Truyền thông Iran đã dẫn nguồn từ lãnh đạo Tehran và hai quan chức, bao gồm một thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, xác nhận, các đợt “giao hàng” giữa Nga và Iran đang được tiến hành. Theo các nguồn tin của Iran, “hàng được giao” có khả năng là hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập.Nguồn tin của Iran không nêu rõ thiết bị chính xác, mà họ đã được Nga chuyển giao. Tuy nhiên, “việc giao hàng” diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, khi dự đoán Iran có thể trả đũa Israel, sau vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của lực lượng vũ trang Hamas, ông Ismail Haniyeh, tại Tehran vào ngày 31/7. Tờ The Times of Israel đưa tin, vào ngày 2/8, một máy bay vận tải Il-76TD của Nga đã được nhìn thấy hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tehran. Có khả năng chuyến bay này đánh dấu lần đầu tiên, chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Iran, mặc dù thiếu xác nhận nguồn tin độc lập.Theo một số nguồn tin, chiếc máy bay Il-76TD này của hãng hàng không Gelix Airlines được Nga sử dụng để vận chuyển hàng quân sự dưới vỏ bọc là một hãng hàng không dân dụng, và trên máy bay không có bất kỳ phù hiệu quân sự nào. Iran kêu gọi Israel phải bị "trừng phạt" vì vụ ám sát ông Haniya và đã tuyên bố “sẽ hành động”, làm dấy lên lo ngại rằng, khu vực này có thể tiến gần hơn đến một cuộc xung đột toàn diện. Ngoài ra, lực lượng vũ trang Hezbolla, được Iran hậu thuẫn đã đe dọa sẽ trả đũa Israel từ lãnh thổ Lebanon, sau cái chết của nhà lãnh đạo quân sự Fuad Shukr trong một cuộc tấn công gần Beirut vào tuần trước, mà Israel đã nhận trách nhiệm. Ngược lại về phía Israel, họ tuyên bố rằng đã chuẩn bị để tự vệ trước bất kỳ hành động xâm lược nào. Theo Ynet đưa tin, vào ngày 4/8, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã triệu tập một cuộc họp với các nhà lãnh đạo an ninh của nước này để thảo luận về khả năng tấn công phủ đầu vào Iran, nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công được dự đoán trước. Sau đó, vào ngày 5/8, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Galant, nhấn mạnh rằng, Israel phải chuẩn bị để nhanh chóng phản công, nếu phải đối mặt với một cuộc tấn công của Iran. Hiện nay Iran đã có một số hệ thống phòng không S-300PMU mua của Nga, và Iran từ lâu muốn có hệ thống phòng không hiện đại hơn là S-400. Một trong những điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống là tầm bắn của chúng. S-300 có tầm bắn tối đa khoảng 150-200 km tùy thuộc vào biến thể. Ngược lại, S-400 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km, khiến nó trở thành hệ thống phòng không có tính năng cao hơn nhiều. Một sự khác biệt đáng kể khác nằm ở các loại tên lửa được sử dụng bởi mỗi hệ thống. S-300 thường sử dụng loạt tên lửa 5V55 và 48N6, có hiệu quả chống lại nhiều mối đe dọa trên không. Tuy nhiên, S-400 sử dụng một loạt tên lửa đa dạng hơn, bao gồm 48N6, 9M96 và tên lửa tầm xa 40N6. Tính linh hoạt này cho phép S-400 tấn công nhiều loại mục tiêu cùng lúc và ở các phạm vi khác nhau.Công nghệ radar và cảm biến của hệ thống phòng không S-400 cũng tiên tiến hơn so với S-300. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và với độ chính xác cao hơn. Khả năng phát hiện được cải thiện này nâng cao hiệu quả chung của hệ thống, cho phép nó phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với các mối đe dọa đang diễn ra.Về mặt triển khai, S-400 được thiết kế để cơ động và linh hoạt hơn S-300. Nó có thể được triển khai và thu hồi nhanh chóng, nên phù hợp với nhiều tình huống tác chiến khác nhau. Tính cơ động này là một lợi thế đáng kể trong chiến tranh hiện đại, nơi khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện thay đổi là rất quan trọng.Tuy nhiên, S-400 không phải là vũ khí giống như các tướng lĩnh Nga kỳ vọng. Bất chấp những đặc điểm tuyệt vời của nó, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy rằng, có thể nhiều tính năng trong số chúng chỉ nằm trên “giấy tờ". Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, đã có một số thông tin về việc Ukraine phá hủy thành công các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Một trường hợp đáng chú ý xảy ra vào tháng 4/2022, khi Ukraine được cho là đã phá hủy một hệ thống S-400 của Nga ở khu vực Kherson. Điều này đạt được bằng cách kết hợp trinh sát bằng UAV và các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa. Đây được coi là chiến thuật độc đáo của Ukraine. Một sự kiện quan trọng khác diễn ra vào tháng 9/2022, khi Ukraine tuyên bố đã phá hủy một bệ phóng S-400 gần thành phố Kharkov. Ngoài những trường hợp cụ thể này, đã có nhiều thông tin trong suốt năm 2022 và 2023 về việc Ukraine phá hủy các hệ thống S-400 của Nga ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm Donbass và miền nam Ukraine. Gần đây, việc Mỹ viện trợ tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS, được phóng đi từ hệ thống HIMARS hoặc pháo phản lực M270 và NATO tăng cường cung cấp thông tin tình báo, thì các vụ tấn công phá hủy các hệ thống phòng không S-400 của Nga càng diễn ra thường xuyên hơn. Việc Ukraine phá hủy các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã có tác động đáng kể đến động lực của cuộc xung đột, làm suy yếu sự “bất khả chiến bại” của hệ thống phòng không Nga và thúc đẩy tinh thần của quân đội Ukraine và đồng minh NATO. Nó cũng nhấn mạnh sự phát triển đang diễn ra của chiến tranh hiện đại, nơi các vũ khí công nghệ cao có thể bị khắc chế bằng các chiến thuật và công nghệ sáng tạo. (Nguồn ảnh: IRNA, TASS, CNN, Al Jazeera).
Truyền thông Iran đã dẫn nguồn từ lãnh đạo Tehran và hai quan chức, bao gồm một thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, xác nhận, các đợt “giao hàng” giữa Nga và Iran đang được tiến hành. Theo các nguồn tin của Iran, “hàng được giao” có khả năng là hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập.
Nguồn tin của Iran không nêu rõ thiết bị chính xác, mà họ đã được Nga chuyển giao. Tuy nhiên, “việc giao hàng” diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, khi dự đoán Iran có thể trả đũa Israel, sau vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của lực lượng vũ trang Hamas, ông Ismail Haniyeh, tại Tehran vào ngày 31/7.
Tờ The Times of Israel đưa tin, vào ngày 2/8, một máy bay vận tải Il-76TD của Nga đã được nhìn thấy hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tehran. Có khả năng chuyến bay này đánh dấu lần đầu tiên, chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Iran, mặc dù thiếu xác nhận nguồn tin độc lập.
Theo một số nguồn tin, chiếc máy bay Il-76TD này của hãng hàng không Gelix Airlines được Nga sử dụng để vận chuyển hàng quân sự dưới vỏ bọc là một hãng hàng không dân dụng, và trên máy bay không có bất kỳ phù hiệu quân sự nào.
Iran kêu gọi Israel phải bị "trừng phạt" vì vụ ám sát ông Haniya và đã tuyên bố “sẽ hành động”, làm dấy lên lo ngại rằng, khu vực này có thể tiến gần hơn đến một cuộc xung đột toàn diện. Ngoài ra, lực lượng vũ trang Hezbolla, được Iran hậu thuẫn đã đe dọa sẽ trả đũa Israel từ lãnh thổ Lebanon, sau cái chết của nhà lãnh đạo quân sự Fuad Shukr trong một cuộc tấn công gần Beirut vào tuần trước, mà Israel đã nhận trách nhiệm.
Ngược lại về phía Israel, họ tuyên bố rằng đã chuẩn bị để tự vệ trước bất kỳ hành động xâm lược nào. Theo Ynet đưa tin, vào ngày 4/8, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã triệu tập một cuộc họp với các nhà lãnh đạo an ninh của nước này để thảo luận về khả năng tấn công phủ đầu vào Iran, nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công được dự đoán trước.
Sau đó, vào ngày 5/8, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Galant, nhấn mạnh rằng, Israel phải chuẩn bị để nhanh chóng phản công, nếu phải đối mặt với một cuộc tấn công của Iran.
Hiện nay Iran đã có một số hệ thống phòng không S-300PMU mua của Nga, và Iran từ lâu muốn có hệ thống phòng không hiện đại hơn là S-400. Một trong những điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống là tầm bắn của chúng. S-300 có tầm bắn tối đa khoảng 150-200 km tùy thuộc vào biến thể. Ngược lại, S-400 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km, khiến nó trở thành hệ thống phòng không có tính năng cao hơn nhiều.
Một sự khác biệt đáng kể khác nằm ở các loại tên lửa được sử dụng bởi mỗi hệ thống. S-300 thường sử dụng loạt tên lửa 5V55 và 48N6, có hiệu quả chống lại nhiều mối đe dọa trên không. Tuy nhiên, S-400 sử dụng một loạt tên lửa đa dạng hơn, bao gồm 48N6, 9M96 và tên lửa tầm xa 40N6. Tính linh hoạt này cho phép S-400 tấn công nhiều loại mục tiêu cùng lúc và ở các phạm vi khác nhau.
Công nghệ radar và cảm biến của hệ thống phòng không S-400 cũng tiên tiến hơn so với S-300. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và với độ chính xác cao hơn. Khả năng phát hiện được cải thiện này nâng cao hiệu quả chung của hệ thống, cho phép nó phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với các mối đe dọa đang diễn ra.
Về mặt triển khai, S-400 được thiết kế để cơ động và linh hoạt hơn S-300. Nó có thể được triển khai và thu hồi nhanh chóng, nên phù hợp với nhiều tình huống tác chiến khác nhau. Tính cơ động này là một lợi thế đáng kể trong chiến tranh hiện đại, nơi khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện thay đổi là rất quan trọng.
Tuy nhiên, S-400 không phải là vũ khí giống như các tướng lĩnh Nga kỳ vọng. Bất chấp những đặc điểm tuyệt vời của nó, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy rằng, có thể nhiều tính năng trong số chúng chỉ nằm trên “giấy tờ". Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, đã có một số thông tin về việc Ukraine phá hủy thành công các hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Một trường hợp đáng chú ý xảy ra vào tháng 4/2022, khi Ukraine được cho là đã phá hủy một hệ thống S-400 của Nga ở khu vực Kherson. Điều này đạt được bằng cách kết hợp trinh sát bằng UAV và các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa. Đây được coi là chiến thuật độc đáo của Ukraine.
Một sự kiện quan trọng khác diễn ra vào tháng 9/2022, khi Ukraine tuyên bố đã phá hủy một bệ phóng S-400 gần thành phố Kharkov. Ngoài những trường hợp cụ thể này, đã có nhiều thông tin trong suốt năm 2022 và 2023 về việc Ukraine phá hủy các hệ thống S-400 của Nga ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm Donbass và miền nam Ukraine.
Gần đây, việc Mỹ viện trợ tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS, được phóng đi từ hệ thống HIMARS hoặc pháo phản lực M270 và NATO tăng cường cung cấp thông tin tình báo, thì các vụ tấn công phá hủy các hệ thống phòng không S-400 của Nga càng diễn ra thường xuyên hơn.
Việc Ukraine phá hủy các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã có tác động đáng kể đến động lực của cuộc xung đột, làm suy yếu sự “bất khả chiến bại” của hệ thống phòng không Nga và thúc đẩy tinh thần của quân đội Ukraine và đồng minh NATO. Nó cũng nhấn mạnh sự phát triển đang diễn ra của chiến tranh hiện đại, nơi các vũ khí công nghệ cao có thể bị khắc chế bằng các chiến thuật và công nghệ sáng tạo. (Nguồn ảnh: IRNA, TASS, CNN, Al Jazeera).