Hình ảnh chiến hạm Sa'ar 5 được trang bị hệ thống tên lửa Vòm Sắt - Iron Dome vừa được công bố bởi truyền thông Mỹ. Theo đó, mỗi chiếc tàu đều được trang bị hai hệ thống phóng Iron Dome ở đúng vị trí đỗ trực thăng phía sau.Được biết, việc đưa hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome lên chiến hạm đã từng được Hải quân Israel thực hiện trước đây nhưng khi đó mỗi tàu chỉ có một hệ thống phóng."Để đối phó với sự nguy hiểm mà vũ khí diệt hạm của Iran và Houthi có thể mang lại, chúng tôi đã quyết định tăng cường gấp đôi số tên lửa đánh chặn cho Sa'ar 5", Chuẩn tướng Hải quân Israel Zvika Haimovitch nói.Trước khi tích hợp hệ thống Iron Dome lên chiến hạm, vũ khí này đã tạo được niềm tin đối với giới chức quân sự nước này khi đã đánh chặn được gần 90% trong tổng số hàng nghìn quả tên lửa và rocket được phóng từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel.Việc tên lửa Iron Dome hoạt động hiệu quả trên bộ cho thấy việc tích hợp lên các chiến hạm là điều cần thiết. Được biết phiên bản trên chiến hạm được đặt định danh là C-Dome.Theo thiết kế, hệ thống này có thể bảo vệ các tàu tuần tra xa bờ (OPV), các tàu hộ tống nhỏ và các tàu chiến nhỏ khác chống lại các cuộc tấn công dồn dập từ một loạt các "mối đe dọa có hiệu suất cao hiện tại và trong tương lai".Theo dữ liệu của Rafael vừa được công bố, C-Dome sẽ sử dụng cùng loại tên lửa của Iron Dome có khả năng cơ động cao vốn đã thực hiện thành công hơn 1.200 vụ đánh chặn kể từ khi được triển khai lần đầu vào năm 2011.Nhưng không giống như các khẩu đội tên lửa phòng thủ Iron Dome trên đất liền, C-Dome không cần đến radar hoặc hệ thống chỉ huy và kiểm soát riêng, mà thay vào đó là chúng được tích hợp vào hệ thống điện tử của ngay chiến hạm.Ngoài ra, C-Dome còn được thiết kế để tấn công đồng thời nhiều mục tiêu từ các hướng khác nhau tại các khu vực duyên hải hoặc vùng biển xa bờ, với phạm vi bảo vệ 360 độ.Các tên lửa đánh chặn cực kỳ linh hoạt, tốc độ cơ động cao giúp chúng có thể đánh chặn ngay cả những mục tiêu có khả năng cơ động nhất.Theo nhà sản xuất, hệ thống C-Dome được thiết kế nhỏ gọn nên có thể triển khai trên các tàu chiến cỡ nhỏ, như các tàu hộ tống hạng nhẹ và các tàu tuần tra xa bờ. Đặc biệt, với thiết kế kiểu module nên hệ thống có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống chiến đấu hiện tại và tương lai.Được phát triển dựa trên hệ thống đánh chặn Iron Dome nên C-Dome có nhiều ưu điểm như: hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, đầu đạn hiện đại có thể bảo vệ được một khu vực rộng lớn, cả ở khu vực ven biển và xa bờ…Iron Dome là hệ thống phòng không tầm thấp nhất trong lưới lửa phòng không của Israel. Từ lâu, Iron Dome biệt danh "vòm sắt" đã nổi tiếng là hệ thống đánh chặn tầm thấp thành công nhất thế giới.Hiệu quả của Iron Dome không phải từ các cuộc thử nghiệm mà là được đo từ thực chiến. Hệ thống Iron Dome được bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào năm 2005 và ra mắt công chúng vào năm 2011.Đạn tên lửa của Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa.Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn.Tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi chúng còn đang bay trên không từ độ cao lớn, để tránh gây sát thương cho thường dân bên dưới.Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này, đạt hiệu suất đánh chặn thành công trên 90%.Với những gì đã và đang thể hiện Iron Dome được xếp vào nhóm hệ thống đánh chặn tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.
Hình ảnh chiến hạm Sa'ar 5 được trang bị hệ thống tên lửa Vòm Sắt - Iron Dome vừa được công bố bởi truyền thông Mỹ. Theo đó, mỗi chiếc tàu đều được trang bị hai hệ thống phóng Iron Dome ở đúng vị trí đỗ trực thăng phía sau.
Được biết, việc đưa hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome lên chiến hạm đã từng được Hải quân Israel thực hiện trước đây nhưng khi đó mỗi tàu chỉ có một hệ thống phóng.
"Để đối phó với sự nguy hiểm mà vũ khí diệt hạm của Iran và Houthi có thể mang lại, chúng tôi đã quyết định tăng cường gấp đôi số tên lửa đánh chặn cho Sa'ar 5", Chuẩn tướng Hải quân Israel Zvika Haimovitch nói.
Trước khi tích hợp hệ thống Iron Dome lên chiến hạm, vũ khí này đã tạo được niềm tin đối với giới chức quân sự nước này khi đã đánh chặn được gần 90% trong tổng số hàng nghìn quả tên lửa và rocket được phóng từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel.
Việc tên lửa Iron Dome hoạt động hiệu quả trên bộ cho thấy việc tích hợp lên các chiến hạm là điều cần thiết. Được biết phiên bản trên chiến hạm được đặt định danh là C-Dome.
Theo thiết kế, hệ thống này có thể bảo vệ các tàu tuần tra xa bờ (OPV), các tàu hộ tống nhỏ và các tàu chiến nhỏ khác chống lại các cuộc tấn công dồn dập từ một loạt các "mối đe dọa có hiệu suất cao hiện tại và trong tương lai".
Theo dữ liệu của Rafael vừa được công bố, C-Dome sẽ sử dụng cùng loại tên lửa của Iron Dome có khả năng cơ động cao vốn đã thực hiện thành công hơn 1.200 vụ đánh chặn kể từ khi được triển khai lần đầu vào năm 2011.
Nhưng không giống như các khẩu đội tên lửa phòng thủ Iron Dome trên đất liền, C-Dome không cần đến radar hoặc hệ thống chỉ huy và kiểm soát riêng, mà thay vào đó là chúng được tích hợp vào hệ thống điện tử của ngay chiến hạm.
Ngoài ra, C-Dome còn được thiết kế để tấn công đồng thời nhiều mục tiêu từ các hướng khác nhau tại các khu vực duyên hải hoặc vùng biển xa bờ, với phạm vi bảo vệ 360 độ.
Các tên lửa đánh chặn cực kỳ linh hoạt, tốc độ cơ động cao giúp chúng có thể đánh chặn ngay cả những mục tiêu có khả năng cơ động nhất.
Theo nhà sản xuất, hệ thống C-Dome được thiết kế nhỏ gọn nên có thể triển khai trên các tàu chiến cỡ nhỏ, như các tàu hộ tống hạng nhẹ và các tàu tuần tra xa bờ. Đặc biệt, với thiết kế kiểu module nên hệ thống có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống chiến đấu hiện tại và tương lai.
Được phát triển dựa trên hệ thống đánh chặn Iron Dome nên C-Dome có nhiều ưu điểm như: hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, đầu đạn hiện đại có thể bảo vệ được một khu vực rộng lớn, cả ở khu vực ven biển và xa bờ…
Iron Dome là hệ thống phòng không tầm thấp nhất trong lưới lửa phòng không của Israel. Từ lâu, Iron Dome biệt danh "vòm sắt" đã nổi tiếng là hệ thống đánh chặn tầm thấp thành công nhất thế giới.
Hiệu quả của Iron Dome không phải từ các cuộc thử nghiệm mà là được đo từ thực chiến. Hệ thống Iron Dome được bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào năm 2005 và ra mắt công chúng vào năm 2011.
Đạn tên lửa của Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.
Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa.
Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn.
Tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi chúng còn đang bay trên không từ độ cao lớn, để tránh gây sát thương cho thường dân bên dưới.
Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này, đạt hiệu suất đánh chặn thành công trên 90%.
Với những gì đã và đang thể hiện Iron Dome được xếp vào nhóm hệ thống đánh chặn tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.