Hệ thống phòng không di động mang tên "Vòm Sắt" hay còn có tên tiếng anh là Iron Dome được Israel tự nghiên cứu và chế tạo dùng để phòng thủ không phận nước này khỏi pháo phản lực, đạn pháo và đạn cối. Nguồn ảnh: Post.Có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 tới 79 km, các tên lửa của hệ thống "Vòm Sắt" được thiết kế để đánh chặn, phá hủy các vật thể bay tốc độ cao của đối phương. Nguồn ảnh: Post.Hệ thống "Vòm Sắt" được cấu thành bởi các phần tử chiến đấu di động gồm hệ thống radar di động, các hệ thống xe phóng di động với một hoặc nhiều hệ thống tùy theo khu vực hay yêu cầu tác chiến và một xe chỉ huy tác chiến di động. Nguồn ảnh: Vank.Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch có thể là đạn cối, tên lửa hoặc đạn pháo, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn. Nếu quả đạn được xác định sẽ rơi đúng vào khu vực đông dân cư, tên lửa đánh chặn "Vòm Sắt" sẽ được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi đang bay trên không. Nguồn ảnh: CNN.Điểm mạnh của hệ thống này chính là tốc độ phản ứng nhanh và có khả năng đánh chặn cực kỳ hiệu quả. Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ ngày 27/3/2011 cho tới tháng 11/2012, "Vòm Sắt" đã đánh chặn được hơn 400 pháo phản lực, chiém 90% số lượng tên lửa được phóng đi từ Gaza nhắm vào các khu dân cư của Israel. Nguồn ảnh: Alaray.Điểm đặc biệt là Hệ thống "Vòm Sắt" còn có cả khả năng đánh chặn các loại máy bay bay ở độ cao tối đa lên tới 10.000 mét. Nguồn ảnh: DM.Điểm yếu chí tử của hệ thống phòng thủ này hiện nay đó chính là việc nó phải ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ với danh sách các mục tiêu không hạn chế, thậm chí là vượt ra ngoài khả năng của mình. Hay nói một cách ngắn gọn, Israel đã dùng "Vòm Sắt" như thể muốn "một tay che cả bầu trời". Nguồn ảnh: CNN.Bên cạnh đó, với giá cái khoảng 90.000 USD cho mỗi quả tên lửa, việc sử dụng "Vòm Sắt" để đánh chặn các mục tiêu như đạn cối hay đạn pháo thực sự quá tốn kém ngay cả khi chúng hiệu quả. Nguồn ảnh: UPI.Lực lượng vũ trang Hezbollah và các thế lực đối địch với Israel ở dải Gaza hiện nay mới chỉ tấn công Jerusalem một cách hạn chế nên "Vòm Sắt" vẫn có thể chống đỡ được. Tuy nhiên nếu một loạt pháo kích với số lượng lên tới hàng nghìn quả một lúc bắn vào từ mọi hướng, thì hệ thống "Vòm Sắt" của Israel sẽ gần như bị chọc thủng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Times.Tính tới năm 2015, phía Israel đang có tổng cộng 5 khẩu đội Vòm Sắt được triển khai với số bệ phóng là 15 bệ, mỗi bệ phóng có 20 quả tên lửa. Như vậy tổng cộng toàn bộ các hệ thống "Vòm Sắt" của Israel chỉ đánh chặn được tối đa 300 mục tiêu. Trong trường hợp tác chiến quy mô lớn, 10 khẩu cối 80 chỉ tốn khoảng 10 phút để bắn được tổng cộng 300 quả đạn, chả mấy chốc khiến toàn bộ hệ thống phòng thủ của Israel "hết đạn". Nguồn ảnh: Forward.Mặc dù vậy, trong suốt hơn 6 năm qua kể từ khi được triển khai, hệ thống phòng thủ của Israel vẫn đang chứng tỏ được khả năng của mình với tỷ lệ đánh chặn thành công lên đến 80%. Nguồn ảnh: CBC.Lần gần đây nhất vào năm 2012, hệ thống "Vòm Sắt" đã chặn được 30 trên tổng số 35 quả đạn pháo được bắn từ phía dải Gaza. Đây được coi là một trong những màn phô diễn khả năng tốt nhất của Vòm Sắt kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: DM.Trong tương lai, phía Israel chắc chắn sẽ phải nâng cấp "Vòm Sắt" hoặc triển khai nhiều hơn nữa về số lượng các bệ phóng để đủ khả năng đối phó với nguy cơ bị tấn công từ các mối đe dọa trong khu vực. Tuy nhiên, với giá lên tới 50 triệu USD cho mỗi bệ phóng, việc trạng bị với số lượng lớn Iron Doom là điều khá khó khăn đối với Jerusalem. Nguồn ảnh: Ilna.
Hệ thống phòng không di động mang tên "Vòm Sắt" hay còn có tên tiếng anh là Iron Dome được Israel tự nghiên cứu và chế tạo dùng để phòng thủ không phận nước này khỏi pháo phản lực, đạn pháo và đạn cối. Nguồn ảnh: Post.
Có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 tới 79 km, các tên lửa của hệ thống "Vòm Sắt" được thiết kế để đánh chặn, phá hủy các vật thể bay tốc độ cao của đối phương. Nguồn ảnh: Post.
Hệ thống "Vòm Sắt" được cấu thành bởi các phần tử chiến đấu di động gồm hệ thống radar di động, các hệ thống xe phóng di động với một hoặc nhiều hệ thống tùy theo khu vực hay yêu cầu tác chiến và một xe chỉ huy tác chiến di động. Nguồn ảnh: Vank.
Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch có thể là đạn cối, tên lửa hoặc đạn pháo, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn. Nếu quả đạn được xác định sẽ rơi đúng vào khu vực đông dân cư, tên lửa đánh chặn "Vòm Sắt" sẽ được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi đang bay trên không. Nguồn ảnh: CNN.
Điểm mạnh của hệ thống này chính là tốc độ phản ứng nhanh và có khả năng đánh chặn cực kỳ hiệu quả. Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ ngày 27/3/2011 cho tới tháng 11/2012, "Vòm Sắt" đã đánh chặn được hơn 400 pháo phản lực, chiém 90% số lượng tên lửa được phóng đi từ Gaza nhắm vào các khu dân cư của Israel. Nguồn ảnh: Alaray.
Điểm đặc biệt là Hệ thống "Vòm Sắt" còn có cả khả năng đánh chặn các loại máy bay bay ở độ cao tối đa lên tới 10.000 mét. Nguồn ảnh: DM.
Điểm yếu chí tử của hệ thống phòng thủ này hiện nay đó chính là việc nó phải ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ với danh sách các mục tiêu không hạn chế, thậm chí là vượt ra ngoài khả năng của mình. Hay nói một cách ngắn gọn, Israel đã dùng "Vòm Sắt" như thể muốn "một tay che cả bầu trời". Nguồn ảnh: CNN.
Bên cạnh đó, với giá cái khoảng 90.000 USD cho mỗi quả tên lửa, việc sử dụng "Vòm Sắt" để đánh chặn các mục tiêu như đạn cối hay đạn pháo thực sự quá tốn kém ngay cả khi chúng hiệu quả. Nguồn ảnh: UPI.
Lực lượng vũ trang Hezbollah và các thế lực đối địch với Israel ở dải Gaza hiện nay mới chỉ tấn công Jerusalem một cách hạn chế nên "Vòm Sắt" vẫn có thể chống đỡ được. Tuy nhiên nếu một loạt pháo kích với số lượng lên tới hàng nghìn quả một lúc bắn vào từ mọi hướng, thì hệ thống "Vòm Sắt" của Israel sẽ gần như bị chọc thủng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Times.
Tính tới năm 2015, phía Israel đang có tổng cộng 5 khẩu đội Vòm Sắt được triển khai với số bệ phóng là 15 bệ, mỗi bệ phóng có 20 quả tên lửa. Như vậy tổng cộng toàn bộ các hệ thống "Vòm Sắt" của Israel chỉ đánh chặn được tối đa 300 mục tiêu. Trong trường hợp tác chiến quy mô lớn, 10 khẩu cối 80 chỉ tốn khoảng 10 phút để bắn được tổng cộng 300 quả đạn, chả mấy chốc khiến toàn bộ hệ thống phòng thủ của Israel "hết đạn". Nguồn ảnh: Forward.
Mặc dù vậy, trong suốt hơn 6 năm qua kể từ khi được triển khai, hệ thống phòng thủ của Israel vẫn đang chứng tỏ được khả năng của mình với tỷ lệ đánh chặn thành công lên đến 80%. Nguồn ảnh: CBC.
Lần gần đây nhất vào năm 2012, hệ thống "Vòm Sắt" đã chặn được 30 trên tổng số 35 quả đạn pháo được bắn từ phía dải Gaza. Đây được coi là một trong những màn phô diễn khả năng tốt nhất của Vòm Sắt kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: DM.
Trong tương lai, phía Israel chắc chắn sẽ phải nâng cấp "Vòm Sắt" hoặc triển khai nhiều hơn nữa về số lượng các bệ phóng để đủ khả năng đối phó với nguy cơ bị tấn công từ các mối đe dọa trong khu vực. Tuy nhiên, với giá lên tới 50 triệu USD cho mỗi bệ phóng, việc trạng bị với số lượng lớn Iron Doom là điều khá khó khăn đối với Jerusalem. Nguồn ảnh: Ilna.