Tàu sân bay trực thăng Nhật Bản có tên Izumo vừa mới tới quân cảng Cam Ranh (Việt Nam). Đây là một trong hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng của nước này. Một điểm khá đặc biệt đó là phía Nhật không gọi Izumo là tàu sân bay mà chỉ coi đây là tàu khu trục chở trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.Sở dĩ có tên gọi khá lạ như vậy là do kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các điều khoản trong thỏa thuận đầu hàng của Nhật với Mỹ không cho phép Nhật Bản được phép đóng tàu sân bay, vậy nên phía Nhật đã "thay tên đổi họ" cho những tàu sân bay Izumo của mình thành "tàu khu trục chở trực thăng" để không vi phạm vào những thỏa thuận từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.Hôm 20/5 vừa qua, Izumo (DDH-183) - con tàu hiện đại bậc nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa, trong khuôn khổ chương trình đối tác Thái Bình Dương 2017. Nguồn ảnh: Sina.Có trọng tải tối đa chỉ khoảng 27.000 tấn, tàu sân bay trực thăng Izumo có độ dài khoảng 248 mét, lườn rộng 38 mét, mớm nước 7,5 mét và có công suất tối đa khoảng 112.000 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ cao nhất lên tới 30 hải lý trên giờ tương đương với 56 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Tàu khu trục chở trực thăng Izumo của Nhật Bản có biên chế đầy đủ bao gồm 970 thủy thủ đoàn và sỹ quan. Tàu được trang bị 2 hệ thống pháo cao tốc Phalanx để phòng thủ tầm gần và 2 hệ thống tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Nguồn ảnh: Sina.Boong tàu sân bay Izumo có đủ diện tích để đỗ tổng cộng 9 chiếc trực thăng tổng cộng. Ngoài ra, kho chứa trực thăng dưới boong tàu có thể để được 28 chiếc. Hệ thống đường băng của Izumo không có khả năng để cất cánh và thu hồi các loại máy bay phản lực chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai phía Nhật sẽ trang bị các máy bay phản lực chiến đấu F-35B cho chiếc Izumo, khi đó Izumo có thể hoạt động không khác gì một chiếc tàu sân bay thực thụ mà không cần phải tốn nhiều công sức để cải biên lại. Nguồn ảnh: Sina.Sở dĩ các máy bay F-35B có thể hoạt động một cách bình thường trên tàu khu trục chở trực thăng Izumo là vì F-35B sở hữu khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Cụ thể, tính năng STVL của F-35B cho phép nó cất cánh gần như thẳng đứng với đường băng chỉ khoảng vài chục mét và hạ cánh một cách thẳng đứng hoàn toàn như một chiếc máy bay trực thăng thực thụ. Nguồn ảnh: Sina.Phía Nhật rõ ràng đã có ý định trang bị các chiến đấu cơ F-35B với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng lên những tàu sân bay trực thăng của mình. Bằng chứng là Nhật đã đặt mua 5 chiếc F-35B cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và dự kiến sẽ đặt mua 37 chiếc nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Maritimes.Giống như những hợp đồng đặt mua máy bay trước đây giữa Nhật và Mỹ, hãng Lockheed Martin sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất và lắp ráp các chiến đấu cơ F-35B cho Mitsubishi. Nếu có thể chủ động được trong việc tự sản xuất các chiến đấu cơ F-35B thì rất có thể trong tương lai tất cả các tàu khu trục chở trực thăng của Nhật Bản giống với chiếc Izumu sẽ đều được trang bị F-35B và trở thành những chiếc tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: Defence.
Tàu sân bay trực thăng Nhật Bản có tên Izumo vừa mới tới quân cảng Cam Ranh (Việt Nam). Đây là một trong hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng của nước này. Một điểm khá đặc biệt đó là phía Nhật không gọi Izumo là tàu sân bay mà chỉ coi đây là tàu khu trục chở trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ có tên gọi khá lạ như vậy là do kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các điều khoản trong thỏa thuận đầu hàng của Nhật với Mỹ không cho phép Nhật Bản được phép đóng tàu sân bay, vậy nên phía Nhật đã "thay tên đổi họ" cho những tàu sân bay Izumo của mình thành "tàu khu trục chở trực thăng" để không vi phạm vào những thỏa thuận từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm 20/5 vừa qua, Izumo (DDH-183) - con tàu hiện đại bậc nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa, trong khuôn khổ chương trình đối tác Thái Bình Dương 2017. Nguồn ảnh: Sina.
Có trọng tải tối đa chỉ khoảng 27.000 tấn, tàu sân bay trực thăng Izumo có độ dài khoảng 248 mét, lườn rộng 38 mét, mớm nước 7,5 mét và có công suất tối đa khoảng 112.000 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ cao nhất lên tới 30 hải lý trên giờ tương đương với 56 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu khu trục chở trực thăng Izumo của Nhật Bản có biên chế đầy đủ bao gồm 970 thủy thủ đoàn và sỹ quan. Tàu được trang bị 2 hệ thống pháo cao tốc Phalanx để phòng thủ tầm gần và 2 hệ thống tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Nguồn ảnh: Sina.
Boong tàu sân bay Izumo có đủ diện tích để đỗ tổng cộng 9 chiếc trực thăng tổng cộng. Ngoài ra, kho chứa trực thăng dưới boong tàu có thể để được 28 chiếc. Hệ thống đường băng của Izumo không có khả năng để cất cánh và thu hồi các loại máy bay phản lực chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai phía Nhật sẽ trang bị các máy bay phản lực chiến đấu F-35B cho chiếc Izumo, khi đó Izumo có thể hoạt động không khác gì một chiếc tàu sân bay thực thụ mà không cần phải tốn nhiều công sức để cải biên lại. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ các máy bay F-35B có thể hoạt động một cách bình thường trên tàu khu trục chở trực thăng Izumo là vì F-35B sở hữu khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Cụ thể, tính năng STVL của F-35B cho phép nó cất cánh gần như thẳng đứng với đường băng chỉ khoảng vài chục mét và hạ cánh một cách thẳng đứng hoàn toàn như một chiếc máy bay trực thăng thực thụ. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Nhật rõ ràng đã có ý định trang bị các chiến đấu cơ F-35B với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng lên những tàu sân bay trực thăng của mình. Bằng chứng là Nhật đã đặt mua 5 chiếc F-35B cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và dự kiến sẽ đặt mua 37 chiếc nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Maritimes.
Giống như những hợp đồng đặt mua máy bay trước đây giữa Nhật và Mỹ, hãng Lockheed Martin sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất và lắp ráp các chiến đấu cơ F-35B cho Mitsubishi. Nếu có thể chủ động được trong việc tự sản xuất các chiến đấu cơ F-35B thì rất có thể trong tương lai tất cả các tàu khu trục chở trực thăng của Nhật Bản giống với chiếc Izumu sẽ đều được trang bị F-35B và trở thành những chiếc tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: Defence.