Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) nổi tiếng là lực lượng hải quân có cách phân loại tàu chiến kỳ lạ. Hầu hết các tàu chiến Nhật Bản đều được phân loại là tàu khu trục, hầu như không tồn tại khái niệm tàu sân bay, tàu sân bay trực thăng hay là tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh với JMSDF. Các chiến hạm cũng có kích cỡ rất lớn, bé nhất cũng là gần 2.000 tấn. Nguồn ảnh: XinhuaTuy nhiên, tìm hiểu kỹ hơn thì thật kỳ lạ, JMSDF đang sử dụng ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa cỡ nhỏ - kiểu tàu mà JMSDF được cho là ít ưa chuộng. Đó là lớp tàu tuần tra mang tên lửa có điều khiển Hayabusa do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries đóng cho JMSDF từ năm 2002 tới 2004. Nguồn ảnh: SinaLớp Hayabusa là thiết kế cải tiến từ lớp tàu cánh ngầm trang bị tên lửa lớp PG 1-go được chế tạo từ 1993-1995. Tuy nhiên, PG 1-go qua các cuộc thử nghiệm cho thấy gặp nhiều vấn đề trong thiết kế khiến không đáp ứng được yêu cầu của JMSDF. Chính vì vậy, Hayabusa được phát triển để sửa chữa các lỗi. Nguồn ảnh: SinaThân tàu chiến lớp Hayabusa dùng kiểu thiết kế vỏ đơn, dài và hẹp có đáy chữ V cho phép đạt tốc độ cao và cải thiện sự ổn định ở tốc độ lớn. Thân tàu cũng được tối ưu cho khả năng tàng hình với kiến trúc thượng tầng được thiết kế sao cho giảm thiểu diện tích phản xạ sóng radar tốt nhất có thể. Nguồn ảnh: SinaĐược phát triển cho các nhiệm vụ tấn công nhanh, tuần tra biển nên lớp Hayabusa đạt tốc độ rất lớn - tới 46 hải lý/h (tương đương 85km/h). Nguồn ảnh: SinaTốc độ cao như vậy nhờ ba động cơ tuốc bin khí LM500-G07 và 3 hệ thống đẩy pump-jet thay cho chân vịt truyền thống. Nguồn ảnh: SinaLớp Hayabusa có lượng giãn nước toàn tài 240 tấn, dài 50,1m, rộng 8,4m, mớn nước 4,2m. Nguồn ảnh: SinaThủy thủ đoàn vận hành tàu 21 người. Nguồn ảnh: SinaHệ thống hiển thị hiện đại trên thượng tầng tàu tên lửa Nhật Bản. Nguồn ảnh: SinaMặc dù chỉ là tàu chiến cỡ nhỏ nhưng Nhật Bản rất chăm chút về mặt chỉ huy - tác chiến cho con tàu với hệ thống xử lý dữ liệu chiến thuật OYQ-8B, hệ thống liên kết thông tin kỹ thuật số. Hệ thống cảm biến có radar giám sát mặt biển OPS-18-3, radar định vị OPS-20 và các hệ thống điều khiển hỏa lực...Nguồn ảnh: SinaXuồng máy trên tàu cao tốc tên lửa Hayabusa. Nguồn ảnh: SinaHỏa lực chính của con tàu là bệ phóng 4 tên lửa hành trình SSM-1B. Nguồn ảnh: SinaTên lửa SSM-1B nặng 661kg, mang đầu đạn 225kg, tầm bắn khoảng 150km, tốc độ bay cận âm 1.150km/h. Nguồn ảnh: SinaTàu không có hệ thống phòng không chống tên lửa mà chỉ có khẩu pháo hạm OTOBREDA 76,2mm kiêm nhiệm tấn công mục tiêu mặt biển và trên không. Nguồn ảnh: SinaMặc dù có tính năng khá tốt, tương đương các tàu tên lửa của Nga, thế nhưng có vẻ như JMSDF không mặn mà lắm với tàu chiến siêu nhỏ. Chính vì vậy chỉ 6 chiếc được chế tạo và sau đó dừng vĩnh viễn. Nguồn ảnh: Sina
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) nổi tiếng là lực lượng hải quân có cách phân loại tàu chiến kỳ lạ. Hầu hết các tàu chiến Nhật Bản đều được phân loại là tàu khu trục, hầu như không tồn tại khái niệm tàu sân bay, tàu sân bay trực thăng hay là tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh với JMSDF. Các chiến hạm cũng có kích cỡ rất lớn, bé nhất cũng là gần 2.000 tấn. Nguồn ảnh: Xinhua
Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ hơn thì thật kỳ lạ, JMSDF đang sử dụng ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa cỡ nhỏ - kiểu tàu mà JMSDF được cho là ít ưa chuộng. Đó là lớp tàu tuần tra mang tên lửa có điều khiển Hayabusa do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries đóng cho JMSDF từ năm 2002 tới 2004. Nguồn ảnh: Sina
Lớp Hayabusa là thiết kế cải tiến từ lớp tàu cánh ngầm trang bị tên lửa lớp PG 1-go được chế tạo từ 1993-1995. Tuy nhiên, PG 1-go qua các cuộc thử nghiệm cho thấy gặp nhiều vấn đề trong thiết kế khiến không đáp ứng được yêu cầu của JMSDF. Chính vì vậy, Hayabusa được phát triển để sửa chữa các lỗi. Nguồn ảnh: Sina
Thân tàu chiến lớp Hayabusa dùng kiểu thiết kế vỏ đơn, dài và hẹp có đáy chữ V cho phép đạt tốc độ cao và cải thiện sự ổn định ở tốc độ lớn. Thân tàu cũng được tối ưu cho khả năng tàng hình với kiến trúc thượng tầng được thiết kế sao cho giảm thiểu diện tích phản xạ sóng radar tốt nhất có thể. Nguồn ảnh: Sina
Được phát triển cho các nhiệm vụ tấn công nhanh, tuần tra biển nên lớp Hayabusa đạt tốc độ rất lớn - tới 46 hải lý/h (tương đương 85km/h). Nguồn ảnh: Sina
Tốc độ cao như vậy nhờ ba động cơ tuốc bin khí LM500-G07 và 3 hệ thống đẩy pump-jet thay cho chân vịt truyền thống. Nguồn ảnh: Sina
Lớp Hayabusa có lượng giãn nước toàn tài 240 tấn, dài 50,1m, rộng 8,4m, mớn nước 4,2m. Nguồn ảnh: Sina
Thủy thủ đoàn vận hành tàu 21 người. Nguồn ảnh: Sina
Hệ thống hiển thị hiện đại trên thượng tầng tàu tên lửa Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina
Mặc dù chỉ là tàu chiến cỡ nhỏ nhưng Nhật Bản rất chăm chút về mặt chỉ huy - tác chiến cho con tàu với hệ thống xử lý dữ liệu chiến thuật OYQ-8B, hệ thống liên kết thông tin kỹ thuật số. Hệ thống cảm biến có radar giám sát mặt biển OPS-18-3, radar định vị OPS-20 và các hệ thống điều khiển hỏa lực...Nguồn ảnh: Sina
Xuồng máy trên tàu cao tốc tên lửa Hayabusa. Nguồn ảnh: Sina
Hỏa lực chính của con tàu là bệ phóng 4 tên lửa hành trình SSM-1B. Nguồn ảnh: Sina
Tên lửa SSM-1B nặng 661kg, mang đầu đạn 225kg, tầm bắn khoảng 150km, tốc độ bay cận âm 1.150km/h. Nguồn ảnh: Sina
Tàu không có hệ thống phòng không chống tên lửa mà chỉ có khẩu pháo hạm OTOBREDA 76,2mm kiêm nhiệm tấn công mục tiêu mặt biển và trên không. Nguồn ảnh: Sina
Mặc dù có tính năng khá tốt, tương đương các tàu tên lửa của Nga, thế nhưng có vẻ như JMSDF không mặn mà lắm với tàu chiến siêu nhỏ. Chính vì vậy chỉ 6 chiếc được chế tạo và sau đó dừng vĩnh viễn. Nguồn ảnh: Sina