Bãi rác thải hạt nhân lớn nhất nước Mỹ được đặt tại bãi Hanford ở Benton County, Bang Washington vừa mới xuất hiện thêm chính xác là 77 lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng được đưa đến đây. Đây đều là các lõi phản ứng của các loại tàu ngầm hạt nhân Mỹ, tất cả đều đã được phân rã hết nhưng vẫn còn rất nguy hiểm. Ảnh: Hình ảnh lõi phản ứng hạt nhân tại bãi Hanford được đánh số tương ứng với tên những con tàu mà nó từng phục vụ bên cột trái. Nguồn ảnh: Sina.Hanford là bãi rác thải hạt nhân lớn nhất thế giới và là bãi rác thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Bãi Hanford ra đời từ năm 1943, trước đây vốn là bãi thử nghiệm những quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Để tiện cho việc vận chuyển các lõi hạt nhân vào bãi rác, bãi Hanford đã được mở rộng về phía bờ sông Colombia và các lõi hạt nhân có thể đi đường thủy thẳng từ ngoài biển Thái Bình Dương tới đây. Nguồn ảnh: Sina.Bãi rác này là nơi có "truyền thống" chứa lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng từ khi nước Mỹ hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên chiếc USS Nautilus từ năm 1958. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng, tại Hanford đã có tới 94 điểm tập kết rác thải hạt nhân, mỗi một điểm tập kết hạt nhân bao gồm nhiều loại lõi phản ứng đã qua sử dụng của tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay và các loại lõi phản ứng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm cả lĩnh vực dân sự cũng được tập kết tới đây. Nguồn ảnh: Sina.Thông thường, một tàu ngầm hạt nhân chỉ có tuổi đời từ 20 tới 30 năm, trong quãng thời gian đó, nó sẽ phải thay lõi phản ứng hạt nhân một lần và sau khi con tàu hết niên hạn sử dụng, hai lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được mang tới bãi tập kết rác thải hạt nhân ở Hanford. Nguồn ảnh: Sina.Các loại tàu ngầm hạt nhân có lõi phản ứng nhỏ hơn trong khi đó các lõi của tàu sân bay thường sẽ có thời hạn sử dụng từ 18 cho tới 22 năm và tối đa có thể lên tới 25 năm. Tuổi đời sử dụng của các tàu sân bay hạt nhân cũng được tính bằng với 2 lõi phản ứng hạt nhân, tương đương với khoảng từ 35 tới 45 năm. Nguồn ảnh: Sina.Dư luận Mỹ đã rất nhiều lần lên tiếng về việc bãi rác hạt nhân lớn nhất thế giới của nước này được đặt ngay bên cạnh bờ sông Colombia, một trong những con sông lớn nhất nước Mỹ và thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bãi rác thải hạt nhân này không được bảo quản cẩn thận. Nguồn ảnh: Sina.Theo số liệu được Mỹ công bố hồi năm 2016, nước này hiện tại đang có khoảng 16 tàu ngầm hạt nhân các loại, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể sẽ lớn hơn con số công bố rất nhiều vì khác với tàu sân bay có thể "đếm" được trên mặt nước, tàu ngầm là thứ rất khó kiểm soát về mặt số lượng và cũng là một trong những thứ vũ khí chiến lược được các quốc gia sở hữu không muốn đề cập tới. Nguồn ảnh: Sina.Với lượng tàu ngầm hạt nhân lớn như vậy, cộng thêm đội các tàu sân bay hạt nhân đang còn đang hoạt động, trong tương lai, rất có thể bãi rác Hanford sẽ quá tải và những lõi thừa này sẽ được chôn vĩnh viễn xuống dưới lòng đất. Nguồn ảnh: Sina.
Bãi rác thải hạt nhân lớn nhất nước Mỹ được đặt tại bãi Hanford ở Benton County, Bang Washington vừa mới xuất hiện thêm chính xác là 77 lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng được đưa đến đây. Đây đều là các lõi phản ứng của các loại tàu ngầm hạt nhân Mỹ, tất cả đều đã được phân rã hết nhưng vẫn còn rất nguy hiểm. Ảnh: Hình ảnh lõi phản ứng hạt nhân tại bãi Hanford được đánh số tương ứng với tên những con tàu mà nó từng phục vụ bên cột trái. Nguồn ảnh: Sina.
Hanford là bãi rác thải hạt nhân lớn nhất thế giới và là bãi rác thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Bãi Hanford ra đời từ năm 1943, trước đây vốn là bãi thử nghiệm những quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Để tiện cho việc vận chuyển các lõi hạt nhân vào bãi rác, bãi Hanford đã được mở rộng về phía bờ sông Colombia và các lõi hạt nhân có thể đi đường thủy thẳng từ ngoài biển Thái Bình Dương tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Bãi rác này là nơi có "truyền thống" chứa lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng từ khi nước Mỹ hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên chiếc USS Nautilus từ năm 1958. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng, tại Hanford đã có tới 94 điểm tập kết rác thải hạt nhân, mỗi một điểm tập kết hạt nhân bao gồm nhiều loại lõi phản ứng đã qua sử dụng của tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay và các loại lõi phản ứng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm cả lĩnh vực dân sự cũng được tập kết tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Thông thường, một tàu ngầm hạt nhân chỉ có tuổi đời từ 20 tới 30 năm, trong quãng thời gian đó, nó sẽ phải thay lõi phản ứng hạt nhân một lần và sau khi con tàu hết niên hạn sử dụng, hai lõi phản ứng hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được mang tới bãi tập kết rác thải hạt nhân ở Hanford. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại tàu ngầm hạt nhân có lõi phản ứng nhỏ hơn trong khi đó các lõi của tàu sân bay thường sẽ có thời hạn sử dụng từ 18 cho tới 22 năm và tối đa có thể lên tới 25 năm. Tuổi đời sử dụng của các tàu sân bay hạt nhân cũng được tính bằng với 2 lõi phản ứng hạt nhân, tương đương với khoảng từ 35 tới 45 năm. Nguồn ảnh: Sina.
Dư luận Mỹ đã rất nhiều lần lên tiếng về việc bãi rác hạt nhân lớn nhất thế giới của nước này được đặt ngay bên cạnh bờ sông Colombia, một trong những con sông lớn nhất nước Mỹ và thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bãi rác thải hạt nhân này không được bảo quản cẩn thận. Nguồn ảnh: Sina.
Theo số liệu được Mỹ công bố hồi năm 2016, nước này hiện tại đang có khoảng 16 tàu ngầm hạt nhân các loại, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể sẽ lớn hơn con số công bố rất nhiều vì khác với tàu sân bay có thể "đếm" được trên mặt nước, tàu ngầm là thứ rất khó kiểm soát về mặt số lượng và cũng là một trong những thứ vũ khí chiến lược được các quốc gia sở hữu không muốn đề cập tới. Nguồn ảnh: Sina.
Với lượng tàu ngầm hạt nhân lớn như vậy, cộng thêm đội các tàu sân bay hạt nhân đang còn đang hoạt động, trong tương lai, rất có thể bãi rác Hanford sẽ quá tải và những lõi thừa này sẽ được chôn vĩnh viễn xuống dưới lòng đất. Nguồn ảnh: Sina.