Cuối cùng Mỹ đã rời khỏi Afghanistan, khi đã chi khoảng hai nghìn tỷ USD cho quá trình "dân chủ hóa" Afghanistan. Trên mạng họ nói đùa rằng, với số tiền này, người dân Afghanistan có thể xây một ngôi nhà tử tế, mua một chiếc ô tô, vài đầu gia súc và cho tất cả binh lính Taliban học ở đại học danh tiếng Oxford, Harvard và Massachusetts.Nhưng lực lượng Taliban không cần những thứ người Mỹ mang đến, trừ vũ khí. Họ cần được giữ yên trong thời Trung cổ Hồi giáo, nơi luật lệ Hồi giáo với việc phụ nữ bị ném đá vì tội ngoại tình, đàn ông bị chặt đầu và tay vì đức tin “sai trái”. Và lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, là sản xuất và bán ma túy cho những kẻ “ngoại đạo”.Khoảng 140 tỷ USD đã được người Mỹ đầu tư vào các chương trình khác nhau ở nước này - từ giáo dục đến đào tạo lực lượng thực thi pháp luật, từ xây dựng tất cả các loại cơ sở hạ tầng để hỗ trợ “nền dân chủ” mới nổi. Và bây giờ nó chỉ ra rằng tất cả số tiền này đã được ném xuống biển. Với sự ra đi của Mỹ, Afghanistan đang trở lại thời Trung cổ đen tối với lối cai trị hà khắc của đạo luật Hồi giáo Sharia; nơi Taliban không muốn biến mình thành một phần của thế giới, mà thành một thực thể riêng lẻ.Đáng buồn nhất là Quân đội Quốc gia Afghanistan, được Mỹ huấn luyện và trang bị đến tận răng, nhưng tinh thần chiến đấu quá bạc nhược, đã đầu hàng tập thể trước Taliban. Chứng tỏ những năm vừa qua, việc Mỹ đầu tư cho lực lượng này, để có thể đứng vững trên đôi chân của mình, thực sự không hiệu quả.Quay trở lại năm 2003, người đứng đầu Lầu Năm Góc, Donald Rumsfeld, khi đến Kabul đã “hồ hởi” tuyên bố rằng “chiến thắng của Mỹ đã nằm trong tầm tay”. Tuy nhiên, số quân của Mỹ bắt đầu tăng lên theo thời gian, và bốn năm sau, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan đã tăng lên 50 nghìn so với con số ban đầu là 20 quân. Đối với người Mỹ, khi đó dường như họ đã nhanh chóng giành được thắng lợi quân sự, nắm toàn bộ quyền kiểm soát Afghanistan. Tuy nhiên, họ không biết phải làm gì tiếp theo với quốc gia bại trận này. Và theo quán tính, họ đã đi theo con đường gần giống như Liên Xô và Anh đã đi trước họ. Nếu các “bô lão của Điện Kremlinmm” muốn xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội của châu Á ở Afghanistan vào thập niên 1980, thì người Mỹ muốn xây dựng một mô hình xã hội “dân chủ kiểu phương Tây” vào đầu thế kỷ 21. Và kết quả như chúng ta đã biết. Tổng thống Barack Obama, có tính đến kinh nghiệm của những người tiền nhiệm, thề sẽ giúp Afghanistan “xây dựng một quốc gia dân chủ kiểu phương Tây”. Sau đó, khẩu hiệu này đã được Donald Trump chọn.Nhưng chính dưới thời Obama, quân số Mỹ đồn trú ở “bãi lầy” Trung Đông, đã lên tới con số kỷ lục 100.000 binh sĩ. Và những chiến lược gia chính trị sáng suốt nhất của Mỹ, đã được huy động để xây dựng một quốc gia Afghanistan mới. Để so sánh:“Kế hoạch Marshall”, giúp khôi phục toàn bộ Tây Âu sau thế chiến hai khiến Mỹ tốn ít hơn. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của kế hoạch này, châu Âu đã vươn lên từ đống đổ nát. Và ở Afghanistan, hàng triệu người (cả người nộp thuế Mỹ và người Afghanistan), đã bị cướp bóc bởi giới thượng lưu tham nhũng. Khu công nghiệp trị giá hàng trăm triệu USD gần Kandahar vẫn còn trên giấy. GOELRO của Afghanistan, một dự án toàn cầu về điện khí hóa đất nước, đã thất bại thảm hại. Người Afghanistan thậm chí không muốn sử dụng những nhà kính do người Mỹ xây dựng. Điều phi lý lớn nhất là nỗ lực xây dựng một “nhà nước dân chủ” do một tổng thống được bầu cử theo kiểu phổ thống đầu phiếu đứng đầu, và nỗ lực tạo ra một chính phủ tập trung quyền lực mạnh mẽ, trong một quốc gia đa bộ tộc.Vậy tại sao những quốc gia và dân tộc này, lại nhanh chóng và dễ dàng rời bỏ con đường văn minh và tiến bộ, ngay sau khi thay đổi chế độ; hoặc từ bỏ quan hệ với thế giới văn minh bên ngoài để chuyển tiếp chế độ về quá khứ? Nhưng đã đến lúc phải thành thật thừa nhận rằng, có những quốc gia và dân tộc trong thế kỷ 21, những người mà cả tiền bạc, giá trị về dân chủ cũng như quà tặng dưới dạng cơ sở hạ tầng, sẽ không bao giờ được sử dụng cho tương lai. Chỉ là chưa đến thời điểm, để họ “trưởng thành” mà thôi. Vậy phải làm gì với những người hàng xóm “thời trung cổ” cứng rắn và bảo thủ? Xây dựng một đội quân gìn giữ hòa bình mới và tiếp tục cuộc chiến với Taliban trên toàn thế giới? Hay giải pháp cuối cùng bằng cách tiếp tục đẩy Afghanistan vào vòng xoáy nội chiến như 40 năm qua? Vấn đề Afghanistan cần phải được giải quyết một cách toàn diện, và có sự giúp đỡ của toàn bộ cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia láng giềng, giáp với “hố đen” của nhân loại mang tên Afghanistan. Tất nhiên, quá trình “xuất khẩu chế độ Trung cổ” của Taliban nên phải được dừng lại. Nguồn ảnh: QQ. Afghanistan hỗn loạn sau khi Taliban chiếm toàn bộ quyền kiểm soát quốc gia Trung Đông này. Nguồn: Wion.
Cuối cùng Mỹ đã rời khỏi Afghanistan, khi đã chi khoảng hai nghìn tỷ USD cho quá trình "dân chủ hóa" Afghanistan. Trên mạng họ nói đùa rằng, với số tiền này, người dân Afghanistan có thể xây một ngôi nhà tử tế, mua một chiếc ô tô, vài đầu gia súc và cho tất cả binh lính Taliban học ở đại học danh tiếng Oxford, Harvard và Massachusetts.
Nhưng lực lượng Taliban không cần những thứ người Mỹ mang đến, trừ vũ khí. Họ cần được giữ yên trong thời Trung cổ Hồi giáo, nơi luật lệ Hồi giáo với việc phụ nữ bị ném đá vì tội ngoại tình, đàn ông bị chặt đầu và tay vì đức tin “sai trái”. Và lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, là sản xuất và bán ma túy cho những kẻ “ngoại đạo”.
Khoảng 140 tỷ USD đã được người Mỹ đầu tư vào các chương trình khác nhau ở nước này - từ giáo dục đến đào tạo lực lượng thực thi pháp luật, từ xây dựng tất cả các loại cơ sở hạ tầng để hỗ trợ “nền dân chủ” mới nổi. Và bây giờ nó chỉ ra rằng tất cả số tiền này đã được ném xuống biển.
Với sự ra đi của Mỹ, Afghanistan đang trở lại thời Trung cổ đen tối với lối cai trị hà khắc của đạo luật Hồi giáo Sharia; nơi Taliban không muốn biến mình thành một phần của thế giới, mà thành một thực thể riêng lẻ.
Đáng buồn nhất là Quân đội Quốc gia Afghanistan, được Mỹ huấn luyện và trang bị đến tận răng, nhưng tinh thần chiến đấu quá bạc nhược, đã đầu hàng tập thể trước Taliban. Chứng tỏ những năm vừa qua, việc Mỹ đầu tư cho lực lượng này, để có thể đứng vững trên đôi chân của mình, thực sự không hiệu quả.
Quay trở lại năm 2003, người đứng đầu Lầu Năm Góc, Donald Rumsfeld, khi đến Kabul đã “hồ hởi” tuyên bố rằng “chiến thắng của Mỹ đã nằm trong tầm tay”. Tuy nhiên, số quân của Mỹ bắt đầu tăng lên theo thời gian, và bốn năm sau, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan đã tăng lên 50 nghìn so với con số ban đầu là 20 quân.
Đối với người Mỹ, khi đó dường như họ đã nhanh chóng giành được thắng lợi quân sự, nắm toàn bộ quyền kiểm soát Afghanistan. Tuy nhiên, họ không biết phải làm gì tiếp theo với quốc gia bại trận này. Và theo quán tính, họ đã đi theo con đường gần giống như Liên Xô và Anh đã đi trước họ.
Nếu các “bô lão của Điện Kremlinmm” muốn xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội của châu Á ở Afghanistan vào thập niên 1980, thì người Mỹ muốn xây dựng một mô hình xã hội “dân chủ kiểu phương Tây” vào đầu thế kỷ 21. Và kết quả như chúng ta đã biết.
Tổng thống Barack Obama, có tính đến kinh nghiệm của những người tiền nhiệm, thề sẽ giúp Afghanistan “xây dựng một quốc gia dân chủ kiểu phương Tây”. Sau đó, khẩu hiệu này đã được Donald Trump chọn.
Nhưng chính dưới thời Obama, quân số Mỹ đồn trú ở “bãi lầy” Trung Đông, đã lên tới con số kỷ lục 100.000 binh sĩ. Và những chiến lược gia chính trị sáng suốt nhất của Mỹ, đã được huy động để xây dựng một quốc gia Afghanistan mới.
Để so sánh:“Kế hoạch Marshall”, giúp khôi phục toàn bộ Tây Âu sau thế chiến hai khiến Mỹ tốn ít hơn. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của kế hoạch này, châu Âu đã vươn lên từ đống đổ nát. Và ở Afghanistan, hàng triệu người (cả người nộp thuế Mỹ và người Afghanistan), đã bị cướp bóc bởi giới thượng lưu tham nhũng.
Khu công nghiệp trị giá hàng trăm triệu USD gần Kandahar vẫn còn trên giấy. GOELRO của Afghanistan, một dự án toàn cầu về điện khí hóa đất nước, đã thất bại thảm hại. Người Afghanistan thậm chí không muốn sử dụng những nhà kính do người Mỹ xây dựng.
Điều phi lý lớn nhất là nỗ lực xây dựng một “nhà nước dân chủ” do một tổng thống được bầu cử theo kiểu phổ thống đầu phiếu đứng đầu, và nỗ lực tạo ra một chính phủ tập trung quyền lực mạnh mẽ, trong một quốc gia đa bộ tộc.
Vậy tại sao những quốc gia và dân tộc này, lại nhanh chóng và dễ dàng rời bỏ con đường văn minh và tiến bộ, ngay sau khi thay đổi chế độ; hoặc từ bỏ quan hệ với thế giới văn minh bên ngoài để chuyển tiếp chế độ về quá khứ?
Nhưng đã đến lúc phải thành thật thừa nhận rằng, có những quốc gia và dân tộc trong thế kỷ 21, những người mà cả tiền bạc, giá trị về dân chủ cũng như quà tặng dưới dạng cơ sở hạ tầng, sẽ không bao giờ được sử dụng cho tương lai. Chỉ là chưa đến thời điểm, để họ “trưởng thành” mà thôi.
Vậy phải làm gì với những người hàng xóm “thời trung cổ” cứng rắn và bảo thủ? Xây dựng một đội quân gìn giữ hòa bình mới và tiếp tục cuộc chiến với Taliban trên toàn thế giới? Hay giải pháp cuối cùng bằng cách tiếp tục đẩy Afghanistan vào vòng xoáy nội chiến như 40 năm qua?
Vấn đề Afghanistan cần phải được giải quyết một cách toàn diện, và có sự giúp đỡ của toàn bộ cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia láng giềng, giáp với “hố đen” của nhân loại mang tên Afghanistan. Tất nhiên, quá trình “xuất khẩu chế độ Trung cổ” của Taliban nên phải được dừng lại. Nguồn ảnh: QQ.
Afghanistan hỗn loạn sau khi Taliban chiếm toàn bộ quyền kiểm soát quốc gia Trung Đông này. Nguồn: Wion.