Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.
Khẩu đội Iron Dome gồm 3 thành phần chính: hệ thống radar trinh sát; hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu; các bệ phóng tên lửa đánh chặn. Trong ảnh là hệ thống radar của Iron Dome làm nhiệm vụ phát hiện, xác định kiểu loại mục tiêu (là đạn pháo, đạn pháo phản lực…) và theo dõi đường bay. Dựa trên thông tin chuyển về từ radar, hệ thống quản lý chiến đấu sẽ phân tích nhanh mối nguy hiểm và tính toán điểm va chạm. Nếu thông số tính toán cho thấy mối đe dọa thực sự của mục tiêu, hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ khởi động tên lửa đánh chặn mối nguy hiểm. Trong ảnh là cabin hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu. Đạn tên lửa đánh chặn dùng cho hệ thống Iron Dome là loại Tamir thiết kế với tính linh hoạt cơ động cao, trang bị cảm biến quang – điện để tấn công mục tiêu.
Một bệ phóng của Iron Dome được kết cấu với 20 ống phóng chứa đạn tên lửa Tamir. Không rõ khẩu đội Iron Dome thì có bao nhiêu bệ phóng. Lệnh kích hoạt tên lửa được điều khiển qua kết nối không dây, rất tiện lợi trong quá trình triển khai – thu hồi hệ thống. Không rõ tầm bắn của Tamir nhưng theo công bố của Israel thì phạm vi hỏa lực của Iron Dome là 70km.Hệ thống Iron Dome ban đầu triển khai để chống lại các cuộc tấn công bằng pháo phản lực từ phía dải Gaza. Trong lịch sử hoạt động, Iron Dome được đánh giá rất cao với tỷ lệ đánh chặn luôn hơn 90%.
Theo số liệu thống kê tháng 3/2012 thì đã có hơn 300 quả đạn pháo phản lực được bắn từ dải Gaza hướng vào Israel. Trong đó 177 quả rơi vào vùng lãnh thổ của Israel. Hệ thống Iron Dome đã đánh chặn ít nhất 56 quả đạn có khả năng cao rơi vào vùng dân cư, số còn lại rơi lệch ra phía ngoài. Đây là điểm ưu việt của Iron Dome khi mà nó có thể tính toán được mục tiêu nào nguy hiểm nhất và đánh chặn, nếu mục tiêu rơi ở khu vực không người thì “bỏ qua”.
Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.
Khẩu đội Iron Dome gồm 3 thành phần chính: hệ thống radar trinh sát; hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu; các bệ phóng tên lửa đánh chặn. Trong ảnh là hệ thống radar của Iron Dome làm nhiệm vụ phát hiện, xác định kiểu loại mục tiêu (là đạn pháo, đạn pháo phản lực…) và theo dõi đường bay.
Dựa trên thông tin chuyển về từ radar, hệ thống quản lý chiến đấu sẽ phân tích nhanh mối nguy hiểm và tính toán điểm va chạm. Nếu thông số tính toán cho thấy mối đe dọa thực sự của mục tiêu, hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ khởi động tên lửa đánh chặn mối nguy hiểm. Trong ảnh là cabin hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý chiến đấu.
Đạn tên lửa đánh chặn dùng cho hệ thống Iron Dome là loại Tamir thiết kế với tính linh hoạt cơ động cao, trang bị cảm biến quang – điện để tấn công mục tiêu.
Một bệ phóng của Iron Dome được kết cấu với 20 ống phóng chứa đạn tên lửa Tamir. Không rõ khẩu đội Iron Dome thì có bao nhiêu bệ phóng. Lệnh kích hoạt tên lửa được điều khiển qua kết nối không dây, rất tiện lợi trong quá trình triển khai – thu hồi hệ thống.
Không rõ tầm bắn của Tamir nhưng theo công bố của Israel thì phạm vi hỏa lực của Iron Dome là 70km.
Hệ thống Iron Dome ban đầu triển khai để chống lại các cuộc tấn công bằng pháo phản lực từ phía dải Gaza. Trong lịch sử hoạt động, Iron Dome được đánh giá rất cao với tỷ lệ đánh chặn luôn hơn 90%.
Theo số liệu thống kê tháng 3/2012 thì đã có hơn 300 quả đạn pháo phản lực được bắn từ dải Gaza hướng vào Israel. Trong đó 177 quả rơi vào vùng lãnh thổ của Israel. Hệ thống Iron Dome đã đánh chặn ít nhất 56 quả đạn có khả năng cao rơi vào vùng dân cư, số còn lại rơi lệch ra phía ngoài. Đây là điểm ưu việt của Iron Dome khi mà nó có thể tính toán được mục tiêu nào nguy hiểm nhất và đánh chặn, nếu mục tiêu rơi ở khu vực không người thì “bỏ qua”.