Truyền thông khu vực Trung Đông cho biết, trong hai tuần qua, máy bay chiến đấu của không quân Israel (IAF) đã thực hiện tới 4 vụ oanh kích nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria.Những cuộc tấn công mới đây do Israel thực hiện đã gây bất ngờ lớn cho lực lượng phòng không Syria, khi họ không còn sử dụng chiến thuật bắn tên lửa tầm xa từ không phận Lebanon như trước nữa.Tiêm kích Israel đã xâm nhập sâu vào trong đất Syria, ném bom hủy diệt muc tiêu rồi rút lui an toàn. Đáng nói hơn là trong những phi vụ vừa qua, đối tượng được huy động là tiêm kích F-16I Sufa chứ không phải F-35I Adir.Việc tiêm kích thế hệ 4 của Israel không có khả năng tàng hình có thể xâm nhập sâu vào trong đất Syria, ném bom hủy diệt mục tiêu nằm dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các tổ hợp Pantsir-S1 đã khiến giới chuyên môn phải đặt nhiều câu hỏi.Trong đó giả thiết đáng chú ý nhất chính là phía Israel đã tìm ra cách qua mặt hoàn toàn hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 tối tân này.Sở dĩ có nhận định trên là bởi căn cứ vào hiệu quả tác chiến rất thấp của phòng không Pantsir-S1 trong thời gian dài vừa qua, cho thấy Israel có thể đã tiếp cận và "bẻ khóa" radar của tổ hợp vũ khí do Nga sản xuất.Thông tin về chủ đề này được xác nhận gián tiếp bởi các nguồn tin từ Syria, khi họ báo cáo về quá trình chuyển đổi từ tên lửa phòng không Pantsir-S1 sang Buk-M2E tại các đơn vị tiền tuyến do nhận thấy Pantsir-S1 có lỗ hổng nghiêm trọng.Bên cạnh đó, quân đội chính phủ Syria còn tiết lộ về quá trình "hiện đại hóa" các hệ thống phòng không nằm ở vùng lân cận thủ đô Damascus với lý do tương tự.Theo các chuyên gia, với thực tế là radar tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của quân đội Syria liên tục ở chế độ hoạt động, không có gì khó khăn đối với Israel trong việc nghiên cứu và nắm vững cơ chế làm việc của tổ hợp này."Các hoạt động của máy bay trinh sát Israel (hiện đang được quan sát gần biên giới Syria) đối với hệ thống phòng không Pantsir-S1 liên tục diễn ra với tần suất cao"."Điều đó rõ ràng cho thấy Israel đã phát triển các biện pháp chống lại tổ hợp vũ khí này, có lẽ không đến mức tối ưu, nhưng bây giờ F-16 Israel đã có thể xem là vô hình đối với chúng", ghi chú của chuyên gia quân sự Nga.Nếu nhận định trên là chính xác, vai trò của hàng chục tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 trong biên chế quân đội Syria từ nay trở về sau có lẽ chỉ còn là "vật trang trí" mà thôi.Trong diễn biến khác, có lẽ cũng với lý do này mà máy bay trinh sát của Mỹ, châu Âu và Israel thời gian gần đây cũng liên tục hoạt động gần căn cứ không quân Hmeimim của Nga.Nhiều khả năng các quốc gia trên dự định tiếp cận và tìm cách khai thác tính năng đối với hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga là S-400 Triumf để tìm cách can thiệp vào, tương tự như những gì Tel Aviv đã làm được với Pantsir-S1.
Truyền thông khu vực Trung Đông cho biết, trong hai tuần qua, máy bay chiến đấu của không quân Israel (IAF) đã thực hiện tới 4 vụ oanh kích nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria.
Những cuộc tấn công mới đây do Israel thực hiện đã gây bất ngờ lớn cho lực lượng phòng không Syria, khi họ không còn sử dụng chiến thuật bắn tên lửa tầm xa từ không phận Lebanon như trước nữa.
Tiêm kích Israel đã xâm nhập sâu vào trong đất Syria, ném bom hủy diệt muc tiêu rồi rút lui an toàn. Đáng nói hơn là trong những phi vụ vừa qua, đối tượng được huy động là tiêm kích F-16I Sufa chứ không phải F-35I Adir.
Việc tiêm kích thế hệ 4 của Israel không có khả năng tàng hình có thể xâm nhập sâu vào trong đất Syria, ném bom hủy diệt mục tiêu nằm dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các tổ hợp Pantsir-S1 đã khiến giới chuyên môn phải đặt nhiều câu hỏi.
Trong đó giả thiết đáng chú ý nhất chính là phía Israel đã tìm ra cách qua mặt hoàn toàn hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 tối tân này.
Sở dĩ có nhận định trên là bởi căn cứ vào hiệu quả tác chiến rất thấp của phòng không Pantsir-S1 trong thời gian dài vừa qua, cho thấy Israel có thể đã tiếp cận và "bẻ khóa" radar của tổ hợp vũ khí do Nga sản xuất.
Thông tin về chủ đề này được xác nhận gián tiếp bởi các nguồn tin từ Syria, khi họ báo cáo về quá trình chuyển đổi từ tên lửa phòng không Pantsir-S1 sang Buk-M2E tại các đơn vị tiền tuyến do nhận thấy Pantsir-S1 có lỗ hổng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, quân đội chính phủ Syria còn tiết lộ về quá trình "hiện đại hóa" các hệ thống phòng không nằm ở vùng lân cận thủ đô Damascus với lý do tương tự.
Theo các chuyên gia, với thực tế là radar tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của quân đội Syria liên tục ở chế độ hoạt động, không có gì khó khăn đối với Israel trong việc nghiên cứu và nắm vững cơ chế làm việc của tổ hợp này.
"Các hoạt động của máy bay trinh sát Israel (hiện đang được quan sát gần biên giới Syria) đối với hệ thống phòng không Pantsir-S1 liên tục diễn ra với tần suất cao".
"Điều đó rõ ràng cho thấy Israel đã phát triển các biện pháp chống lại tổ hợp vũ khí này, có lẽ không đến mức tối ưu, nhưng bây giờ F-16 Israel đã có thể xem là vô hình đối với chúng", ghi chú của chuyên gia quân sự Nga.
Nếu nhận định trên là chính xác, vai trò của hàng chục tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 trong biên chế quân đội Syria từ nay trở về sau có lẽ chỉ còn là "vật trang trí" mà thôi.
Trong diễn biến khác, có lẽ cũng với lý do này mà máy bay trinh sát của Mỹ, châu Âu và Israel thời gian gần đây cũng liên tục hoạt động gần căn cứ không quân Hmeimim của Nga.
Nhiều khả năng các quốc gia trên dự định tiếp cận và tìm cách khai thác tính năng đối với hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga là S-400 Triumf để tìm cách can thiệp vào, tương tự như những gì Tel Aviv đã làm được với Pantsir-S1.