Nga đã chi vài chục tỷ USD mỗi năm cho ngân sách quân sự, một nửa trong số đó được chi cho vũ khí hạt nhân. Dù là tàu ngầm hạt nhân hay tên lửa hạt nhân liên lục địa và ngay cả việc duy trì bom hạt nhân cũng cần chi phí rất lớn. Hiện Quân đội Nga duy trì ít nhất hàng nghìn quả bom hạt nhân và chi phí bảo trì cần thiết là rất cao.Một nửa số ngân sách quốc phòng còn lại, Quân đội Nga phải chi cho các hoạt động chiến đấu tại chiến trường Syria và hỗ trợ lực lượng dân quân Donbass thân Nga tại miền Đông Ukraine.Các dự án máy bay chiến đấu Su-34, Su-35 và Su-57 của Không quân Nga và dự án tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160 cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn. Ngoài ra, các dự án tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Lực lượng tên lửa Nga cũng liên tục đòi hỏi sự hỗ trợ kinh phí khổng lồ.Không chỉ vậy, một phần lớn chi tiêu quân sự còn lại của Nga, đã được ưu tiên đầu tư cho một số sư đoàn lính dù hạng nặng. Quân đội Nga đã chi một khoản tiền khổng lồ, để duy trì và huấn luyện một số sư đoàn lính dù hạng nặng được trang bị các phương tiện cơ giới.Các phương tiện chiến đấu bộ binh và lính dù có thể trực tiếp di chuyển cùng nhau, với sức mạnh tấn công bọc thép nhất định. Vì vậy, lính dù Nga luôn là lực lượng tinh nhuệ, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến ở Chechnya và trong việc dập tắt bạo loạn ở Kazakhstan.Tuy nhiên, trên chiến trường Nga-Ukraine, sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga không hùng mạnh như tưởng tượng. Khi những lính dù này, không thể ngăn chặn được cuộc bao vây của lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine.Ngay cả ở mặt trận Donbass và chiến trường Kherson, các sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga ở phía sau mặt trận 100 km cũng sẽ không thể hiện được gì nhiều. Nếu không, bộ đội mặt đất của Quân đội Nga sẽ sớm có thể đột phá, lý do là ở các khu vực này, các trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine đều được bố trí dày đặc.Trong những ngày đầu của cuộc chiến tại sân bay Gostomer, các sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga đã tập trung tại sân bay, nhưng đã bị tấn công bởi pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 4, thuộc lực lượng dự bị của Quân đội Ukraine.Một số lượng lớn vũ khí hạng nặng của quân dù như xe chiến đấu bộ binh BMD2, BMD4 và BTR-D bị pháo phản lực và tên lửa chống tăng của Ukraine tiêu diệt. Các phương tiện chiến đấu chủ lực của lính dù Nga đều là xe bọc thép hợp kim nhôm, không thể chịu được tên lửa chống tăng của Ukraine.Ngay sau đó, lính dù Nga đã thực hiện một cuộc hành quân chia cắt xuống Kiev bằng những chiến xa của lính dù và cơ động đến các khu vực Gostomer và Butcha. Tuy nhiên, lực lượng này đã bị quân cơ động Ukraine phục kích nhiều lần và bị tổn thất.Trong tổ chức biên chế của Quân đội Nga, quân dù là lực lượng dự bị chiến lược của Bộ Tổng tham mưu Nga và là binh chủng có số quân nhân được ký hợp đồng nhiều nhất trong Quân đội Nga. Do đó, hiệu quả chiến đấu và tinh thần cũng rất mạnh mẽ.Tuy nhiên, sư đoàn lính dù hạng nặng, dù có được tăng cường thế nào, thì vũ khí hạng nặng cũng chỉ có xe bọc thép hợp kim nhôm và số lượng tương đối ít. Với hỏa lực như vậy, đơn giản là lính dù không có cách nào để đối đầu với một sư đoàn bộ binh cơ giới của đối phương, với pháo hạng nặng 122 hoặc 152mm, xe tăng và bệ phóng tên lửa.Tại chiến trường phía bắc khu vực Kherson, Lữ đoàn cơ giới dự bị Ukraine tấn công thẳng đến thị trấn Vysokpilia, nhưng Sư đoàn nhảy dù số 76 thuộc lực lượng bảo vệ tinh nhuệ của Nga đang canh giữ tại đây, thiếu pháo chế áp và không thể trấn áp Quân đội Ukraine bằng hỏa lực, nên đơn vị lính dù này đã được lệnh rút đến các vị trí tuyến hai.Việc sử dụng thực sự của lính dù, là trong các cuộc đột kích vào sâu trong hậu tuyến của đối phương, nơi mà địch có những chủ quan, sơ hở. Với cường độ huấn luyện của lính dù cao hơn, chất lượng con người tốt hơn, nên khả năng chiến đấu rất xuất sắc và họ hoàn toàn có thể hoàn thành các nhiệm vụ như vậy.Theo Tạp chí Quốc phòng Ukraine, lính dù Nga thiếu khả năng đánh địch trong công sự vững chắc và không có lực lượng thiết giáp hạng nặng hỗ trợ, cũng như yếu về chiến đấu phòng ngự; do vậy, hiệu quả chiến đấu của quân dù thực sự không quá cao trong các cuộc đối đầu trên chiến trường quy mô lớn.Phân tích cuối cùng, lính dù Nga vẫn còn thiếu các hệ thống vũ khí hiện đại, đặc biệt là dòng xe bọc thép lớn 8 bánh. Xe bánh xích bằng hợp kim nhôm nhẹ của lính dù Nga đã lạc hậu và không phù hợp với chiến trường hiện đại.Xe bọc thép 8 bánh hơi nhẹ và nhanh, sử dụng công nghệ thép tấm + giáp composite, nên có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác và có khả năng cơ động tốt hơn xe bọc thép bánh xích của quân dù Nga nhiều lần. Cùng với đó là khả năng chiến đấu được thông tin hóa, chẳng hạn như pháo tấn công bánh lốp 105mm, xe chiến đấu bánh lốp tên lửa chống tăng và pháo bắn nhanh 30mm. Xe tăng loại 8 bánh lốp có thể lắp pháo 122 mm và hơn thế nữa. Nếu lính dù Nga có thể được trang bị xe thiết giáp 8 bánh, lính dù hạng nặng của Nga có thể chiến đấu hiệu quả hơn.
Nga đã chi vài chục tỷ USD mỗi năm cho ngân sách quân sự, một nửa trong số đó được chi cho vũ khí hạt nhân. Dù là tàu ngầm hạt nhân hay tên lửa hạt nhân liên lục địa và ngay cả việc duy trì bom hạt nhân cũng cần chi phí rất lớn. Hiện Quân đội Nga duy trì ít nhất hàng nghìn quả bom hạt nhân và chi phí bảo trì cần thiết là rất cao.
Một nửa số ngân sách quốc phòng còn lại, Quân đội Nga phải chi cho các hoạt động chiến đấu tại chiến trường Syria và hỗ trợ lực lượng dân quân Donbass thân Nga tại miền Đông Ukraine.
Các dự án máy bay chiến đấu Su-34, Su-35 và Su-57 của Không quân Nga và dự án tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160 cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn. Ngoài ra, các dự án tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Lực lượng tên lửa Nga cũng liên tục đòi hỏi sự hỗ trợ kinh phí khổng lồ.
Không chỉ vậy, một phần lớn chi tiêu quân sự còn lại của Nga, đã được ưu tiên đầu tư cho một số sư đoàn lính dù hạng nặng. Quân đội Nga đã chi một khoản tiền khổng lồ, để duy trì và huấn luyện một số sư đoàn lính dù hạng nặng được trang bị các phương tiện cơ giới.
Các phương tiện chiến đấu bộ binh và lính dù có thể trực tiếp di chuyển cùng nhau, với sức mạnh tấn công bọc thép nhất định. Vì vậy, lính dù Nga luôn là lực lượng tinh nhuệ, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến ở Chechnya và trong việc dập tắt bạo loạn ở Kazakhstan.
Tuy nhiên, trên chiến trường Nga-Ukraine, sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga không hùng mạnh như tưởng tượng. Khi những lính dù này, không thể ngăn chặn được cuộc bao vây của lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine.
Ngay cả ở mặt trận Donbass và chiến trường Kherson, các sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga ở phía sau mặt trận 100 km cũng sẽ không thể hiện được gì nhiều. Nếu không, bộ đội mặt đất của Quân đội Nga sẽ sớm có thể đột phá, lý do là ở các khu vực này, các trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine đều được bố trí dày đặc.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến tại sân bay Gostomer, các sư đoàn lính dù hạng nặng của Nga đã tập trung tại sân bay, nhưng đã bị tấn công bởi pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 4, thuộc lực lượng dự bị của Quân đội Ukraine.
Một số lượng lớn vũ khí hạng nặng của quân dù như xe chiến đấu bộ binh BMD2, BMD4 và BTR-D bị pháo phản lực và tên lửa chống tăng của Ukraine tiêu diệt. Các phương tiện chiến đấu chủ lực của lính dù Nga đều là xe bọc thép hợp kim nhôm, không thể chịu được tên lửa chống tăng của Ukraine.
Ngay sau đó, lính dù Nga đã thực hiện một cuộc hành quân chia cắt xuống Kiev bằng những chiến xa của lính dù và cơ động đến các khu vực Gostomer và Butcha. Tuy nhiên, lực lượng này đã bị quân cơ động Ukraine phục kích nhiều lần và bị tổn thất.
Trong tổ chức biên chế của Quân đội Nga, quân dù là lực lượng dự bị chiến lược của Bộ Tổng tham mưu Nga và là binh chủng có số quân nhân được ký hợp đồng nhiều nhất trong Quân đội Nga. Do đó, hiệu quả chiến đấu và tinh thần cũng rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sư đoàn lính dù hạng nặng, dù có được tăng cường thế nào, thì vũ khí hạng nặng cũng chỉ có xe bọc thép hợp kim nhôm và số lượng tương đối ít. Với hỏa lực như vậy, đơn giản là lính dù không có cách nào để đối đầu với một sư đoàn bộ binh cơ giới của đối phương, với pháo hạng nặng 122 hoặc 152mm, xe tăng và bệ phóng tên lửa.
Tại chiến trường phía bắc khu vực Kherson, Lữ đoàn cơ giới dự bị Ukraine tấn công thẳng đến thị trấn Vysokpilia, nhưng Sư đoàn nhảy dù số 76 thuộc lực lượng bảo vệ tinh nhuệ của Nga đang canh giữ tại đây, thiếu pháo chế áp và không thể trấn áp Quân đội Ukraine bằng hỏa lực, nên đơn vị lính dù này đã được lệnh rút đến các vị trí tuyến hai.
Việc sử dụng thực sự của lính dù, là trong các cuộc đột kích vào sâu trong hậu tuyến của đối phương, nơi mà địch có những chủ quan, sơ hở. Với cường độ huấn luyện của lính dù cao hơn, chất lượng con người tốt hơn, nên khả năng chiến đấu rất xuất sắc và họ hoàn toàn có thể hoàn thành các nhiệm vụ như vậy.
Theo Tạp chí Quốc phòng Ukraine, lính dù Nga thiếu khả năng đánh địch trong công sự vững chắc và không có lực lượng thiết giáp hạng nặng hỗ trợ, cũng như yếu về chiến đấu phòng ngự; do vậy, hiệu quả chiến đấu của quân dù thực sự không quá cao trong các cuộc đối đầu trên chiến trường quy mô lớn.
Phân tích cuối cùng, lính dù Nga vẫn còn thiếu các hệ thống vũ khí hiện đại, đặc biệt là dòng xe bọc thép lớn 8 bánh. Xe bánh xích bằng hợp kim nhôm nhẹ của lính dù Nga đã lạc hậu và không phù hợp với chiến trường hiện đại.
Xe bọc thép 8 bánh hơi nhẹ và nhanh, sử dụng công nghệ thép tấm + giáp composite, nên có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác và có khả năng cơ động tốt hơn xe bọc thép bánh xích của quân dù Nga nhiều lần.
Cùng với đó là khả năng chiến đấu được thông tin hóa, chẳng hạn như pháo tấn công bánh lốp 105mm, xe chiến đấu bánh lốp tên lửa chống tăng và pháo bắn nhanh 30mm. Xe tăng loại 8 bánh lốp có thể lắp pháo 122 mm và hơn thế nữa. Nếu lính dù Nga có thể được trang bị xe thiết giáp 8 bánh, lính dù hạng nặng của Nga có thể chiến đấu hiệu quả hơn.