Máy bay cảnh báo sớm Antonov An-71 bay chuyến đầu tiên vào năm 1985, đây là chiếc máy bay được sản xuất dưới thời Liên Xô và nó có hình dạng rất... không được bình thường. Nguồn ảnh: Sina.Hai động cơ máy bay được đặt sát vào phần thân, cánh đuôi máy bay được thiết kế rất lớn và trông có vẻ như bị... ngược so với các loại máy bay thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Được thiết kế để sử dụng như một chiếc máy bay cảnh báo sớm chiến thuật, chiếc Antonov An-71 có một ăng-ten rất lớn đặt trực tiếp trên phần đuôi "ngược đời" của mình. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay có phi hành đoàn 6 người, chiều dài đạt 23,5 mét, sải cánh 31,89 mét, cao 9,2 mét và sử dụng hai động cơ D-436k turbo. Nguồn ảnh: Sina.Việc đặt 2 khối động cơ phản lực vào sát thân máy bay kèm theo sải cánh lớn được kỳ vọng sẽ giúp máy bay dễ điều khiển hơn và tăng khả năng cơ động trên không cho các phi công. Nguồn ảnh: Sina.Phần đuôi ngược của máy bay được lý giải là để tăng kết cấu chịu lực cho bộ phận ăng-ten khá lớn được đặt phía trên, đây là kết cấu độc nhất vô nhị chưa từng có từ trước đến nay và ngay cả sau khi chiếc máy bay cảnh báo sớm Antonov An-71 được ra đời cũng chưa có bất cứ một chiếc máy bay nào "bắt chước" thành công kết cấu này. Nguồn ảnh: Sina.Hệ thống rada hiện đại trên máy bay có khả năng phát hiện tới 400 mục tiêu ở khoảng cách 370 km. Hiện tại chỉ có duy nhất 3 chiếc An-71 trên thế giới, trong đó có một chiếc mang quốc tịch Ukraine. Nguồn ảnh: Sina.Đầu những năm 2000, phía Ukraine đã thất bại trong việc ký kết hợp đồng bán An-71 cho lực lượng Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.Hiện các thông số kỹ thuật của máy bay An-71 này vẫn còn khá mù mờ, dự án chế tạo An-71 đã bị hủy bỏ ngay sau khi Liên Xô tan rã và nguyên nhân tại sao dự án An-71 này bị hủy bỏ vẫn còn là điều bí ẩn, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề không nằm ở khả năng tài chính của Nga sau này mà do chiếc An-71 này gặp phải khá nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật nên nó không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay cảnh báo sớm Antonov An-71 bay chuyến đầu tiên vào năm 1985, đây là chiếc máy bay được sản xuất dưới thời Liên Xô và nó có hình dạng rất... không được bình thường. Nguồn ảnh: Sina.
Hai động cơ máy bay được đặt sát vào phần thân, cánh đuôi máy bay được thiết kế rất lớn và trông có vẻ như bị... ngược so với các loại máy bay thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế để sử dụng như một chiếc máy bay cảnh báo sớm chiến thuật, chiếc Antonov An-71 có một ăng-ten rất lớn đặt trực tiếp trên phần đuôi "ngược đời" của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay có phi hành đoàn 6 người, chiều dài đạt 23,5 mét, sải cánh 31,89 mét, cao 9,2 mét và sử dụng hai động cơ D-436k turbo. Nguồn ảnh: Sina.
Việc đặt 2 khối động cơ phản lực vào sát thân máy bay kèm theo sải cánh lớn được kỳ vọng sẽ giúp máy bay dễ điều khiển hơn và tăng khả năng cơ động trên không cho các phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Phần đuôi ngược của máy bay được lý giải là để tăng kết cấu chịu lực cho bộ phận ăng-ten khá lớn được đặt phía trên, đây là kết cấu độc nhất vô nhị chưa từng có từ trước đến nay và ngay cả sau khi chiếc máy bay cảnh báo sớm Antonov An-71 được ra đời cũng chưa có bất cứ một chiếc máy bay nào "bắt chước" thành công kết cấu này. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống rada hiện đại trên máy bay có khả năng phát hiện tới 400 mục tiêu ở khoảng cách 370 km. Hiện tại chỉ có duy nhất 3 chiếc An-71 trên thế giới, trong đó có một chiếc mang quốc tịch Ukraine. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu những năm 2000, phía Ukraine đã thất bại trong việc ký kết hợp đồng bán An-71 cho lực lượng Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện các thông số kỹ thuật của máy bay An-71 này vẫn còn khá mù mờ, dự án chế tạo An-71 đã bị hủy bỏ ngay sau khi Liên Xô tan rã và nguyên nhân tại sao dự án An-71 này bị hủy bỏ vẫn còn là điều bí ẩn, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề không nằm ở khả năng tài chính của Nga sau này mà do chiếc An-71 này gặp phải khá nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật nên nó không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Sina.