Máy bay chiến đấu F-4 là loại tiêm kích hai động cơ, sử dụng nhiều trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam; có vai trò quan trọng trong lực lượng Không quân Iran (IRIAF); được sử dụng để thực hiện một số vai trò cho phòng thủ của nước này.Nhiệm vụ của số F-4 trong IRIAF, từ chiếm ưu thế trên không đến trinh sát đường không; thậm chí trong những năm gần đây, IRIAF còn sử dụng “ông lão” F-4 để thực hiện nhiệm vụ chống lại lực lượng khủng bố tại quốc gia láng giềng Iraq.Sáu phi đội F-4 của Iran hiện đang hoạt động, bao gồm một phi đội trinh sát với khoảng 6-10 chiếc RF-4E và năm phi đội chiến đấu, với số lượng khoảng 62-66 máy bay chiến đấu F-4D và F-4E, với số lượng trung bình mỗi phi đội khoảng 13 chiếc.Mặc dù đã cũ, F-4 là loại chiến đấu cơ hạng nặng, tốc độ nhanh hơn và có thể hoạt động từ độ cao lớn hơn so với các máy bay chiến đấu của các đối thủ như F-16E của UAE và F/A-18 E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ.Hiện những chiếc chiến đấu cơ F-4 của Iran đã được hiện đại hóa bằng công nghệ của Iran, bao gồm tích hợp các cảm biến hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí trang bị, biến chúng thành những chiến đấu cơ đáng gờm, mặc dù chúng chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 3. Mặc dù F-4E, phiên bản được chế tạo nhiều nhất của dòng Phantom, được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; nhưng Iran sau đó đã có tiêm kích F-14 và MiG-29, cùng các hệ thống phòng không mặt đất hiện đại hơn; cho phép IRIAF đưa số F-4 làm nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất.Có thể thấy sự chuyển đổi nhiệm vụ của số F-4 của Không quân Iran qua các hoạt động chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq vừa qua; đặc biệt là nhiệm vụ chống hạm ở Vịnh Ba Tư.Đối với quân đội Iran, khả năng đe dọa các tàu chiến thù địch trong vùng biển Vịnh Ba Tư, đặc biệt là eo biển Hormuz có chiều ngang hẹp, nhưng quan trọng về mặt chiến lược, vẫn là một khả năng then chốt.Mặc dù Iran phụ thuộc rất nhiều vào kho vũ khí tên lửa đạn đạo, có thể tấn công các căn cứ quân sự của đối phương trên khắp khu vực Trung Đông trong trường hợp xảy ra xung đột. Nhưng họ cũng tích cực phát triển các loại tên lửa hành trình chống hạm, để vô hiệu hóa các tàu sân bay của đối phương, làm giảm nguy cơ bị tiến công từ hướng biển. Sau khi nghiên cứu sâu rộng về hoạt động của các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ, hạm đội tàu tấn công Iran và tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel, bao gồm các tàu ngầm lớp Kilo của Nga và số tàu ngầm nhỏ do Triều Tiên sản xuất, tất cả đều được trang bị vũ khí chống hạm, để ngăn chặn một cuộc tiến công từ xa, trên hướng Vịnh Ba Tư. Quân đội Iran cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ Trung Quốc để phát triển một số hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên không. Tên lửa hành trình chống hạm do Trung Quốc thiết kế, được chế tạo ở Iran và mang một cái tên Iran, giống như việc Iran đổi tên những tên lửa đạn đạo do Triều Tiên sản xuất, thành tên trong nước. Ví dụ, tên lửa hành trình chống hạm Nasr là một phiên bản của tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc. Với tầm bắn 35km và khả năng tiếp cận tàu chiến đối phương ở độ cao rất thấp, nên được đánh giá là vũ khí chống hạm tương đối hiệu quả. Máy bay F-4 của IRIAF đã được cải tiến để phóng được loại tên lửa này.Do khả năng mang tải tương đối tốt của máy bay F-4, nên một chiếc F-4 có thể mang một số tên lửa và hoạt động xa bờ biển của Iran. Với số lượng lớn F-4 được trang tên lửa hành trình chống hạm, có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho tàu chiến của đối phương; đồng thời với hiệu suất cao của tên lửa, sẽ bù đắp cho những thiếu sót về tính năng của máy bay F-4.Bổ sung cho kho tên lửa Nasr, là một loại tên lửa hành trình chống hạm thứ hai, được sản xuất trong nước, cũng được trang bị cho máy bay chiến đấu F-4; loại tên lửa này cũng dựa trên thiết kế tên lửa hành trình hiện đại của Trung Quốc có tên Iran là Qader.Tên lửa Qader là loại tên lửa hành trình chống hạm tầm trung, có nguồn gốc từ tên lửa chống hạm phóng từ bờ hoặc chiến hạm nổi C-802 của Trung Quốc, có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa 200 km.Với tầm bắn của tên lửa Qader, cho phép F-4 phóng tên lửa từ ngoài vùng hỏa lực phòng không của rất nhiều tàu chiến Mỹ và phương Tây; vừa đảm bảo an toàn cho máy bay, vừa mở rộng khu vực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực của Iran.Iran được cho là đã hiện đại hóa công nghệ chống nhiễu của hai loại tên lửa chống hạm có nguồn gốc Trung Quốc này, để nâng cao hiệu quả chiến đấu của chúng, khi hoạt động chống lại các đối thủ có khả năng tác chiến điện tử tiên tiến, nhất là Hải quân Mỹ.Chiến đấu cơ F-4 là phương tiện chính để phóng hai loại tên lửa hành trình chống hạm trên; với khả năng tốc độ của máy bay trên Mach 2, cùng với bay ở độ cao lớn, F-4 có thể truyền động năng đáng kể cho tên lửa chống hạm khi phóng.F-4 cũng có lợi thế về tốc độ và độ cao đáng kể so với bất kỳ máy bay chiến đấu trên tàu sân bay nào của phương Tây hiện đang phục vụ, điều này có thể cho phép chúng cơ động tránh sự truy đuổi của các loại tiêm kích hạm và phóng tên lửa từ cự ly xa.Với vài chục chiếc F-4 đang hoạt động trong biên chế Không quân Iran, chúng là sự bổ sung chất lượng cho phi đội máy bay chiến đấu của Iran; đặc biệt là bổ sung hiệu quả cao cho các hệ thống từ chối khu vực tiếp cận hàng hải khác của đất nước. Quân đội Iran phóng tên lửa chống hạm ở Vịnh Ba Tư. Nguồn: Fars.
Máy bay chiến đấu F-4 là loại tiêm kích hai động cơ, sử dụng nhiều trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam; có vai trò quan trọng trong lực lượng Không quân Iran (IRIAF); được sử dụng để thực hiện một số vai trò cho phòng thủ của nước này.
Nhiệm vụ của số F-4 trong IRIAF, từ chiếm ưu thế trên không đến trinh sát đường không; thậm chí trong những năm gần đây, IRIAF còn sử dụng “ông lão” F-4 để thực hiện nhiệm vụ chống lại lực lượng khủng bố tại quốc gia láng giềng Iraq.
Sáu phi đội F-4 của Iran hiện đang hoạt động, bao gồm một phi đội trinh sát với khoảng 6-10 chiếc RF-4E và năm phi đội chiến đấu, với số lượng khoảng 62-66 máy bay chiến đấu F-4D và F-4E, với số lượng trung bình mỗi phi đội khoảng 13 chiếc.
Mặc dù đã cũ, F-4 là loại chiến đấu cơ hạng nặng, tốc độ nhanh hơn và có thể hoạt động từ độ cao lớn hơn so với các máy bay chiến đấu của các đối thủ như F-16E của UAE và F/A-18 E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Hiện những chiếc chiến đấu cơ F-4 của Iran đã được hiện đại hóa bằng công nghệ của Iran, bao gồm tích hợp các cảm biến hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí trang bị, biến chúng thành những chiến đấu cơ đáng gờm, mặc dù chúng chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 3.
Mặc dù F-4E, phiên bản được chế tạo nhiều nhất của dòng Phantom, được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; nhưng Iran sau đó đã có tiêm kích F-14 và MiG-29, cùng các hệ thống phòng không mặt đất hiện đại hơn; cho phép IRIAF đưa số F-4 làm nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất.
Có thể thấy sự chuyển đổi nhiệm vụ của số F-4 của Không quân Iran qua các hoạt động chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq vừa qua; đặc biệt là nhiệm vụ chống hạm ở Vịnh Ba Tư.
Đối với quân đội Iran, khả năng đe dọa các tàu chiến thù địch trong vùng biển Vịnh Ba Tư, đặc biệt là eo biển Hormuz có chiều ngang hẹp, nhưng quan trọng về mặt chiến lược, vẫn là một khả năng then chốt.
Mặc dù Iran phụ thuộc rất nhiều vào kho vũ khí tên lửa đạn đạo, có thể tấn công các căn cứ quân sự của đối phương trên khắp khu vực Trung Đông trong trường hợp xảy ra xung đột. Nhưng họ cũng tích cực phát triển các loại tên lửa hành trình chống hạm, để vô hiệu hóa các tàu sân bay của đối phương, làm giảm nguy cơ bị tiến công từ hướng biển.
Sau khi nghiên cứu sâu rộng về hoạt động của các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ, hạm đội tàu tấn công Iran và tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel, bao gồm các tàu ngầm lớp Kilo của Nga và số tàu ngầm nhỏ do Triều Tiên sản xuất, tất cả đều được trang bị vũ khí chống hạm, để ngăn chặn một cuộc tiến công từ xa, trên hướng Vịnh Ba Tư.
Quân đội Iran cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ Trung Quốc để phát triển một số hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên không. Tên lửa hành trình chống hạm do Trung Quốc thiết kế, được chế tạo ở Iran và mang một cái tên Iran, giống như việc Iran đổi tên những tên lửa đạn đạo do Triều Tiên sản xuất, thành tên trong nước.
Ví dụ, tên lửa hành trình chống hạm Nasr là một phiên bản của tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc. Với tầm bắn 35km và khả năng tiếp cận tàu chiến đối phương ở độ cao rất thấp, nên được đánh giá là vũ khí chống hạm tương đối hiệu quả. Máy bay F-4 của IRIAF đã được cải tiến để phóng được loại tên lửa này.
Do khả năng mang tải tương đối tốt của máy bay F-4, nên một chiếc F-4 có thể mang một số tên lửa và hoạt động xa bờ biển của Iran. Với số lượng lớn F-4 được trang tên lửa hành trình chống hạm, có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho tàu chiến của đối phương; đồng thời với hiệu suất cao của tên lửa, sẽ bù đắp cho những thiếu sót về tính năng của máy bay F-4.
Bổ sung cho kho tên lửa Nasr, là một loại tên lửa hành trình chống hạm thứ hai, được sản xuất trong nước, cũng được trang bị cho máy bay chiến đấu F-4; loại tên lửa này cũng dựa trên thiết kế tên lửa hành trình hiện đại của Trung Quốc có tên Iran là Qader.
Tên lửa Qader là loại tên lửa hành trình chống hạm tầm trung, có nguồn gốc từ tên lửa chống hạm phóng từ bờ hoặc chiến hạm nổi C-802 của Trung Quốc, có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa 200 km.
Với tầm bắn của tên lửa Qader, cho phép F-4 phóng tên lửa từ ngoài vùng hỏa lực phòng không của rất nhiều tàu chiến Mỹ và phương Tây; vừa đảm bảo an toàn cho máy bay, vừa mở rộng khu vực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực của Iran.
Iran được cho là đã hiện đại hóa công nghệ chống nhiễu của hai loại tên lửa chống hạm có nguồn gốc Trung Quốc này, để nâng cao hiệu quả chiến đấu của chúng, khi hoạt động chống lại các đối thủ có khả năng tác chiến điện tử tiên tiến, nhất là Hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ F-4 là phương tiện chính để phóng hai loại tên lửa hành trình chống hạm trên; với khả năng tốc độ của máy bay trên Mach 2, cùng với bay ở độ cao lớn, F-4 có thể truyền động năng đáng kể cho tên lửa chống hạm khi phóng.
F-4 cũng có lợi thế về tốc độ và độ cao đáng kể so với bất kỳ máy bay chiến đấu trên tàu sân bay nào của phương Tây hiện đang phục vụ, điều này có thể cho phép chúng cơ động tránh sự truy đuổi của các loại tiêm kích hạm và phóng tên lửa từ cự ly xa.
Với vài chục chiếc F-4 đang hoạt động trong biên chế Không quân Iran, chúng là sự bổ sung chất lượng cho phi đội máy bay chiến đấu của Iran; đặc biệt là bổ sung hiệu quả cao cho các hệ thống từ chối khu vực tiếp cận hàng hải khác của đất nước.
Quân đội Iran phóng tên lửa chống hạm ở Vịnh Ba Tư. Nguồn: Fars.