Matxcơva đặt nhiều hy vọng rằng Buenos Aires sẽ mua máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga, ít nhất đó đã là tín hiệu trong vài tháng qua. Tuy nhiên, hóa ra mức giá mà Islamabad đưa ra cho “Thần sấm Pakistan” tốt hơn nhiều so với giá của Nga.MiG-35 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2019. Cho đến nay, đã có 8 chiếc tiêm kích MiG-35 đã được sản xuất, trong đó có 6 chiếc dùng cho thử nghiệm và 2 chiếc tiếp theo. Nga là quốc gia đầu tiên đặt hàng từ Phòng thiết kế của Mikoyan với tổng cộng 37 chiếc.Quyết định của Argentina mua chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan không tốt cho Nga chút nào; hành động này có thể kéo theo hàng loạt quốc gia khác từ bỏ việc mua MiG-35 hoặc không đưa ra quyết định. Các quốc gia khác như vậy là Ai Cập, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Peru và Myanmar.Các phương tiện truyền thông Nga mô tả quyết định của Argentina là một bước lùi trong quá trình phát triển của chương trình MiG-35 và không biết tương lai của MiG-35 sẽ như thế nào. Thậm chí còn rơi vào tình huống, nếu Indonesia hoặc Myanmar không đặt hàng, điều đó sẽ gây tổn hại cho thương hiệu.Vậy làm thế nào để JF-17A Block III giành chiến thắng trên bầu trời Argentina trước MiG-35? Theo các nguồn tin từ truyền thông Argentina, chính giá quá rẻ đã giúp JF-17 giành chiến thắng. 664 triệu USD cho 12 máy bay chiến đấu là một mức giá thực sự tốt.Tiêm kích JF-17A Block III là phiên bản mới nhất của JF-17, các chuyến bay thử nghiệm của nó mới tiến hành vào năm ngoái. Mặc dù JF-17A Block III không có tính năng bằng với đối thủ cạnh tranh của Nga, nhưng không thể coi thường loại máy bay chiến đấu này.Điều này được chứng minh bởi thực tế đó là JF-17A đã có trong biên chế không quân Pakistan, Nigeria, Myanmar và bây giờ là Argentina. Ngoài ra còn có các yêu cầu xem xét từ Azerbaijan, Malaysia, Morocco, Qatar, Saudi Arabia, Sri Lanka, Sudan, Zimbabwe, Bolivia. Còn MiG-35 vẫn trên đường đi tìm khách hàng.Nhưng theo đánh giá của giời phân tích chính trị Argentina, quyết định của Buenos Aires mua JF-17A Block III của Pakistan, là một quyết định chính trị nhiều hơn là quân sự, vì Argentina và Pakistan có chung các giá trị về quyền tự quyết, được thảo luận hàng năm tại Đại hội đồng LHQ.Pakistan đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết của Liên hợp quốc, trong đó tuyên bố rằng “sự tồn tại tiếp tục của chủ nghĩa thực dân là không phù hợp với ý tưởng về hòa bình toàn cầu do Liên hợp quốc ủng hộ”, có liên quan đến chủ quyền Quần đảo Falkland/Malvinas.Vậy JF-17 sẽ đem lại sự thay đổi gì cho Không quân Pakistan? Nghe có vẻ vô lý, nhưng JF-17 hoàn toàn có đủ tiềm năng để cạnh tranh với tiêm kích F-16 của Mỹ, với tiềm năng vượt trội hơn hẳn.Lợi thế của JF-17 Block III có thể đến từ radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), có khả năng phát hiện mục tiêu và chống nhiễu cao hơn. Do đó không nên coi thường việc JF-17 có hệ thống tác chiến điện tử mới và hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp, bao gồm cả hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số.Một lợi thế quan trọng nhất không thể phủ nhận đó là vấn đề giá cả; khi các loại chiến đấu cơ của các quốc gia khác đều có giá “trên trời”, thì JF-17 của Pakistan có giá “rất mềm”, thậm chí là rẻ đến mức "không tin nổi". Tuy nhiên giá cả thấp thì đi cùng với chất lượng thấp, đây là điều không phải bàn cãi.Việc Pakistan tiếp tục sản xuất và thậm chí là xuất khẩu được máy bay chiến đấu và theo đó mẫu JF-17 Block III, ít nhất sẽ giữ được việc làm, với xu hướng thậm chí còn tăng thêm. Về mặt kinh tế, đây là điểm cộng duy nhất cho xuất khẩu của Pakistan.Pakistan vẫn là khách hàng chủ yếu của JF-17 Block III; theo kế hoạch triển khai của Bộ Quốc phòng Pakistan, không quân nước này cần có 50 máy bay chiến đấu JF-17 Block III vào năm 2024; với những chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế sớm nhất là cuối năm 2021.Đó là lý do tại sao sự phát triển của JF-17 là rất quan trọng đối với Pakistan. Máy bay này không tránh khỏi nguy cơ bị hệ thống S-400 của Nga biến thành mục tiêu “bắn tập”, nhưng nó hoàn toàn có thể bảo vệ bầu trời Pakistan, nếu máy bay chiến đấu Ấn Độ dám vượt qua biên giới.JF-17 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, ở một mức độ nào đó, đây là một lợi thế trong việc giảm gánh nặng chi phí khai thác và sẽ rất tốt, nếu sử dụng nó cho nhiệm vụ phòng không nội địa. JF-17 có khả năng đánh chặn, tấn công mặt đất và trinh sát.Vậy JF-17 sử dụng loại vũ khí nào; hiện các loại vũ khí sử dụng trên JF-17 không nhiều và đều có nguồn gốc của Trung Quốc; Pakistan đã cố gắng tích hợp các vũ khí của họ lên JF-17 nhưng đều không thành công. Đánh giá chung, khả năng sử dụng vũ khí của JF-17 là hết sức hạn chế.Tuy theo yêu cầu của khách hàng, JF-17 có thể được trang bị động cơ Guizhou WS-13 của Trung Quốc, hoặc Klimov RD-93 của Nga (loại động cơ này cũng sử dụng trên máy bay chiến đấu nổi tiếng MiG-29). Cho dù lựa chọn động nào chăng nữa, chúng đều cho JF-17 tốc độ lên tới 1,8 Mach.Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Pakistan, mẫu JF-17 Block 3 mới nhất có màn hình hiển thị đa chức năng tốt hơn, màn hình mũ phi công tích hợp, radar AESA tích hợp với bản đồ mục tiêu hồng ngoại của máy bay, động cơ mới sẽ cho phép JF-17 có thể đạt tốc độ tối đa 2.0 Mach và hơn thế nữa. Nguồn ảnh: QQ. Máy bay chiến đấu JF-17 dường như không đủ khả năng để bảo vệ Pakistan khỏi các mối nguy hại trên không, tới từ những quốc gia láng giềng. Nguồn: Sina.
Matxcơva đặt nhiều hy vọng rằng Buenos Aires sẽ mua máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga, ít nhất đó đã là tín hiệu trong vài tháng qua. Tuy nhiên, hóa ra mức giá mà Islamabad đưa ra cho “Thần sấm Pakistan” tốt hơn nhiều so với giá của Nga.
MiG-35 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2019. Cho đến nay, đã có 8 chiếc tiêm kích MiG-35 đã được sản xuất, trong đó có 6 chiếc dùng cho thử nghiệm và 2 chiếc tiếp theo. Nga là quốc gia đầu tiên đặt hàng từ Phòng thiết kế của Mikoyan với tổng cộng 37 chiếc.
Quyết định của Argentina mua chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan không tốt cho Nga chút nào; hành động này có thể kéo theo hàng loạt quốc gia khác từ bỏ việc mua MiG-35 hoặc không đưa ra quyết định. Các quốc gia khác như vậy là Ai Cập, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Peru và Myanmar.
Các phương tiện truyền thông Nga mô tả quyết định của Argentina là một bước lùi trong quá trình phát triển của chương trình MiG-35 và không biết tương lai của MiG-35 sẽ như thế nào. Thậm chí còn rơi vào tình huống, nếu Indonesia hoặc Myanmar không đặt hàng, điều đó sẽ gây tổn hại cho thương hiệu.
Vậy làm thế nào để JF-17A Block III giành chiến thắng trên bầu trời Argentina trước MiG-35? Theo các nguồn tin từ truyền thông Argentina, chính giá quá rẻ đã giúp JF-17 giành chiến thắng. 664 triệu USD cho 12 máy bay chiến đấu là một mức giá thực sự tốt.
Tiêm kích JF-17A Block III là phiên bản mới nhất của JF-17, các chuyến bay thử nghiệm của nó mới tiến hành vào năm ngoái. Mặc dù JF-17A Block III không có tính năng bằng với đối thủ cạnh tranh của Nga, nhưng không thể coi thường loại máy bay chiến đấu này.
Điều này được chứng minh bởi thực tế đó là JF-17A đã có trong biên chế không quân Pakistan, Nigeria, Myanmar và bây giờ là Argentina. Ngoài ra còn có các yêu cầu xem xét từ Azerbaijan, Malaysia, Morocco, Qatar, Saudi Arabia, Sri Lanka, Sudan, Zimbabwe, Bolivia. Còn MiG-35 vẫn trên đường đi tìm khách hàng.
Nhưng theo đánh giá của giời phân tích chính trị Argentina, quyết định của Buenos Aires mua JF-17A Block III của Pakistan, là một quyết định chính trị nhiều hơn là quân sự, vì Argentina và Pakistan có chung các giá trị về quyền tự quyết, được thảo luận hàng năm tại Đại hội đồng LHQ.
Pakistan đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết của Liên hợp quốc, trong đó tuyên bố rằng “sự tồn tại tiếp tục của chủ nghĩa thực dân là không phù hợp với ý tưởng về hòa bình toàn cầu do Liên hợp quốc ủng hộ”, có liên quan đến chủ quyền Quần đảo Falkland/Malvinas.
Vậy JF-17 sẽ đem lại sự thay đổi gì cho Không quân Pakistan? Nghe có vẻ vô lý, nhưng JF-17 hoàn toàn có đủ tiềm năng để cạnh tranh với tiêm kích F-16 của Mỹ, với tiềm năng vượt trội hơn hẳn.
Lợi thế của JF-17 Block III có thể đến từ radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), có khả năng phát hiện mục tiêu và chống nhiễu cao hơn. Do đó không nên coi thường việc JF-17 có hệ thống tác chiến điện tử mới và hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp, bao gồm cả hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số.
Một lợi thế quan trọng nhất không thể phủ nhận đó là vấn đề giá cả; khi các loại chiến đấu cơ của các quốc gia khác đều có giá “trên trời”, thì JF-17 của Pakistan có giá “rất mềm”, thậm chí là rẻ đến mức "không tin nổi". Tuy nhiên giá cả thấp thì đi cùng với chất lượng thấp, đây là điều không phải bàn cãi.
Việc Pakistan tiếp tục sản xuất và thậm chí là xuất khẩu được máy bay chiến đấu và theo đó mẫu JF-17 Block III, ít nhất sẽ giữ được việc làm, với xu hướng thậm chí còn tăng thêm. Về mặt kinh tế, đây là điểm cộng duy nhất cho xuất khẩu của Pakistan.
Pakistan vẫn là khách hàng chủ yếu của JF-17 Block III; theo kế hoạch triển khai của Bộ Quốc phòng Pakistan, không quân nước này cần có 50 máy bay chiến đấu JF-17 Block III vào năm 2024; với những chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế sớm nhất là cuối năm 2021.
Đó là lý do tại sao sự phát triển của JF-17 là rất quan trọng đối với Pakistan. Máy bay này không tránh khỏi nguy cơ bị hệ thống S-400 của Nga biến thành mục tiêu “bắn tập”, nhưng nó hoàn toàn có thể bảo vệ bầu trời Pakistan, nếu máy bay chiến đấu Ấn Độ dám vượt qua biên giới.
JF-17 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, ở một mức độ nào đó, đây là một lợi thế trong việc giảm gánh nặng chi phí khai thác và sẽ rất tốt, nếu sử dụng nó cho nhiệm vụ phòng không nội địa. JF-17 có khả năng đánh chặn, tấn công mặt đất và trinh sát.
Vậy JF-17 sử dụng loại vũ khí nào; hiện các loại vũ khí sử dụng trên JF-17 không nhiều và đều có nguồn gốc của Trung Quốc; Pakistan đã cố gắng tích hợp các vũ khí của họ lên JF-17 nhưng đều không thành công. Đánh giá chung, khả năng sử dụng vũ khí của JF-17 là hết sức hạn chế.
Tuy theo yêu cầu của khách hàng, JF-17 có thể được trang bị động cơ Guizhou WS-13 của Trung Quốc, hoặc Klimov RD-93 của Nga (loại động cơ này cũng sử dụng trên máy bay chiến đấu nổi tiếng MiG-29). Cho dù lựa chọn động nào chăng nữa, chúng đều cho JF-17 tốc độ lên tới 1,8 Mach.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Pakistan, mẫu JF-17 Block 3 mới nhất có màn hình hiển thị đa chức năng tốt hơn, màn hình mũ phi công tích hợp, radar AESA tích hợp với bản đồ mục tiêu hồng ngoại của máy bay, động cơ mới sẽ cho phép JF-17 có thể đạt tốc độ tối đa 2.0 Mach và hơn thế nữa. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay chiến đấu JF-17 dường như không đủ khả năng để bảo vệ Pakistan khỏi các mối nguy hại trên không, tới từ những quốc gia láng giềng. Nguồn: Sina.