Trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô đã đánh giá quá cao về mối đe dọa của vũ khí hạt nhân đối với nhau; chính vì vậy, một cuộc chạy đua vũ trang phát triển các loại máy bay đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của nhau đã lên tới đỉnh cao, với nhiều mẫu chiến đấu cơ phản lực được phát triển.Vào tháng 6/1950, Không quân Mỹ đề xuất dự án phát triển một máy bay đánh chặn cánh tam giác có tốc độ siêu âm, để hoàn thành nhiệm vụ này. Sau khi mẫu tiêm kích Republic XF-103 với tốc độ Mach 3 quá xa thực tế và thất bại, thì mẫu Convair XF-102 đã thành công.Mặc dù Convair XF-102 đã thành công, nhưng những mẫu F-102 ban đầu thậm chí không vượt được qua rào cản âm thanh; chỉ sau khi có những sửa đổi lớn về hình dáng khí động học, nó mới đạt được tiêu chuẩn thiết kế.Tổng cộng có 14 nguyên mẫu tiêm kích F-102 được sản xuất, dùng cho các chuyến bay thử nghiệm; nhưng chỉ 4/14 trong số đó là phiên bản cải tiến và chúng chỉ có thể bay đến tốc độ Mach 1,25, điều này hoàn toàn không phù hợp với hình dáng sắc nét đáng nhớ của loại chiến đấu này.Khi đó một chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô là MiG-19, đã có thể đạt tốc độ Mach 1,36; vì vậy F-102 bắt đầu biên chế vào năm 1956, nhưng đã dần được thay thế bằng chiếc F-106 từ sau những năm 1960; sau đó chuyển cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia vào đầu những năm 1970, và loại biên hoàn toàn vào năm 1976.Tiêm kích đánh chặn F-102A có sải cánh 11,62 mét, dài 20,81 mét, cao 6,46 mét, trọng lượng cất cánh thông thường là 12.565 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 14.290 kg. Thân máy bay cấu trúc bán liền khối bằng kim loại, không có cánh nhỏ hình tam giác ở đuôi.F-102 trang bị radar điều khiển hỏa lực MG3 (sau này được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MG-10), máy bay cũng được lắp đặt hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại, máy tính, hệ thống lái tự động L-10, nhận dạng địch-ta…, nhằm kết nối với hệ thống phòng không quốc gia, để hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn.F-102 có buồng lái có hình dạng rất đặc biệt, khi sử dụng kính chắn gió phía trước giống hình nón tam giác, để giảm lực cản. Người ta nói rằng góc quan sát từ cabin máy bay chiến đấu của cả Liên Xô và Mỹ vào thời điểm đó quá nhỏ, thường sử dụng cấu trúc sử dụng nhiều khung chịu lực.F-102 sử dụng thiết kế cánh tam giác (cánh delta) rất lớn, với diện tích 64,5 m2. Góc quét phía sau của cánh delta là 60 độ, hai cặp cánh tà được bố trí ở cánh chính; thiết kế này cũng giống với các máy bay chiến đấu thời kỳ đầu của Liên Xô-Mỹ. Thùng nhiên liệu được tích hợp bên trong cánh, ngoài ra thùng nhiên liệu phụ cũng có thể được treo ngoài cánh chính, nhưng không có vũ khí nào được gắn dưới cánh.Thân máy bay có khoang chứa vũ khí, có thể bố trí tên lửa không đối không AIM-4C và tên lửa AIM-26A. Ngoài ra, cửa khoang vũ khí còn được trang bị 24 ống phóng tên lửa không điều khiển 69mm, hoặc thùng nhiên liệu bổ sung.Do F-102 thiết kế khoang chứa vũ khí, nên dung tích thùng nhiên liệu bên trong của nó chỉ có 4.040 lít, cộng với 1.740 lít của hai thùng nhiên liệu phụ, cho tầm hoạt động tối đa 2.167 km và bán kính chiến đấu từ 448-806 km khi không mang vũ khí; nếu mang đủ vũ khí, tầm hoạt động tối đa là 1.690 km, bán kính chiến đấu là 680 km.Tổng cộng 975 chiếc F-102A đã được sản xuất và ngừng sản xuất vào tháng 4/1958. Không quân Mỹ đã thành lập tổng cộng 25 phi đội máy bay đánh chặn F-102, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn máy bay ném bom Liên Xô, bảo vệ lãnh thổ Mỹ và đồng minh trong thập niên 1950 và 1960.Kết quả tham chiến của những chiếc F-102 thật tệ hại, năm 1964, nhưng chiếc F-102A cũng được chuyển đến những căn cứ tuyến đầu như sân bay Đà Nẵng của Việt Nam, với số lượng khoảng từ 20 đến 30 chiếc. Chịu trách nhiệm chính trong việc hộ tống máy bay ném bom của Mỹ đánh phá Miền Bắc Việt Nam.Trong 5 năm tham chiến ở Việt Nam, F-102 không đạt được thành tích gì, nhưng thường xuyên bị bắn hạ. Vào tháng 2/1968, chiếc F-102A của Phi đội đánh chặn số 509 của Không quân Mỹ, đã chạm trán với hai máy bay chiến đấu MiG-21 của KQND Việt Nam, có tốc độ cao hơn hẳn và bị bắn hạ bằng tên lửa không đối không K-13 của MiG-21. Phi công Wallace Wei cùng Trung úy Kings đã thiệt mạng.Sự thất bại của F-102A phải kể đến việc sử dụng tên lửa không đối không AIM-4 Falcon, đây là một điều đáng xấu hổ trong lịch sử tên lửa không đối không. Quân đội Mỹ đã phóng 51 tên lửa AIM-4 và chỉ có 5 lần bắn trúng (tỷ lệ trúng 9,8%). Kết luận lại là AIM-4 chỉ có thể bắn trúng máy bay ném bom có tốc độ thấp.Trước những thành tích tệ hại, F-102 được chuyển sang tiến công mục tiêu mặt đất vào ban đêm; nhưng kết quả càng tệ hơn, đã có tổng cộng 10 chiếc đã bị bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.Số phận tệ hại của F-102 chưa dừng ở đó, khoảng 1 giờ 32 phút sáng ngày 1/7/1965, đặc công quân giải phóng đã đột nhập vào Căn cứ Không quân Đà Nẵng, phá hủy 3 chiếc F-102A và 2 chiếc AC-130 bằng lựu đạn và thủ pháo.Mọi chuyện tệ hại vẫn với loại máy bay này vẫn chưa kết thúc, F-102A được xuất khẩu cả sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (là đối thủ của nhau, nhưng đều là thành viên NATO). Trong cuộc tranh chấp đảo Síp năm 1974, trung úy phi công Hy Lạp Dinopoulos đã lái chiếc F-102A, phóng hai tên lửa không đối không AIM-9B và bắn hạ một chiếc F-102A của Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc còn lại sợ hãi đến mức bay hết nhiên liệu, buộc hạ cánh cưỡng bức trên đường cao tốc, 2 phi công đã bị thiệt mạng.Số phận cuối cùng của F-102A là nó được biến đổi thành máy bay mục tiêu PQM-102A/B vào năm 1973. F-102 Convair được kế tiếp bởi tiêm kích đánh chặn F-106, đây cũng là phiên bản cuối cùng của máy bay chiến đấu cánh tam giác của quân đội Mỹ; sau đó họ chuyển hoàn toàn sang loại máy bay chiến đấu, sử dụng cánh hình thang như hiện nay. Nguồn: Pinterest. Máy bay chiến đấu của không quân Mỹ "rụng như sung" trên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II. Nguồn: Ina.
Trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô đã đánh giá quá cao về mối đe dọa của vũ khí hạt nhân đối với nhau; chính vì vậy, một cuộc chạy đua vũ trang phát triển các loại máy bay đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của nhau đã lên tới đỉnh cao, với nhiều mẫu chiến đấu cơ phản lực được phát triển.
Vào tháng 6/1950, Không quân Mỹ đề xuất dự án phát triển một máy bay đánh chặn cánh tam giác có tốc độ siêu âm, để hoàn thành nhiệm vụ này. Sau khi mẫu tiêm kích Republic XF-103 với tốc độ Mach 3 quá xa thực tế và thất bại, thì mẫu Convair XF-102 đã thành công.
Mặc dù Convair XF-102 đã thành công, nhưng những mẫu F-102 ban đầu thậm chí không vượt được qua rào cản âm thanh; chỉ sau khi có những sửa đổi lớn về hình dáng khí động học, nó mới đạt được tiêu chuẩn thiết kế.
Tổng cộng có 14 nguyên mẫu tiêm kích F-102 được sản xuất, dùng cho các chuyến bay thử nghiệm; nhưng chỉ 4/14 trong số đó là phiên bản cải tiến và chúng chỉ có thể bay đến tốc độ Mach 1,25, điều này hoàn toàn không phù hợp với hình dáng sắc nét đáng nhớ của loại chiến đấu này.
Khi đó một chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô là MiG-19, đã có thể đạt tốc độ Mach 1,36; vì vậy F-102 bắt đầu biên chế vào năm 1956, nhưng đã dần được thay thế bằng chiếc F-106 từ sau những năm 1960; sau đó chuyển cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia vào đầu những năm 1970, và loại biên hoàn toàn vào năm 1976.
Tiêm kích đánh chặn F-102A có sải cánh 11,62 mét, dài 20,81 mét, cao 6,46 mét, trọng lượng cất cánh thông thường là 12.565 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 14.290 kg. Thân máy bay cấu trúc bán liền khối bằng kim loại, không có cánh nhỏ hình tam giác ở đuôi.
F-102 trang bị radar điều khiển hỏa lực MG3 (sau này được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MG-10), máy bay cũng được lắp đặt hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại, máy tính, hệ thống lái tự động L-10, nhận dạng địch-ta…, nhằm kết nối với hệ thống phòng không quốc gia, để hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn.
F-102 có buồng lái có hình dạng rất đặc biệt, khi sử dụng kính chắn gió phía trước giống hình nón tam giác, để giảm lực cản. Người ta nói rằng góc quan sát từ cabin máy bay chiến đấu của cả Liên Xô và Mỹ vào thời điểm đó quá nhỏ, thường sử dụng cấu trúc sử dụng nhiều khung chịu lực.
F-102 sử dụng thiết kế cánh tam giác (cánh delta) rất lớn, với diện tích 64,5 m2. Góc quét phía sau của cánh delta là 60 độ, hai cặp cánh tà được bố trí ở cánh chính; thiết kế này cũng giống với các máy bay chiến đấu thời kỳ đầu của Liên Xô-Mỹ. Thùng nhiên liệu được tích hợp bên trong cánh, ngoài ra thùng nhiên liệu phụ cũng có thể được treo ngoài cánh chính, nhưng không có vũ khí nào được gắn dưới cánh.
Thân máy bay có khoang chứa vũ khí, có thể bố trí tên lửa không đối không AIM-4C và tên lửa AIM-26A. Ngoài ra, cửa khoang vũ khí còn được trang bị 24 ống phóng tên lửa không điều khiển 69mm, hoặc thùng nhiên liệu bổ sung.
Do F-102 thiết kế khoang chứa vũ khí, nên dung tích thùng nhiên liệu bên trong của nó chỉ có 4.040 lít, cộng với 1.740 lít của hai thùng nhiên liệu phụ, cho tầm hoạt động tối đa 2.167 km và bán kính chiến đấu từ 448-806 km khi không mang vũ khí; nếu mang đủ vũ khí, tầm hoạt động tối đa là 1.690 km, bán kính chiến đấu là 680 km.
Tổng cộng 975 chiếc F-102A đã được sản xuất và ngừng sản xuất vào tháng 4/1958. Không quân Mỹ đã thành lập tổng cộng 25 phi đội máy bay đánh chặn F-102, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn máy bay ném bom Liên Xô, bảo vệ lãnh thổ Mỹ và đồng minh trong thập niên 1950 và 1960.
Kết quả tham chiến của những chiếc F-102 thật tệ hại, năm 1964, nhưng chiếc F-102A cũng được chuyển đến những căn cứ tuyến đầu như sân bay Đà Nẵng của Việt Nam, với số lượng khoảng từ 20 đến 30 chiếc. Chịu trách nhiệm chính trong việc hộ tống máy bay ném bom của Mỹ đánh phá Miền Bắc Việt Nam.
Trong 5 năm tham chiến ở Việt Nam, F-102 không đạt được thành tích gì, nhưng thường xuyên bị bắn hạ. Vào tháng 2/1968, chiếc F-102A của Phi đội đánh chặn số 509 của Không quân Mỹ, đã chạm trán với hai máy bay chiến đấu MiG-21 của KQND Việt Nam, có tốc độ cao hơn hẳn và bị bắn hạ bằng tên lửa không đối không K-13 của MiG-21. Phi công Wallace Wei cùng Trung úy Kings đã thiệt mạng.
Sự thất bại của F-102A phải kể đến việc sử dụng tên lửa không đối không AIM-4 Falcon, đây là một điều đáng xấu hổ trong lịch sử tên lửa không đối không. Quân đội Mỹ đã phóng 51 tên lửa AIM-4 và chỉ có 5 lần bắn trúng (tỷ lệ trúng 9,8%). Kết luận lại là AIM-4 chỉ có thể bắn trúng máy bay ném bom có tốc độ thấp.
Trước những thành tích tệ hại, F-102 được chuyển sang tiến công mục tiêu mặt đất vào ban đêm; nhưng kết quả càng tệ hơn, đã có tổng cộng 10 chiếc đã bị bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.
Số phận tệ hại của F-102 chưa dừng ở đó, khoảng 1 giờ 32 phút sáng ngày 1/7/1965, đặc công quân giải phóng đã đột nhập vào Căn cứ Không quân Đà Nẵng, phá hủy 3 chiếc F-102A và 2 chiếc AC-130 bằng lựu đạn và thủ pháo.
Mọi chuyện tệ hại vẫn với loại máy bay này vẫn chưa kết thúc, F-102A được xuất khẩu cả sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (là đối thủ của nhau, nhưng đều là thành viên NATO). Trong cuộc tranh chấp đảo Síp năm 1974, trung úy phi công Hy Lạp Dinopoulos đã lái chiếc F-102A, phóng hai tên lửa không đối không AIM-9B và bắn hạ một chiếc F-102A của Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc còn lại sợ hãi đến mức bay hết nhiên liệu, buộc hạ cánh cưỡng bức trên đường cao tốc, 2 phi công đã bị thiệt mạng.
Số phận cuối cùng của F-102A là nó được biến đổi thành máy bay mục tiêu PQM-102A/B vào năm 1973. F-102 Convair được kế tiếp bởi tiêm kích đánh chặn F-106, đây cũng là phiên bản cuối cùng của máy bay chiến đấu cánh tam giác của quân đội Mỹ; sau đó họ chuyển hoàn toàn sang loại máy bay chiến đấu, sử dụng cánh hình thang như hiện nay. Nguồn: Pinterest.
Máy bay chiến đấu của không quân Mỹ "rụng như sung" trên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II. Nguồn: Ina.