơi 10km/h, tầm bơi 100 km. Màu sơn được làm cũ theo màu thời gian khi những loạt xe PT76B được Liên Xô viện trợ cho VN từ những thập niên 70. Trong thực tế khi về Việt Nam, các xe tăng PT76 được gắn thêm một đại liên 12,7 mm trên tháp pháo nhằm mục đích phòng không và tấn công bộ binh tầm gần.Tiếp theo truyền thống anh hùng của những khẩu đội pháo phòng không tự hành ZSU 57-2 trong kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, lực lượng Phòng không của Việt Nam tiếp nhận một số lượng pháo phòng không tự hành phiên bản hiện đại hóa ZSU 23-4. Loại pháo phòng không này được trang bị radar điều khiển hỏa lực có thể theo dõi mục tiêu ở cự ly 6-10 km và dẫn bắn 4 pháo tự động cỡ nòng 23 mm. Cơ số đạn 2.000 viên đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút đạt tầm bắn 2,5km. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích GM-575 di chuyển rất linh hoạt trên địa hình đồi núi. Đây là một mô hình được đánh giá là khó lắp ráp, nhất là phần cơ cấu chuyển động của cụm pháo 4 nòng 23mm, phần tháp pháo và xích xe. Mô hình cũng thuộc dạng hiếm hoi khi có decal là quân hiệu của lực lượng tăng thiết giáp của VN.Pháo tự hành 2S3 Akatsiya là Anh cả đỏ trong lực lượng pháo tự hành của Lục quân Việt Nam. Được trang bị pháo D22, cỡ nòng 152 mm đạt tầm bắn 17,4km với đạn pháo thông thường với cơ số đạn trên xe là 40 viên, đạt tốc độ bắn 4 phát/phút. Pháo tự hành 2S3 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h trên đường bằng. Trên tháp pháo có gắn một thượng liên 7,62 mm nhằm mục đích tự vệ.Mô hình pháo tự hành 2S3 mô phỏng theo màu sơn hiện đang được trang bị trong Lục quân của Việt Nam. Mô hình của hãng Trumpeter sản xuất với 561 chi tiết, được đánh giá là một mô hình đẹp, dễ lắp ráp và sinh động với phần tháp pháo và thân xe. Trong đội hình chiến đấu của Lục quân VN, pháo tự hành này được gọi tên là SU152 nhằm tương đồng với pháo tự hành SU100 được trang bị trước đây.Pháo tự hành 2S1 Gvosdika do Liên Xô cung cấp cho Lục quân Việt Nam từ những thập niên 80, là anh em song sinh với 2S3 nhưng 2S1 Gvosdika dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Được trang bị một pháo nòng xoắn D32 122 mm đạt tốc độ bắn 4-5 viên/phút. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên. Cỡ nòng pháo nhỏ hơn nhưng ưu điểm là 2S1 cơ động hơn 2S3 và có thể lội nước với tốc độ 5 km/h. 2S1 Gvosdika được trang bị động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60 km/h trên đường bằng. 2S1 Gvosdika Được sơn theo camo và phiên hiệu theo thực tế của Lục quân Việt Nam. Phần đầu và thân xe rất đẹp do sử dụng khung sườn của thiết giáp chở quân MT-LB, không nhiều góc cạnh hầm hố như 2S1.Được Liên Xô cung cấp cho Lục quân Việt Nam vào những thập niên 80, pháo phản lực phóng loạt BM21 Grad vẫn là một vũ khí chủ chốt dùng trong thế áp trận địa đối phương. Được trang bị 40 ống phóng đạn tên lửa cỡ nòng 122 mm, có thể bắn đạn nổ phá, nhiệt áp, đạn điều khiển laser bán chủ động, đạn chống tăng tự dẫn hồng ngoại tầm bắn cầu vồng, rải mìn…đạt tầm bắn từ 20 đến 40 km tùy loại đạn.Mô hình được xây dựng trên nguyên mẫu BM21 Grad đời mới sử dụng xe Ural 4320. Tuy nhiên BM21 Grad trong lực lượng Lục quân Việt Nam sử dụng xe tải Ural-375D với 6 bánh dẫn động toàn phần đảm bảo khả năng cơ động tốt trên các địa hình bán sơn địa. Ural-375D được trang bị động cơ xăng V-8 công suất 180 mã lực đạt tốc độ 60km/h.BTR-60 là loại xe bọc thép chở quân được Liên Xô viện trợ cho VN từ những thập niên 70 nhằm thay thế cho loại xe bọc thép đa nhiệm BTR52. Tháp pháo của BTR-60 được trang bị một đại liên KVPT 14,5 mm với cơ số đạn khoảng 500 viên. BTR-60 sử dụng 2 động cơ GAZ-40P cho công suất tổng cộng 180 mã lực giúp xe đạt tốc độ tối đa 80 km/h trên đường bằng với dự trữ hành trình 600 km. Khi lội nước đạt tốc độ khoảng 10 km/h nhờ hai hệ thống đạp nước chuyên dụng sau đuôi. Đây được đánh giá là một mô hình đẹp với phần nội thất trong xe, cửa mở cho phần tháp pháo và 2 cửa mở trên nóc xe cho bộ binh. Màu sơn được tái tạo theo màu thời gian từ những thập niên 70 với quân hiệu của lực lượng tăng thiết giáp. Phần truyền động 8 bánh được cho là rất dễ cong vênh trong khi thực hiện mô hình .BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ nhất do Liên Xô phát triển và chế tạo từ những năm 1960, chính thức trang bị năm 1966. Hỏa lực của BMP-1 khá mạnh với pháo nòng trơn 73 mm 2A28, cơ số đạn 40 viên và bệ phóng 9S428 cho tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka, cơ số đạn 5 viên cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm PKT, cơ số đạn 2.000 viên. Mô hình được trang bị với xích rời, tháp pháo, cửa xe khá chi tiết, được chế thêm phần an ten liên lạc vô tuyến. Mô hình xe BMP1 được sơn theo màu ngụy trang của lực lượng Hải quân đánh bộ.Xe chiến đấu bộ binh BMP2 là phiên bản nâng cấp thế hệ sau của xe chiến đấu bộ binh BMP1, BMP2 về cơ bản vẫn sử dụng phần khung thân của BMP1 với một số cải tiến cơ bản ở phần tháp pháo và hệ thống vũ khí. BMP2 được trang bị pháo tự động 30mm 2A42 tốc độ bắn 500 phát/phút với cơ số đạn 300 viên, bắn đạn xuyên giáp tới cự ly 2000m hoặc 4000m với đạn phá mảnh tiêu diệt bộ binh. Phía trên tháp pháo được trang bị một tên lửa chống tăng AT5 tầm bắn 4000m và một súng máy đồng trục PKT 7,62mm bên phải tháp pháo. Trong hình là xe BMP2 của hãng Dragon sản xuất với xích rời, tháp pháo và phần thân xe khá chi tiết, được sơn theo màu ngụy trang của lực lượng Hải quân đánh bộ.Xe kéo tăng MAZ 537G do nhà máy chế tạo ô tô Minks hoặc tổ hợp Kurgan sản xuất từ thập niên 60, được thiết kế để vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, các phương tiện cơ giới hạng nặng bao gồm xe tăng, xe bọc thép và nhiều thiết bị tự hành bằng xích có vận tốc di chuyển chậm có trọng lượng đến 50 tấn. MAZ -537 có vận tốc hành trình tối đa 60 km/h vận hành bởi một động cơ dầu 12 xy lanh D - 12A - 525A, rơmooc kéo phía sau thường là loại ChMZAP – 9990 hoặc 5247G – ChMZAP.Trong hình là xe đầu kéo MAZ-537G phiên bản hiện đại hóa đang kéo rơ moóc ChMZAP-5247G, mô hình của hãng Trumpeter sản xuất ở tỷ lệ 1/35 với hơn 500 chi tiết bao gồm tám bánh dẫn động của phần đầu kéo và tám bánh của phần rơ móc, hiện đang chuyên chở xe tăng chủ lực T62 của QĐNDVN. Phần cabin của mô hình khá chi tiết với phần cửa có thể chế thêm bản lề động, toàn bộ mô hình sau khi hoàn thành dài 60 cm.
Bộ sưu tập mô hình quân sự của Tango Nguyễn (một người đàn ông mê trò chơi quân sự) đã lên tới hàng trăm chiếc máy bay, tên lửa, tàu chiến Mỹ... trong đó nổi bật là những chiếc Tăng, thiết giáp, pháo binh tầm ngắn, tầm trung hiện đang sử dụng trong Quân đội Việt Nam.
Đã hơn 10 năm nay, anh tự mua phôi về lắp ráp sơn sửa trang trí từ những phiên hiệu của các đơn vị thực tế đang sử dụng. Tất cả các mô hình được làm cũ theo màu thời gian.
Hồi trẻ Tango Nguyễn mơ ước được làm phi công. Sau hai lần thi bất thành anh đã trở thành một người đam mê tìm hiểu về quân đội, khí tài quân sự trong nước cũng như nước ngoài.
Các loại mô hình mô phỏng tăng, pháo chủ lực hùng mạnh của Lục quân Việt Nam xuất hiện và dàn trận đầy đủ trong căn phòng của anh.
Tăng, thiết giáp chủ lực của lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam. Hầu hết các mô hình vũ khí quân sự tại đây đều được sản xuất với tỷ lệ mô phỏng 1/35 so với thật, mỗi chiếc được ráp bởi hàng trăm thậm chí hàng nghìn chi tiết nhỏ.
Không chỉ phải sơn vẽ làm sao cho giống y như thật, các chi tiết còn nhỏ và chính xác đến từng mm, nhiều bộ phận chỉ bé như đầu bút bi, thậm chí li ti bằng mũi kim khâu. Trong hình này, bình cứu hoả đặt bên sườn đầu xe kéo chỉ to hơn đầu que diêm một chút. Để xây dựng đủ trọn vẹn bộ sưu tập, Tango Nguyễn mất vài tháng thậm chí cả năm để hoàn thiện một chiếc.
Xe tăng T-62 là loại tăng chủ lực hiện đại nhất trong trang bị của Quân đội Việt Nam đến thời điểm hiện nay. T-62 trang bị pháo nòng trơn 2A20 cỡ 115 mm đạt tốc độ bắn 3-5 phát/phút. Tháp pháo T-62 có một súng máy đồng trục 7,62 mm và một súng máy phòng không hạng nặng 12,7 mm do pháo thủ điều khiển. Xe tăng T-62 trang bị động cơ diesel V-55 công suất 580 mã lực cho phép đạt tốc độ trên đường bằng 40-50 km/h. Xe có khả năng lội nước sâu 5m với việc lắp thêm thiết bị thông khí và thải khói.
Trong hình là chiếc tăng T-62 phiên bản sản xuất năm 1962 do của hãng mô hình Trumpeter tỷ lệ 1/35 với hơn 500 chi tiết. Trong thời gian tới nếu được nâng cấp T62 vẫn là loại tăng chủ lực, là niềm tự hào của lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam.
Xe tăng lội nước PT76 được sử dụng rộng rãi trong Lục quân VN và sau này là Hải quân đánh bộ. Được trang bị pháo chính D-56TM cỡ nòng 76,2 mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.500 m, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, cơ số đạn 40 viên gồm đạn xuyên giáp AP-T và đạn nổ văng mảnh. Tháp pháo được trang bị đại liên đồng trục PKT 7,62 mm với tầm bắn 1.000m, cơ số đạn 1.000 viên. Động cơ V-6 công suất 240 mã lực cho phép xe tăng đạt tốc độ tối đa 44 km/h và tầm hoạt động 260 km. Hai động cơ chuyên dụng để bơi dưới nước cho tốc độ bơi 10km/h, tầm bơi 100 km. Màu sơn được làm cũ theo màu thời gian khi những loạt xe PT76B được Liên Xô viện trợ cho VN từ những thập niên 70. Trong thực tế khi về Việt Nam, các xe tăng PT76 được gắn thêm một đại liên 12,7 mm trên tháp pháo nhằm mục đích phòng không và tấn công bộ binh tầm gần.
Tiếp theo truyền thống anh hùng của những khẩu đội pháo phòng không tự hành ZSU 57-2 trong kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, lực lượng Phòng không của Việt Nam tiếp nhận một số lượng pháo phòng không tự hành phiên bản hiện đại hóa ZSU 23-4. Loại pháo phòng không này được trang bị radar điều khiển hỏa lực có thể theo dõi mục tiêu ở cự ly 6-10 km và dẫn bắn 4 pháo tự động cỡ nòng 23 mm. Cơ số đạn 2.000 viên đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút đạt tầm bắn 2,5km. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích GM-575 di chuyển rất linh hoạt trên địa hình đồi núi. Đây là một mô hình được đánh giá là khó lắp ráp, nhất là phần cơ cấu chuyển động của cụm pháo 4 nòng 23mm, phần tháp pháo và xích xe. Mô hình cũng thuộc dạng hiếm hoi khi có decal là quân hiệu của lực lượng tăng thiết giáp của VN.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya là Anh cả đỏ trong lực lượng pháo tự hành của Lục quân Việt Nam. Được trang bị pháo D22, cỡ nòng 152 mm đạt tầm bắn 17,4km với đạn pháo thông thường với cơ số đạn trên xe là 40 viên, đạt tốc độ bắn 4 phát/phút. Pháo tự hành 2S3 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h trên đường bằng. Trên tháp pháo có gắn một thượng liên 7,62 mm nhằm mục đích tự vệ.
Mô hình pháo tự hành 2S3 mô phỏng theo màu sơn hiện đang được trang bị trong Lục quân của Việt Nam. Mô hình của hãng Trumpeter sản xuất với 561 chi tiết, được đánh giá là một mô hình đẹp, dễ lắp ráp và sinh động với phần tháp pháo và thân xe. Trong đội hình chiến đấu của Lục quân VN, pháo tự hành này được gọi tên là SU152 nhằm tương đồng với pháo tự hành SU100 được trang bị trước đây.
Pháo tự hành 2S1 Gvosdika do Liên Xô cung cấp cho Lục quân Việt Nam từ những thập niên 80, là anh em song sinh với 2S3 nhưng 2S1 Gvosdika dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Được trang bị một pháo nòng xoắn D32 122 mm đạt tốc độ bắn 4-5 viên/phút. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên. Cỡ nòng pháo nhỏ hơn nhưng ưu điểm là 2S1 cơ động hơn 2S3 và có thể lội nước với tốc độ 5 km/h. 2S1 Gvosdika được trang bị động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60 km/h trên đường bằng. 2S1 Gvosdika Được sơn theo camo và phiên hiệu theo thực tế của Lục quân Việt Nam. Phần đầu và thân xe rất đẹp do sử dụng khung sườn của thiết giáp chở quân MT-LB, không nhiều góc cạnh hầm hố như 2S1.
Được Liên Xô cung cấp cho Lục quân Việt Nam vào những thập niên 80, pháo phản lực phóng loạt BM21 Grad vẫn là một vũ khí chủ chốt dùng trong thế áp trận địa đối phương. Được trang bị 40 ống phóng đạn tên lửa cỡ nòng 122 mm, có thể bắn đạn nổ phá, nhiệt áp, đạn điều khiển laser bán chủ động, đạn chống tăng tự dẫn hồng ngoại tầm bắn cầu vồng, rải mìn…đạt tầm bắn từ 20 đến 40 km tùy loại đạn.
Mô hình được xây dựng trên nguyên mẫu BM21 Grad đời mới sử dụng xe Ural 4320. Tuy nhiên BM21 Grad trong lực lượng Lục quân Việt Nam sử dụng xe tải Ural-375D với 6 bánh dẫn động toàn phần đảm bảo khả năng cơ động tốt trên các địa hình bán sơn địa. Ural-375D được trang bị động cơ xăng V-8 công suất 180 mã lực đạt tốc độ 60km/h.
BTR-60 là loại xe bọc thép chở quân được Liên Xô viện trợ cho VN từ những thập niên 70 nhằm thay thế cho loại xe bọc thép đa nhiệm BTR52. Tháp pháo của BTR-60 được trang bị một đại liên KVPT 14,5 mm với cơ số đạn khoảng 500 viên. BTR-60 sử dụng 2 động cơ GAZ-40P cho công suất tổng cộng 180 mã lực giúp xe đạt tốc độ tối đa 80 km/h trên đường bằng với dự trữ hành trình 600 km. Khi lội nước đạt tốc độ khoảng 10 km/h nhờ hai hệ thống đạp nước chuyên dụng sau đuôi. Đây được đánh giá là một mô hình đẹp với phần nội thất trong xe, cửa mở cho phần tháp pháo và 2 cửa mở trên nóc xe cho bộ binh. Màu sơn được tái tạo theo màu thời gian từ những thập niên 70 với quân hiệu của lực lượng tăng thiết giáp. Phần truyền động 8 bánh được cho là rất dễ cong vênh trong khi thực hiện mô hình .
BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ nhất do Liên Xô phát triển và chế tạo từ những năm 1960, chính thức trang bị năm 1966. Hỏa lực của BMP-1 khá mạnh với pháo nòng trơn 73 mm 2A28, cơ số đạn 40 viên và bệ phóng 9S428 cho tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka, cơ số đạn 5 viên cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm PKT, cơ số đạn 2.000 viên. Mô hình được trang bị với xích rời, tháp pháo, cửa xe khá chi tiết, được chế thêm phần an ten liên lạc vô tuyến. Mô hình xe BMP1 được sơn theo màu ngụy trang của lực lượng Hải quân đánh bộ.
Xe chiến đấu bộ binh BMP2 là phiên bản nâng cấp thế hệ sau của xe chiến đấu bộ binh BMP1, BMP2 về cơ bản vẫn sử dụng phần khung thân của BMP1 với một số cải tiến cơ bản ở phần tháp pháo và hệ thống vũ khí. BMP2 được trang bị pháo tự động 30mm 2A42 tốc độ bắn 500 phát/phút với cơ số đạn 300 viên, bắn đạn xuyên giáp tới cự ly 2000m hoặc 4000m với đạn phá mảnh tiêu diệt bộ binh. Phía trên tháp pháo được trang bị một tên lửa chống tăng AT5 tầm bắn 4000m và một súng máy đồng trục PKT 7,62mm bên phải tháp pháo. Trong hình là xe BMP2 của hãng Dragon sản xuất với xích rời, tháp pháo và phần thân xe khá chi tiết, được sơn theo màu ngụy trang của lực lượng Hải quân đánh bộ.
Xe kéo tăng MAZ 537G do nhà máy chế tạo ô tô Minks hoặc tổ hợp Kurgan sản xuất từ thập niên 60, được thiết kế để vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, các phương tiện cơ giới hạng nặng bao gồm xe tăng, xe bọc thép và nhiều thiết bị tự hành bằng xích có vận tốc di chuyển chậm có trọng lượng đến 50 tấn. MAZ -537 có vận tốc hành trình tối đa 60 km/h vận hành bởi một động cơ dầu 12 xy lanh D - 12A - 525A, rơmooc kéo phía sau thường là loại ChMZAP – 9990 hoặc 5247G – ChMZAP.
Trong hình là xe đầu kéo MAZ-537G phiên bản hiện đại hóa đang kéo rơ moóc ChMZAP-5247G, mô hình của hãng Trumpeter sản xuất ở tỷ lệ 1/35 với hơn 500 chi tiết bao gồm tám bánh dẫn động của phần đầu kéo và tám bánh của phần rơ móc, hiện đang chuyên chở xe tăng chủ lực T62 của QĐNDVN. Phần cabin của mô hình khá chi tiết với phần cửa có thể chế thêm bản lề động, toàn bộ mô hình sau khi hoàn thành dài 60 cm.