“Hợp tác hải quân – 2017” (Naval Interaction-2017) là tên gọi chính thức của đợt tập trận hải quân đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc tại vùng Biển Baltic, với sự tham gia của hạm đội tàu chiến đến gần 20 chiếc của cả hai nước. Trong đó Hải quân Trung Quốc điều động cả các tàu khu trục mang tên lửa dần đường hiện đại nhất của nước này là Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Theo Bộ Quốc phòng Nga các hoạt động của “Hợp tác hải quân – 2017” sẽ diễn ra từ 21/7 cho đến 28/7, trong đó các hoạt động quân sự chính là từ 24/7-27/7. Đại diện Hải quân Nga sẽ cử ít nhất 10 tàu chiến tham gia các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.“Hợp tác hải quân – 2017” sẽ không có gì đặc biệt nếu như nó không được tổ chức tại vùng Biển Baltic vốn được xem là “cái rốn” của hải quân các nước NATO. Và dĩ nhiên nó tạo nên sự khó chịu cho cả Mỹ và các nước Đồng Minh. Còn đại diện phía Nga và Trung Quốc lại khẳng định rằng đợt tập trận trên chỉ là hoạt động trao đổi kinh nghiệm hải quân thông thường giữa hai nước. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Lịch sử của “Hợp tác hải quân” giữa Nga-Trung được bắt đầu từ năm 2012, khi hải quân hai quốc gia này tái khởi động các chương trình hợp tác quân sự chung trước sự thay đổi của tình hình an ninh thế giới. Tuy nhiên từ trước cho tới nay các hoạt động của “Hợp tác hải quân” chỉ thường diễn ra ở vùng Biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Trong ảnh là khu trục hạm mang tên lửa Hợp Phì (174) một trong những tàu đầu tiên thuộc lớp khu trục Type-052D của Hải quân Trung Quốc, nó cũng là tàu chiến dẫn đầu hạm đội tàu Trung Quốc tham dự “Hợp tác hải quân” năm nay. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Hiện tại Hải quân Trung Quốc có khoảng 9 chiếc Type-052D và đang chuẩn bị đưa vào trang bị thêm ba chiếc khác trong năm 2018. Theo kế hoạch đến năm 2020 Bắc Kinh dự định sẽ hoàn tất việc biên chế khoảng 18 chiếc Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Hình ảnh trực thăng săn ngầm Ka-27 của Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Theo thiết kế Type-052D có lượng giãn nước tối đa là 7.500 tấn và có chiều dài cơ sở 157m, với thủy thủ đoàn 280 người. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Ngay khi xuất hiện Type-052D đã được mệnh danh là “Arleigh Burke” của Trung Quốc, khi nó được thiết kế để trở thành người dẫn đầu biên đội hải quân nước xanh của Bắc Kinh. Và dĩ nhiên Type-052D được trang bị tất cả tinh hoa của ngành công nghiệp hàng hải Trung Quốc. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Trong ảnh là tàu Hợp Phì (174) di chuyển cùng đội hình tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Hình ảnh tàu hộ vệ mang tên lửa Vận Thành thuộc lớp Type 054A, Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Tàu hộ vệ mang tên lửa Project 20380 thuộc lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Tàu hộ vệ Boikiy (532) cũng thuộc lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Hình ảnh tàu Hợp Phì (174) dẫn đầu biên đội tàu liên hợp Nga-Trung trong hoạt động diễn tập trên Biển Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích quân sự, việc Bắc Kinh đồng ý triển khai biên đội tàu chiến đến Baltic là một thông điệp rõ ràng cho khả năng tác chiến xa bờ của hải quân nước này. Khi họ có thể triển khai hạm đội tàu chiến đến hầu hết mọi vùng biển trên thế giới kể cả một nơi xa xôi như Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Còn đối với Nga, sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc chỉ đơn thuần là sự phô trương sức mạnh của liên minh chiến lược Nga – Trung. Chứ nó không nhằm răn đe đến NATO bởi nước xa chẳng thể cứu được lửa gần và các Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Bắc hoàn toàn có đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Nga trong khu vực. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.Và một liên minh hải quân Nga – Trung hiện tại chỉ tồn tại ở mức hình thức hơn là đi đến một liên minh quân sự toàn diện, sẵn sàng hổ trợ nhau khi xung đột diễn ra. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
“Hợp tác hải quân – 2017” (Naval Interaction-2017) là tên gọi chính thức của đợt tập trận hải quân đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc tại vùng Biển Baltic, với sự tham gia của hạm đội tàu chiến đến gần 20 chiếc của cả hai nước. Trong đó Hải quân Trung Quốc điều động cả các tàu khu trục mang tên lửa dần đường hiện đại nhất của nước này là Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Theo Bộ Quốc phòng Nga các hoạt động của “Hợp tác hải quân – 2017” sẽ diễn ra từ 21/7 cho đến 28/7, trong đó các hoạt động quân sự chính là từ 24/7-27/7. Đại diện Hải quân Nga sẽ cử ít nhất 10 tàu chiến tham gia các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
“Hợp tác hải quân – 2017” sẽ không có gì đặc biệt nếu như nó không được tổ chức tại vùng Biển Baltic vốn được xem là “cái rốn” của hải quân các nước NATO. Và dĩ nhiên nó tạo nên sự khó chịu cho cả Mỹ và các nước Đồng Minh. Còn đại diện phía Nga và Trung Quốc lại khẳng định rằng đợt tập trận trên chỉ là hoạt động trao đổi kinh nghiệm hải quân thông thường giữa hai nước. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Lịch sử của “Hợp tác hải quân” giữa Nga-Trung được bắt đầu từ năm 2012, khi hải quân hai quốc gia này tái khởi động các chương trình hợp tác quân sự chung trước sự thay đổi của tình hình an ninh thế giới. Tuy nhiên từ trước cho tới nay các hoạt động của “Hợp tác hải quân” chỉ thường diễn ra ở vùng Biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Trong ảnh là khu trục hạm mang tên lửa Hợp Phì (174) một trong những tàu đầu tiên thuộc lớp khu trục Type-052D của Hải quân Trung Quốc, nó cũng là tàu chiến dẫn đầu hạm đội tàu Trung Quốc tham dự “Hợp tác hải quân” năm nay. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Hiện tại Hải quân Trung Quốc có khoảng 9 chiếc Type-052D và đang chuẩn bị đưa vào trang bị thêm ba chiếc khác trong năm 2018. Theo kế hoạch đến năm 2020 Bắc Kinh dự định sẽ hoàn tất việc biên chế khoảng 18 chiếc Type-052D. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Hình ảnh trực thăng săn ngầm Ka-27 của Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Theo thiết kế Type-052D có lượng giãn nước tối đa là 7.500 tấn và có chiều dài cơ sở 157m, với thủy thủ đoàn 280 người. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Ngay khi xuất hiện Type-052D đã được mệnh danh là “Arleigh Burke” của Trung Quốc, khi nó được thiết kế để trở thành người dẫn đầu biên đội hải quân nước xanh của Bắc Kinh. Và dĩ nhiên Type-052D được trang bị tất cả tinh hoa của ngành công nghiệp hàng hải Trung Quốc. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Trong ảnh là tàu Hợp Phì (174) di chuyển cùng đội hình tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Hình ảnh tàu hộ vệ mang tên lửa Vận Thành thuộc lớp Type 054A, Hải quân Trung Quốc tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Tàu hộ vệ mang tên lửa Project 20380 thuộc lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic tham gia “Hợp tác hải quân - 2017”. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Tàu hộ vệ Boikiy (532) cũng thuộc lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Hình ảnh tàu Hợp Phì (174) dẫn đầu biên đội tàu liên hợp Nga-Trung trong hoạt động diễn tập trên Biển Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích quân sự, việc Bắc Kinh đồng ý triển khai biên đội tàu chiến đến Baltic là một thông điệp rõ ràng cho khả năng tác chiến xa bờ của hải quân nước này. Khi họ có thể triển khai hạm đội tàu chiến đến hầu hết mọi vùng biển trên thế giới kể cả một nơi xa xôi như Baltic. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Còn đối với Nga, sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc chỉ đơn thuần là sự phô trương sức mạnh của liên minh chiến lược Nga – Trung. Chứ nó không nhằm răn đe đến NATO bởi nước xa chẳng thể cứu được lửa gần và các Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Bắc hoàn toàn có đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Nga trong khu vực. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.
Và một liên minh hải quân Nga – Trung hiện tại chỉ tồn tại ở mức hình thức hơn là đi đến một liên minh quân sự toàn diện, sẵn sàng hổ trợ nhau khi xung đột diễn ra. Nguồn ảnh: newkaliningrad.ru.