Theo thông tin mới nhất được hãng thông tấn NHK đăng tải, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên lãnh thổ đất liền của nước này. Nguồn ảnh: Yasa.Sau khi được triển khai hệ thống Aegis sẽ trở thành một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của Nhật Bản nhằm đối phó lại các mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên hay xa hơn là cả Trung Quốc. Nguồn ảnh: Raytheon.Toàn cảnh hệ thống Aegis trên cạn dự kiến sẽ được Mỹ hỗ trợ Nhật Bản triển khai tại nước này. Hệ thống này bao gồm một khối nhà chỉ huy trung tâm cùng hệ thống giếng phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41. Nguồn ảnh: Tokyo.Ở một số thiết kế khác của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, các giếng phóng Mk 41 thường được đặt ẩn dưới lòng đất . Nguồn ảnh: Lockheed.Truyền thông Nhật Bản cho biết, phía Nhật sẽ phải chi khoảng 880 triệu USD cho mỗi một hệ thống Aegis được đặt bên trong nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngoài ra, chính phủ Nhật cũng dự kiến sẽ chi thêm khoảng 2,8 tỷ Yên tương đương với 25 triệu USD từ ngân sách quốc phòng năm 2018 để mua các công nghệ kỹ thuật cơ bản của Mỹ trong việc triển khai và vận hành Aegis. Nguồn ảnh: Stripes.Dự kiến, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Nhật Bản sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2023 tới đây. Nguồn ảnh: Stars.Giới truyền thông Nhật Bản cũng cho biết thêm, nước này đang gấp rút phát triển một mẫu tên lửa đa năng mới vừa có khả năng đánh chặn vừa có thể sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và đây sẽ là nhân tố chính trong các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản trong tương lai. Nguồn ảnh: Irish.Với công nghệ của Nhật Bản hiện tại nước này hoàn toàn có đủ khả năng phát triển một mẫu tên lửa như trên cũng như có thể tự triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Nguồn ảnh: Japantimes. Mời độc giả theo dõi Video: Cận cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên đất liền của Mỹ.
Theo thông tin mới nhất được hãng thông tấn NHK đăng tải, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên lãnh thổ đất liền của nước này. Nguồn ảnh: Yasa.
Sau khi được triển khai hệ thống Aegis sẽ trở thành một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của Nhật Bản nhằm đối phó lại các mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên hay xa hơn là cả Trung Quốc. Nguồn ảnh: Raytheon.
Toàn cảnh hệ thống Aegis trên cạn dự kiến sẽ được Mỹ hỗ trợ Nhật Bản triển khai tại nước này. Hệ thống này bao gồm một khối nhà chỉ huy trung tâm cùng hệ thống giếng phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41. Nguồn ảnh: Tokyo.
Ở một số thiết kế khác của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, các giếng phóng Mk 41 thường được đặt ẩn dưới lòng đất . Nguồn ảnh: Lockheed.
Truyền thông Nhật Bản cho biết, phía Nhật sẽ phải chi khoảng 880 triệu USD cho mỗi một hệ thống Aegis được đặt bên trong nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài ra, chính phủ Nhật cũng dự kiến sẽ chi thêm khoảng 2,8 tỷ Yên tương đương với 25 triệu USD từ ngân sách quốc phòng năm 2018 để mua các công nghệ kỹ thuật cơ bản của Mỹ trong việc triển khai và vận hành Aegis. Nguồn ảnh: Stripes.
Dự kiến, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Nhật Bản sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2023 tới đây. Nguồn ảnh: Stars.
Giới truyền thông Nhật Bản cũng cho biết thêm, nước này đang gấp rút phát triển một mẫu tên lửa đa năng mới vừa có khả năng đánh chặn vừa có thể sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và đây sẽ là nhân tố chính trong các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản trong tương lai. Nguồn ảnh: Irish.
Với công nghệ của Nhật Bản hiện tại nước này hoàn toàn có đủ khả năng phát triển một mẫu tên lửa như trên cũng như có thể tự triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Nguồn ảnh: Japantimes.
Mời độc giả theo dõi Video: Cận cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên đất liền của Mỹ.