Được biết, Mỹ và Ấn Độ đang ở "giai đoạn đàm phán nâng cao" về việc cùng sản xuất thiết giáp Stryker trong phiên bản xe bọc thép chở quân (M1126), dự án này thuộc lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa đôi bên.Phía Mỹ sẽ chứng minh tính cơ động và hỏa lực của thiết giáp Stryker phù hợp với yêu cầu từ phía New Delhi. Các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở vùng cao nguyên Ladakh và Sikkim ở Ấn Độ.Quyết định cuối cùng về việc sản xuất xe bọc thép chở quân Stryker ở quốc gia Nam Á này sẽ phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tiểu đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Ấn Độ hay không, cũng như mức độ chuyển giao các công nghệ quan trọng.Trước đó, vào tháng 11 năm ngoài, Mỹ và Ấn Độ đã đồng ý xúc tiến kế hoạch cùng sản xuất xe thiết giáp chiến đấu Stryker nhằm tăng cường năng lực Bộ binh Ấn Độ giữa căng thẳng trong khu vực.Thỏa thuận được công bố sau cuộc gặp tại New Delhi giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ở phía Mỹ với Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh phía Ấn Độ. Các quan chức Mỹ sau đó đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.Thiết giáp Stryker khi được sản xuất tại Ấn Độ sẽ chủ yếu được sử dụng để di chuyển binh lính ra vào chiến trường, đồng thời cũng có thể mang theo vũ khí cỡ trung và cỡ lớn để tấn công quân địch. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine loại xe này để hỗ trợ cuộc phản công chống lại Nga.Đây là dòng xe chiến đấu bộ binh (IFV) do Mỹ sản xuất, được trang bị pháo 30, 40 và 105 mm tùy biến thể cùng súng máy 12,7 và 7,62 mm. Nó có vận tốc tối đa 97 km/h, tầm hoạt động 500 km, có thể di chuyển tốt trên tuyết, bùn hoặc cát.Giao diện chiến đấu trên chiếc thiết giáp có rất nhiều thông số và tính năng. Màn hình hiển thị của hệ thống kính ngắm có thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ánh sáng, phóng to hoặc tập trung vào điểm cụ thể, trong khi máy tính cũng có khả năng ghi nhớ vị trí của mục tiêu.Tốc độ xoay của tháp pháo có thể được thay đổi, giúp cho việc ngắm bắn trở nên nhanh hơn nhiều. Việc hệ thống lái có thiết kế giống như khi chơi game được cho là sẽ giúp quá trình huấn luyện binh sĩ trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là với những người đã quen với bộ môn này. Trong một số trường hợp, áp dụng kinh nghiệm chơi game vào việc lái thiết giáp còn có thể quyết định thắng - bại của trận chiến.Thiết giáp Stryker còn có một số ưu điểm nữa. Khác với khi lái các thiết giáp đời cũ chuẩn Liên Xô, anh không cần phải điều chỉnh kính ngắm hay vũ khí một cách thủ công, mà có thể vận hành chúng hoàn toàn từ trong buồng lái bằng cách sử dụng tay cầm và màn hình điều khiển kỹ thuật số.Khẩu pháo được điều khiển từ xa không chỉ thuận tiện mà còn giúp bảo vệ các binh sĩ tốt hơn, do xạ thủ có thể ngồi trong cabin bọc thép để nhắm bắn.Các đội đổ bộ cũng không cần phải phơi mình trước làn đạn của đối phương trong lúc ngồi trên nóc thiết giáp để di chuyển, điều thường thấy với các dòng xe BRT hay BMP.Tính cơ động của Stryker đặc biệt hữu ích khi nó được triển khai trong các cuộc xung kích với vai trò yểm trợ hỏa lực. Tuy nhiên, nó không mấy hữu dụng khi dùng làm vũ khí cố định.
Được biết, Mỹ và Ấn Độ đang ở "giai đoạn đàm phán nâng cao" về việc cùng sản xuất thiết giáp Stryker trong phiên bản xe bọc thép chở quân (M1126), dự án này thuộc lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa đôi bên.
Phía Mỹ sẽ chứng minh tính cơ động và hỏa lực của thiết giáp Stryker phù hợp với yêu cầu từ phía New Delhi. Các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở vùng cao nguyên Ladakh và Sikkim ở Ấn Độ.
Quyết định cuối cùng về việc sản xuất xe bọc thép chở quân Stryker ở quốc gia Nam Á này sẽ phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tiểu đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Ấn Độ hay không, cũng như mức độ chuyển giao các công nghệ quan trọng.
Trước đó, vào tháng 11 năm ngoài, Mỹ và Ấn Độ đã đồng ý xúc tiến kế hoạch cùng sản xuất xe thiết giáp chiến đấu Stryker nhằm tăng cường năng lực Bộ binh Ấn Độ giữa căng thẳng trong khu vực.
Thỏa thuận được công bố sau cuộc gặp tại New Delhi giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ở phía Mỹ với Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh phía Ấn Độ. Các quan chức Mỹ sau đó đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Thiết giáp Stryker khi được sản xuất tại Ấn Độ sẽ chủ yếu được sử dụng để di chuyển binh lính ra vào chiến trường, đồng thời cũng có thể mang theo vũ khí cỡ trung và cỡ lớn để tấn công quân địch. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine loại xe này để hỗ trợ cuộc phản công chống lại Nga.
Đây là dòng xe chiến đấu bộ binh (IFV) do Mỹ sản xuất, được trang bị pháo 30, 40 và 105 mm tùy biến thể cùng súng máy 12,7 và 7,62 mm. Nó có vận tốc tối đa 97 km/h, tầm hoạt động 500 km, có thể di chuyển tốt trên tuyết, bùn hoặc cát.
Giao diện chiến đấu trên chiếc thiết giáp có rất nhiều thông số và tính năng. Màn hình hiển thị của hệ thống kính ngắm có thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ánh sáng, phóng to hoặc tập trung vào điểm cụ thể, trong khi máy tính cũng có khả năng ghi nhớ vị trí của mục tiêu.
Tốc độ xoay của tháp pháo có thể được thay đổi, giúp cho việc ngắm bắn trở nên nhanh hơn nhiều. Việc hệ thống lái có thiết kế giống như khi chơi game được cho là sẽ giúp quá trình huấn luyện binh sĩ trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là với những người đã quen với bộ môn này. Trong một số trường hợp, áp dụng kinh nghiệm chơi game vào việc lái thiết giáp còn có thể quyết định thắng - bại của trận chiến.
Thiết giáp Stryker còn có một số ưu điểm nữa. Khác với khi lái các thiết giáp đời cũ chuẩn Liên Xô, anh không cần phải điều chỉnh kính ngắm hay vũ khí một cách thủ công, mà có thể vận hành chúng hoàn toàn từ trong buồng lái bằng cách sử dụng tay cầm và màn hình điều khiển kỹ thuật số.
Khẩu pháo được điều khiển từ xa không chỉ thuận tiện mà còn giúp bảo vệ các binh sĩ tốt hơn, do xạ thủ có thể ngồi trong cabin bọc thép để nhắm bắn.
Các đội đổ bộ cũng không cần phải phơi mình trước làn đạn của đối phương trong lúc ngồi trên nóc thiết giáp để di chuyển, điều thường thấy với các dòng xe BRT hay BMP.
Tính cơ động của Stryker đặc biệt hữu ích khi nó được triển khai trong các cuộc xung kích với vai trò yểm trợ hỏa lực. Tuy nhiên, nó không mấy hữu dụng khi dùng làm vũ khí cố định.