Hiện nay Israel là quốc gia duy nhất trong khu vực Trung Đông được trang bị tiêm kích tàng hình F-35; phiên bản F-35 của Israel cũng là phiên bản đặc biệt: F-35Adir, được sửa đổi để có thể mang các hệ thống vũ khí do Israel phát triển trong khoang vũ khí của F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35I.Những vũ khí trên bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Python-5 và bom lượn Spice; bom lượn Spice sử dụng các phương pháp dẫn đường quang truyền hình, vệ tinh và điều khiển bằng tay, mang lại khả năng tiêu diệt mục tiêu linh hoạt hơn và có tầm hoạt động lên đến 100 km. Ảnh: Bom lượn Spice.Nhưng với Israel, F-35 với họ là chưa đủ, khi các mối đe dọa khu vực đối với quốc gia này ngày càng tăng lên, và đặc biệt là khi Mỹ quyết định bán F-35 cho UAE; do vậy để tiếp tục duy trì ưu thế vượt trội, giới lãnh đạo Israel muốn sở hữu chiến đấu cơ F-22 Raptor, loại chiến đấu cơ chỉ được trang bị duy nhất cho Không quân Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.Thông tin Israel hỏi mua tiêm kích F-22, đầu tiên được tiết lộ bởi tờ báo Asharq Al-Awsat có trụ sở tại London, trích dẫn các nguồn tin từ nội các Israel cho biết, các quan chức quốc phòng cấp cao của Israel, đã tìm cách mua F-22, vì nó được thiết kế chuyên biệt cho khả năng chiếm ưu thế trên không tốt hơn cả F-35.Hiện tại, Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này. Một vấn đề đáng chú ý là tiêm kích tàng hình F-22 không được xuất khẩu theo Luật liên bang của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ công nghệ tàng hình và các công nghệ được coi là liên quan tới an ninh quốc gia của Mỹ.Trong khi dự luật Ủy quyền quốc phòng năm 2010, có điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng (DoD) chuẩn bị báo cáo về chi phí và tính khả thi cho việc xuất khẩu một biến thể máy bay tàng hình F-22; nhưng dự luật này đã không được thông qua, khi Quốc hội Mỹ đã không dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với F-22.Vấn đề nan giải nhất là chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ năm F-22 đã kết thúc vào năm 2011. Đến nay, chỉ có 195 chiếc F-22 được sản xuất và dây chuyền khó có khả năng hoạt động sản xuất trở lại, do chi phí quá cao. Nhiều quốc gia rất có nhu cầu về loại chiến đấu cơ này như Nhật Bản, Hàn Quốc đành ôm mộng "nuối tiếc".Defense-Blog tiết lộ rằng, các quan chức quốc phòng Israel phủ nhận thông tin cho rằng, Israel có sự quan tâm đến máy bay chiến đấu F-22 và chưa bao giờ "có sự bàn bạc nghiêm túc" về vấn đề này. Tuy nhiên, đã có những lập luận được đưa ra, do Tổng thống Donald Trump là "doanh nhân", vì lợi ích kinh tế, nên có thể ông chấp thuận việc mua bán này.Và tất nhiên, điều đó không thực sự trở thành sự thật và không hề có tính khả thi, do F-22 hiện không được sản xuất. Việc khởi động lại chương trình có thể sẽ tốn ít nhất về mặt thời gian, trong khi một vấn đề khác là số F-22 đang phục vụ trong Không quân Mỹ còn "rất mới", thậm chí chưa đến vòng đời cần nâng cấp.Trên thực tế, việc Israel muốn mua F-22 chắc cũng chỉ là đòn "tung hỏa mù" các đối thủ, hoặc "làm mình mẩy" với Mỹ, như các lý do đã trình bày ở trên; ngoài ra Mỹ phải có trách nhiệm, duy trì "lợi thế về chất lượng quân sự" (QME) cho Israel. Đây là điều mà Mỹ bắt buộc phải bảo tồn về mặt pháp lý.Hiện này, trong khu vực Trung Đông, Không quân Israel là lực lượng duy nhất đang khai thác máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35I Adir của họ. Đây là biến thể F-35 duy nhất, được thiết kế phù hợp với các thông số kỹ thuật của nước ngoài. Cho phép Israel duy trì ưu thế trên không vượt trội, so với các nước là "đồng minh" của Mỹ hoặc thân phương Tây tại Trung Đông.Số F-35 của Israel, được trang bị hệ thống C4 (chỉ huy, điều khiển, truyền tin và máy tính) do Israel phát triển, chạy "trên đầu" hệ điều hành của Lockheed. Một trong những khả năng "siêu việt" và quan trọng của F-35I, là việc tiếp nhận dữ liệu bằng các cảm biến của nó và chia sẻ thông tin với các lực lượng khác.Không chỉ trang bị cho Israel loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và cho phép Israel sửa đổi các thông số để mang các vũ khí phù hợp với đặc điểm tác chiến và địa hình của khu vực Trung Đông; Mỹ còn một "ưu ái" đặc biệt khác giành cho Israel, để sức mạnh quân sự của Israel, luôn vượt trội trong khu vực."Ưu ái" mà Mỹ giành cho không quân Israel là tất cả những vũ khí mà Mỹ bán cho các quốc gia tại khu vực Trung Đông, đều bị cắt giảm tính năng tiến công tầm xa; đơn cử như chiến đấu cơ F-16 của Không quân Ai Cập, chỉ được trang bị tên lửa chiến đấu tầm gần, hoàn toàn không thể sử dụng được tên lửa tiến công tầm xa như AIM-120, hoặc các loại vũ khí tiến công mặt đất tầm xa.Do vậy, chẳng cần đến F-22, với trang bị hiện tại cũng như sự "chống lưng" hết sức mình từ Mỹ, Israel vẫn tiếp tục duy trì ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự với các đối thủ trong khu vực; bằng chứng là Israel ra vào không phận Syria như "chốn không người", bất chấp Syria sở hữu hệ thống phòng không S-300 được cho là "mạnh nhất thế giới". Nguồn ảnh: Lockheed Martin Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-22 Raptor độc nhất trong biên chế Không quân Mỹ hiện tại.
Hiện nay Israel là quốc gia duy nhất trong khu vực Trung Đông được trang bị tiêm kích tàng hình F-35; phiên bản F-35 của Israel cũng là phiên bản đặc biệt: F-35Adir, được sửa đổi để có thể mang các hệ thống vũ khí do Israel phát triển trong khoang vũ khí của F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35I.
Những vũ khí trên bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Python-5 và bom lượn Spice; bom lượn Spice sử dụng các phương pháp dẫn đường quang truyền hình, vệ tinh và điều khiển bằng tay, mang lại khả năng tiêu diệt mục tiêu linh hoạt hơn và có tầm hoạt động lên đến 100 km. Ảnh: Bom lượn Spice.
Nhưng với Israel, F-35 với họ là chưa đủ, khi các mối đe dọa khu vực đối với quốc gia này ngày càng tăng lên, và đặc biệt là khi Mỹ quyết định bán F-35 cho UAE; do vậy để tiếp tục duy trì ưu thế vượt trội, giới lãnh đạo Israel muốn sở hữu chiến đấu cơ F-22 Raptor, loại chiến đấu cơ chỉ được trang bị duy nhất cho Không quân Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.
Thông tin Israel hỏi mua tiêm kích F-22, đầu tiên được tiết lộ bởi tờ báo Asharq Al-Awsat có trụ sở tại London, trích dẫn các nguồn tin từ nội các Israel cho biết, các quan chức quốc phòng cấp cao của Israel, đã tìm cách mua F-22, vì nó được thiết kế chuyên biệt cho khả năng chiếm ưu thế trên không tốt hơn cả F-35.
Hiện tại, Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này. Một vấn đề đáng chú ý là tiêm kích tàng hình F-22 không được xuất khẩu theo Luật liên bang của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ công nghệ tàng hình và các công nghệ được coi là liên quan tới an ninh quốc gia của Mỹ.
Trong khi dự luật Ủy quyền quốc phòng năm 2010, có điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng (DoD) chuẩn bị báo cáo về chi phí và tính khả thi cho việc xuất khẩu một biến thể máy bay tàng hình F-22; nhưng dự luật này đã không được thông qua, khi Quốc hội Mỹ đã không dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với F-22.
Vấn đề nan giải nhất là chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ năm F-22 đã kết thúc vào năm 2011. Đến nay, chỉ có 195 chiếc F-22 được sản xuất và dây chuyền khó có khả năng hoạt động sản xuất trở lại, do chi phí quá cao. Nhiều quốc gia rất có nhu cầu về loại chiến đấu cơ này như Nhật Bản, Hàn Quốc đành ôm mộng "nuối tiếc".
Defense-Blog tiết lộ rằng, các quan chức quốc phòng Israel phủ nhận thông tin cho rằng, Israel có sự quan tâm đến máy bay chiến đấu F-22 và chưa bao giờ "có sự bàn bạc nghiêm túc" về vấn đề này. Tuy nhiên, đã có những lập luận được đưa ra, do Tổng thống Donald Trump là "doanh nhân", vì lợi ích kinh tế, nên có thể ông chấp thuận việc mua bán này.
Và tất nhiên, điều đó không thực sự trở thành sự thật và không hề có tính khả thi, do F-22 hiện không được sản xuất. Việc khởi động lại chương trình có thể sẽ tốn ít nhất về mặt thời gian, trong khi một vấn đề khác là số F-22 đang phục vụ trong Không quân Mỹ còn "rất mới", thậm chí chưa đến vòng đời cần nâng cấp.
Trên thực tế, việc Israel muốn mua F-22 chắc cũng chỉ là đòn "tung hỏa mù" các đối thủ, hoặc "làm mình mẩy" với Mỹ, như các lý do đã trình bày ở trên; ngoài ra Mỹ phải có trách nhiệm, duy trì "lợi thế về chất lượng quân sự" (QME) cho Israel. Đây là điều mà Mỹ bắt buộc phải bảo tồn về mặt pháp lý.
Hiện này, trong khu vực Trung Đông, Không quân Israel là lực lượng duy nhất đang khai thác máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35I Adir của họ. Đây là biến thể F-35 duy nhất, được thiết kế phù hợp với các thông số kỹ thuật của nước ngoài. Cho phép Israel duy trì ưu thế trên không vượt trội, so với các nước là "đồng minh" của Mỹ hoặc thân phương Tây tại Trung Đông.
Số F-35 của Israel, được trang bị hệ thống C4 (chỉ huy, điều khiển, truyền tin và máy tính) do Israel phát triển, chạy "trên đầu" hệ điều hành của Lockheed. Một trong những khả năng "siêu việt" và quan trọng của F-35I, là việc tiếp nhận dữ liệu bằng các cảm biến của nó và chia sẻ thông tin với các lực lượng khác.
Không chỉ trang bị cho Israel loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và cho phép Israel sửa đổi các thông số để mang các vũ khí phù hợp với đặc điểm tác chiến và địa hình của khu vực Trung Đông; Mỹ còn một "ưu ái" đặc biệt khác giành cho Israel, để sức mạnh quân sự của Israel, luôn vượt trội trong khu vực.
"Ưu ái" mà Mỹ giành cho không quân Israel là tất cả những vũ khí mà Mỹ bán cho các quốc gia tại khu vực Trung Đông, đều bị cắt giảm tính năng tiến công tầm xa; đơn cử như chiến đấu cơ F-16 của Không quân Ai Cập, chỉ được trang bị tên lửa chiến đấu tầm gần, hoàn toàn không thể sử dụng được tên lửa tiến công tầm xa như AIM-120, hoặc các loại vũ khí tiến công mặt đất tầm xa.
Do vậy, chẳng cần đến F-22, với trang bị hiện tại cũng như sự "chống lưng" hết sức mình từ Mỹ, Israel vẫn tiếp tục duy trì ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự với các đối thủ trong khu vực; bằng chứng là Israel ra vào không phận Syria như "chốn không người", bất chấp Syria sở hữu hệ thống phòng không S-300 được cho là "mạnh nhất thế giới". Nguồn ảnh: Lockheed Martin
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-22 Raptor độc nhất trong biên chế Không quân Mỹ hiện tại.