Ra đời từ năm 1962, dòng trực thăng Sikorsky CH-54 Tarhe hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là "cần cẩu bay" xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam trong nhiệm vụ vận tải hạng nặng chiến thuật và chiến lược. Nguồn ảnh: Flickr.Quá trình nghiên cứu loại trực thăng này được bắt đầu từ năm 1958, Quân đội Mỹ đã chính thức đặt hàng 105 chiếc trực thăng loại này và nhập biên chúng vào biên chế của mình. Nguồn ảnh: Flickr.Thực tế, loại trực thăng CH-54 này đã ra đời đúng lúc học thuyết chiến tranh đường không (Airborne Warfare) của Mỹ đã được hoàn thành nhưng quân đội Mỹ vấn "thiếu thiếu" một cái gì đó vừa khỏe, vừa nhanh, nhưng lại có thể cơ động tốt hơn và tiếp ứng trực tiếp cho bộ binh như một loại trực thăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Wiki.CH-54 đã thỏa lấp được chỗ trống đó. Với khả năng vận tải lên tới 9 tấn hàng hóa của mình và có thể hoán cải thành nhiều phiên bản khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.Phiên bản trực thăng vận tải hạng nặng của Lục quân Mỹ thậm chí còn được gắn hẳn một chiếc... xe bus ở bụng để chứa được khoảng 40 binh lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Helicopter.Sử dụng 2 động cơ P&W T73-P-700, loại trực thăng này có thể cất cánh với trọng tải tối đa lên tới 21 tấn, trong khi trọng lượng rỗng của nó chỉ là 8,9 tấn. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Tốc độ bay của trực thăng CH-54 tối đa vào khoảng 240 km/h, tốc độ hành trình khoảng 185 km/h và tầm hoạt động tối đa của nó đạt 370 km. Nguồn ảnh: Ward.Đến năm 1991, loại trực thăng này chính thức bị Mỹ cho nghỉ hưu toàn bộ và thậm chí không một phiên bản trực thăng nào khác được phía Mỹ nghiên cứu ra để bù đắp vào vị trí của nó sau khi nó nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Wiki.Sở dĩ như vậy là do học thuyết chiến tranh không vận của Mỹ đã thay đổi, khiến cho việc sử dụng một loại trực thăng hạng nặng như CH-54 là không cần thiết. Chưa kể tới việc, các loại trực thăng ra đời sau này của Mỹ cũng hoàn toàn có khả năng không vận với trọng tải gần như tương đương với CH-54. Nguồn ảnh: Blablo.Sau khi được cho về hưu, một số lượng khá lớn các trực thăng vận tải hạng nặng CH-54 được chuyển sang làm nhiệm vụ vận tải dân sự, vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng bằng đường không. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy đã về hưu, những kỷ lục của CH-54 vẫn trụ vững dù nó đã ra đời cách đây hơn 60 năm. Cụ thể, hiện tại CH-54 vẫn giữ kỷ lục là loại trực thăng bay cao nhất thế giới (11 km) và là trực thăng có tốc độ leo nhanh nhất thế giới ở tầm cao 3, 6 và 9 km. Nguồn ảnh: Military.Rõ ràng, sau chiến tranh Việt Nam, khi mà các chiến thuật chiến tranh và chiến lược của Lầu Năm Góc đã bị hóa giải một cách dễ dàng thì một loạt các loại phương tiện, vũ khí chiến tranh vốn ra đời cùng các loại chiến thuật, chiến lược này đã bị "quẳng" vào sọt rác một cách không thương tiếc và CH-54 cũng là một trong số các nạn nhân đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh các loại cần cẩu bay được Mỹ sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, bao gồm CH-54 và CH-47. Tới nay, Mỹ chỉ còn sử dụng CH-47 trong biên chế trong khi CH-54 đã về hưu từ gần 30 năm trước.
Ra đời từ năm 1962, dòng trực thăng Sikorsky CH-54 Tarhe hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là "cần cẩu bay" xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam trong nhiệm vụ vận tải hạng nặng chiến thuật và chiến lược. Nguồn ảnh: Flickr.
Quá trình nghiên cứu loại trực thăng này được bắt đầu từ năm 1958, Quân đội Mỹ đã chính thức đặt hàng 105 chiếc trực thăng loại này và nhập biên chúng vào biên chế của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực tế, loại trực thăng CH-54 này đã ra đời đúng lúc học thuyết chiến tranh đường không (Airborne Warfare) của Mỹ đã được hoàn thành nhưng quân đội Mỹ vấn "thiếu thiếu" một cái gì đó vừa khỏe, vừa nhanh, nhưng lại có thể cơ động tốt hơn và tiếp ứng trực tiếp cho bộ binh như một loại trực thăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Wiki.
CH-54 đã thỏa lấp được chỗ trống đó. Với khả năng vận tải lên tới 9 tấn hàng hóa của mình và có thể hoán cải thành nhiều phiên bản khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản trực thăng vận tải hạng nặng của Lục quân Mỹ thậm chí còn được gắn hẳn một chiếc... xe bus ở bụng để chứa được khoảng 40 binh lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Helicopter.
Sử dụng 2 động cơ P&W T73-P-700, loại trực thăng này có thể cất cánh với trọng tải tối đa lên tới 21 tấn, trong khi trọng lượng rỗng của nó chỉ là 8,9 tấn. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tốc độ bay của trực thăng CH-54 tối đa vào khoảng 240 km/h, tốc độ hành trình khoảng 185 km/h và tầm hoạt động tối đa của nó đạt 370 km. Nguồn ảnh: Ward.
Đến năm 1991, loại trực thăng này chính thức bị Mỹ cho nghỉ hưu toàn bộ và thậm chí không một phiên bản trực thăng nào khác được phía Mỹ nghiên cứu ra để bù đắp vào vị trí của nó sau khi nó nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Wiki.
Sở dĩ như vậy là do học thuyết chiến tranh không vận của Mỹ đã thay đổi, khiến cho việc sử dụng một loại trực thăng hạng nặng như CH-54 là không cần thiết. Chưa kể tới việc, các loại trực thăng ra đời sau này của Mỹ cũng hoàn toàn có khả năng không vận với trọng tải gần như tương đương với CH-54. Nguồn ảnh: Blablo.
Sau khi được cho về hưu, một số lượng khá lớn các trực thăng vận tải hạng nặng CH-54 được chuyển sang làm nhiệm vụ vận tải dân sự, vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng bằng đường không. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy đã về hưu, những kỷ lục của CH-54 vẫn trụ vững dù nó đã ra đời cách đây hơn 60 năm. Cụ thể, hiện tại CH-54 vẫn giữ kỷ lục là loại trực thăng bay cao nhất thế giới (11 km) và là trực thăng có tốc độ leo nhanh nhất thế giới ở tầm cao 3, 6 và 9 km. Nguồn ảnh: Military.
Rõ ràng, sau chiến tranh Việt Nam, khi mà các chiến thuật chiến tranh và chiến lược của Lầu Năm Góc đã bị hóa giải một cách dễ dàng thì một loạt các loại phương tiện, vũ khí chiến tranh vốn ra đời cùng các loại chiến thuật, chiến lược này đã bị "quẳng" vào sọt rác một cách không thương tiếc và CH-54 cũng là một trong số các nạn nhân đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh các loại cần cẩu bay được Mỹ sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, bao gồm CH-54 và CH-47. Tới nay, Mỹ chỉ còn sử dụng CH-47 trong biên chế trong khi CH-54 đã về hưu từ gần 30 năm trước.