Vào tháng 10/2020, lệnh cấm vận vũ khí thông thường của LHQ đối với Iran đã hết hiệu lực. Không có gì ngạc nhiên, khi Iran không triển khai kế hoạch mua sắm vũ khí mới một cách rầm rộ, như đã tuyên bố trước đó. Trên thực tế, kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được LHQ dỡ bỏ, Iran không có bất kỳ động thái mua vũ khí nước ngoài nào đáng chú ýLực lượng Không quân Iran hiện nay đang sở hữu những máy bay chiến đấu rất cũ, đặc biệt là so với các đối thủ "sát sườn" của họ là Ả Rập Xê Út và UAE và xa hơn là đối thủ không "đội trời chung" Israel.Không quân Ả Rập Xê Út được trang bị máy bay chiến đấu F-15SA rất tiên tiến; đây là phiên bản được Boeing thiết kế và cải tiến riêng cho Ả Rập Xê Út. Còn UAE có máy bay chiến đấu F-16 BLOCK 60, mặc dù chỉ là chiến đấu hạng nhẹ, nhưng tính năng rất tiên tiến.Trong khi đó, Không quân Iran vẫn đang sử dụng các máy bay chiến đấu F-14A Tomcat, F-4 Phantom và F-5 Tiger; tất cả đều được mua từ Mỹ trước năm 1979. Chính từ thời điểm đó, Iran đã suy giảm từ một lực lượng máy bay chiến đấu hùng mạnh nhất ở Trung Đông, chỉ đứng sau Israel, trở thành một trong những lực lượng máy bay chiến đấu già cỗi nhất khu vực.Sau năm 1979, lần bổ sung máy bay chiến đấu mới đáng chú ý duy nhất của Không quân Iran, là vào đầu những năm 1990, khi các máy bay chiến đấu của Pháp và Liên Xô, được trang bị cho Không quân Iraq, đã bay sang Iran để tránh bị Mỹ tấn công, trong Chiến dịch "Bão táp sa mạc".Chính phủ Iran đã tịch thu tất cả các máy bay chiến đấu này của Iraq và đưa chúng vào biên chế trong lực lượng Không quân Iran. Trong cùng thời gian, Không quân Iran cũng mua một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu MiG-29 từ Liên Xô, khi siêu cường này đang lúc "hấp hối".Năm 1992 và 2001, Iran đã cố gắng mua máy bay đánh chặn MiG-31 hai động cơ từ Nga, nhưng sự can thiệp của Mỹ đã ngăn cản thương vụ này. Nhiều ý định mua chiến đấu cơ cũ của Iran, từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nhưng đều bị Mỹ ngăn chặn kịp thời.Do vậy, không còn nghi ngờ gì, khi hầu hết các máy bay chiến đấu của Không quân Iran đều đã rất cũ; và nhu cầu về máy bay chiến đấu mới ngày càng tăng với Không quân nước này. Vậy tại sao Iran không tận dụng cơ hội hiện tại, để mua vũ khí mới?Trong tương lai gần, nếu Iran mua máy bay chiến đấu, các nhà phân tích cho rằng, những máy bay chiến đấu này chỉ có thể đến từ Nga hoặc Trung Quốc. Vì trên thực tế, chỉ Nga và Trung Quốc mới bán máy bay cho Iran, vì các quốc gia châu Âu và Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí riêng rẽ với Iran.Hiện nay chiến đấu cơ có khả năng chiến đấu tốt nhất trong Không quân Iran là F-14A, nhưng đã có hơn 40 năm hoạt động. Giới phân tích dự đoán, Iran có thể mua tiêm kích đa năng, chiếm ưu thế trên không Su-30SM hai chỗ ngồi của Nga, để thay thế cho F-14A.Về máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nhiều khả năng Iran đang tìm cách tiếp cận tiêm kích hạng nhẹ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển, vì loại máy bay này rẻ hơn Su-30SM khoảng 30 triệu USD. JF-17 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt RD-33, tương tự như động cơ của tiêm kích MiG-29 của Iran.Các nhà phân tích khác chỉ ra rằng, Iran có thể không đủ khả năng tài chính, để mua đủ số lượng Su-30SM hoặc Su-35, thay thế số máy bay chiến đấu F-14 và F-4 của họ. Do đó, Iran có thể mua một số lượng hạn chế máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga, sau đó mua thêm JF-17 rẻ hơn, để bù đắp sự thiếu hụt.JF-17 là máy bay chiến đấu giá rẻ nhất thế giới hiện nay, mà Iran có thể mua; ngoài ra Iran cũng có thể mua máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc, có tính năng tốt hơn nhưng đắt tiền hơn. JF-17 có thể thay thế cho các máy bay chiến đấu F-5 và J-7, và J-10 tiên tiến hơn có thể thay thế MiG-29 của Iran.Mặc dù JF-17 và J-10 rẻ hơn so với máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, nhưng Iran vẫn chưa có khả năng mua chúng sớm. Kể từ khi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Iran được cho là đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua 36 chiếc J-10, để nhanh chóng nâng cấp khả năng chiến đấu của lực lượng không quân.Tuy nhiên có thông tin cho rằng, Iran muốn đổi dầu mỏ lấy những máy bay chiến đấu này, chứ không phải tiền mặt. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và việc đồng tiền quốc gia giảm giá mạnh, đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, phía "bên kia" không muốn đề xuất, đổi dầu lấy máy bay của Iran.Cứ sau vài năm, lại có những tin đồn và suy đoán mới, về loại máy bay chiến đấu mà Iran có thể mua, để nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng không quân. Ngay từ năm 2007, đã có nhiều thông tin cho rằng Iran đã mua máy bay chiến đấu Su-30 từ Nga.Vào năm 2015, có tin cho rằng Iran đã tìm cách mua Su-30 và thậm chí còn cân nhắc mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 từ Pháp. Nhưng cuối cùng, Iran vẫn không nhập khẩu máy bay chiến đấu mới nào.. Hiện tại cũng vậy, rất khó có khả năng Iran sẽ sớm mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu mới, mặc dù đây là yêu cầu cấp thiết của Không quân Iran; tuy nhiên với một nền kinh tế "ốm yếu" do Mỹ và phương Tây cấm vận, cộng với đại dịch Covid-19 hoành hành, nên việc Iran nhanh chóng mua máy bay chiến đấu, vẫn tiếp tục chỉ là tin đồn. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-14 của Iran tới nay vẫn bay tốt, tham gia hoạt động bảo vệ máy bay ném bom Nga ở Trung Đông. Nguồn: AircraftWatch.
Vào tháng 10/2020, lệnh cấm vận vũ khí thông thường của LHQ đối với Iran đã hết hiệu lực. Không có gì ngạc nhiên, khi Iran không triển khai kế hoạch mua sắm vũ khí mới một cách rầm rộ, như đã tuyên bố trước đó. Trên thực tế, kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được LHQ dỡ bỏ, Iran không có bất kỳ động thái mua vũ khí nước ngoài nào đáng chú ý
Lực lượng Không quân Iran hiện nay đang sở hữu những máy bay chiến đấu rất cũ, đặc biệt là so với các đối thủ "sát sườn" của họ là Ả Rập Xê Út và UAE và xa hơn là đối thủ không "đội trời chung" Israel.
Không quân Ả Rập Xê Út được trang bị máy bay chiến đấu F-15SA rất tiên tiến; đây là phiên bản được Boeing thiết kế và cải tiến riêng cho Ả Rập Xê Út. Còn UAE có máy bay chiến đấu F-16 BLOCK 60, mặc dù chỉ là chiến đấu hạng nhẹ, nhưng tính năng rất tiên tiến.
Trong khi đó, Không quân Iran vẫn đang sử dụng các máy bay chiến đấu F-14A Tomcat, F-4 Phantom và F-5 Tiger; tất cả đều được mua từ Mỹ trước năm 1979. Chính từ thời điểm đó, Iran đã suy giảm từ một lực lượng máy bay chiến đấu hùng mạnh nhất ở Trung Đông, chỉ đứng sau Israel, trở thành một trong những lực lượng máy bay chiến đấu già cỗi nhất khu vực.
Sau năm 1979, lần bổ sung máy bay chiến đấu mới đáng chú ý duy nhất của Không quân Iran, là vào đầu những năm 1990, khi các máy bay chiến đấu của Pháp và Liên Xô, được trang bị cho Không quân Iraq, đã bay sang Iran để tránh bị Mỹ tấn công, trong Chiến dịch "Bão táp sa mạc".
Chính phủ Iran đã tịch thu tất cả các máy bay chiến đấu này của Iraq và đưa chúng vào biên chế trong lực lượng Không quân Iran. Trong cùng thời gian, Không quân Iran cũng mua một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu MiG-29 từ Liên Xô, khi siêu cường này đang lúc "hấp hối".
Năm 1992 và 2001, Iran đã cố gắng mua máy bay đánh chặn MiG-31 hai động cơ từ Nga, nhưng sự can thiệp của Mỹ đã ngăn cản thương vụ này. Nhiều ý định mua chiến đấu cơ cũ của Iran, từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nhưng đều bị Mỹ ngăn chặn kịp thời.
Do vậy, không còn nghi ngờ gì, khi hầu hết các máy bay chiến đấu của Không quân Iran đều đã rất cũ; và nhu cầu về máy bay chiến đấu mới ngày càng tăng với Không quân nước này. Vậy tại sao Iran không tận dụng cơ hội hiện tại, để mua vũ khí mới?
Trong tương lai gần, nếu Iran mua máy bay chiến đấu, các nhà phân tích cho rằng, những máy bay chiến đấu này chỉ có thể đến từ Nga hoặc Trung Quốc. Vì trên thực tế, chỉ Nga và Trung Quốc mới bán máy bay cho Iran, vì các quốc gia châu Âu và Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí riêng rẽ với Iran.
Hiện nay chiến đấu cơ có khả năng chiến đấu tốt nhất trong Không quân Iran là F-14A, nhưng đã có hơn 40 năm hoạt động. Giới phân tích dự đoán, Iran có thể mua tiêm kích đa năng, chiếm ưu thế trên không Su-30SM hai chỗ ngồi của Nga, để thay thế cho F-14A.
Về máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nhiều khả năng Iran đang tìm cách tiếp cận tiêm kích hạng nhẹ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển, vì loại máy bay này rẻ hơn Su-30SM khoảng 30 triệu USD. JF-17 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt RD-33, tương tự như động cơ của tiêm kích MiG-29 của Iran.
Các nhà phân tích khác chỉ ra rằng, Iran có thể không đủ khả năng tài chính, để mua đủ số lượng Su-30SM hoặc Su-35, thay thế số máy bay chiến đấu F-14 và F-4 của họ. Do đó, Iran có thể mua một số lượng hạn chế máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga, sau đó mua thêm JF-17 rẻ hơn, để bù đắp sự thiếu hụt.
JF-17 là máy bay chiến đấu giá rẻ nhất thế giới hiện nay, mà Iran có thể mua; ngoài ra Iran cũng có thể mua máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc, có tính năng tốt hơn nhưng đắt tiền hơn. JF-17 có thể thay thế cho các máy bay chiến đấu F-5 và J-7, và J-10 tiên tiến hơn có thể thay thế MiG-29 của Iran.
Mặc dù JF-17 và J-10 rẻ hơn so với máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, nhưng Iran vẫn chưa có khả năng mua chúng sớm. Kể từ khi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Iran được cho là đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua 36 chiếc J-10, để nhanh chóng nâng cấp khả năng chiến đấu của lực lượng không quân.
Tuy nhiên có thông tin cho rằng, Iran muốn đổi dầu mỏ lấy những máy bay chiến đấu này, chứ không phải tiền mặt. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và việc đồng tiền quốc gia giảm giá mạnh, đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, phía "bên kia" không muốn đề xuất, đổi dầu lấy máy bay của Iran.
Cứ sau vài năm, lại có những tin đồn và suy đoán mới, về loại máy bay chiến đấu mà Iran có thể mua, để nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng không quân. Ngay từ năm 2007, đã có nhiều thông tin cho rằng Iran đã mua máy bay chiến đấu Su-30 từ Nga.
Vào năm 2015, có tin cho rằng Iran đã tìm cách mua Su-30 và thậm chí còn cân nhắc mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 từ Pháp. Nhưng cuối cùng, Iran vẫn không nhập khẩu máy bay chiến đấu mới nào.
. Hiện tại cũng vậy, rất khó có khả năng Iran sẽ sớm mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu mới, mặc dù đây là yêu cầu cấp thiết của Không quân Iran; tuy nhiên với một nền kinh tế "ốm yếu" do Mỹ và phương Tây cấm vận, cộng với đại dịch Covid-19 hoành hành, nên việc Iran nhanh chóng mua máy bay chiến đấu, vẫn tiếp tục chỉ là tin đồn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-14 của Iran tới nay vẫn bay tốt, tham gia hoạt động bảo vệ máy bay ném bom Nga ở Trung Đông. Nguồn: AircraftWatch.