Patriot PAC-3 phiên bản hiện đại bậc nhất hiện tại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Phiên bản tiền nhiệm của PAC-3 là PAC-2 đã từng được sử dụng bởi Lục quân Mỹ từ năm 1990 và xuất hiện trong Chiến tranh vùng Vịnh với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Scud của Iraq. Nguồn ảnh: Militarytoday.Tuy nhiên do sự phát triển vũ bão của công nghệ tên lửa đạn đạo, PAC-2 đã dần mất ưu thế và trở nên lỗi thời trước các loại tên lửa đời mới do Nga sản xuất sau này. PAC-3 ra đời như một phiên bản cải tiến sâu của PAC-2 và biến hệ thống Patriot trở lại lợi hại như xưa. Nguồn ảnh: Militarytoday.Khi được ra đời (hiện vẫn chưa rõ thời điểm PAC-3 chính thức ra đời), PAC-3 được hoạt động song song cùng với PAC-2 và là một phần trong các hệ thống đánh chặn tầm xa được sử dụng ở Đức, Nhật Bản, Hà Lan và Đài Loan. Nguồn ảnh: Militarytoday.Loại tên lửa đời mới là MIM-104F cũng được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng cùng với PAC-3. Nếu coi PAC-3 là linh hồn của tổ hợp đánh chặn Patriot thì MIM-104F lại chính là linh hồn của PAC-3. Điểm dễ nhận biết nhất của MIM-104F đó là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với loại tên lửa trước được sử dụng cùng hệ thống Patriot. Nguồn ảnh: Militarytoday.MIM-104F cũng có khả năng cơ động tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Tên lửa MIM-104F có cách thức đánh chặn mục tiêu cực độc đáo - đó là chặn tín hiệu điều khiển và làm nhiễu các thiết bị điện tử của tên lửa đối phương ở cự ly gần, khiến tên lửa đối phương lạc đường và rơi lệch mục tiêu hoặc phát nổ trên không. Nguồn ảnh: Militarytoday.Tuy vũ khí chính là sử dụng sóng để làm nhiễu đối phương, tên lửa MIM-104F cũng vẫn được trang bị một lượng nhỏ thuốc nổ trong đầu đạn nổ mảnh của mình để tiêu diệt ngay đối phương khi các biện pháp áp chế điện từ tỏ ra không tác dụng. Tầm bắn của loại tên lửa này tối đa là 40 km và tấn công được mục tiêu ở độ cao tối đa 20 mét. Nguồn ảnh: Militarytoday.Do có kích thước nhỏ hơn các phiên bản tiền nhiệm, dù tổ hợp phóng PAC-3 có kích thước tương đương PAC-2 nhưng nó lại mang được tới 16 tên lửa MIM-104. Toàn bộ hệ thống Patriot (bao gồm cả PAC-3) cần khoảng 30 phút để chuyển từ trạng thái hành tiến sang trạng thái tấn công. Nguồn ảnh: Militarytoday.Hệ thống radar của PAC-3 cũng được cải tiến sâu. Loại radar này thậm chí còn có thể phân biệt được máy bay có người lái và máy bay có người lái. Hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của PAC-3 cũng đủ lớn để phân biệt được đầu đạn mà tên lửa đạn đạo đối phương mang theo là đầu đạn thường hay đầu đạn sinh hoá để có biện pháp đánh chặn phù hợp. Nguồn ảnh: Militarytoday.Để đạt hiệu quả phòng không cao nhất, PAC-3 sẽ phải hoạt động trong một tổ hợp bao gồm ba lớp phòng không. Lớp đầu tiên là hệ thống AEGIS, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao quỹ đạo. Nếu tên lửa đạn đạo vượt qua được hàng rào đầu tiên này, hệ thống đánh chặn THAAD sẽ được tung ra. Nguồn ảnh: Militarytoday.Khi cả hệ thống AEGIS và THAAD đều bất lực trước tên lửa của đối phương thì khi đó, Patriot PAC-3 mới bắt đầu được tung ra như lớp phòng không tầm xa cuối cùng. Nếu mục tiêu tiếp tục vượt qua được Patriot, các tổ hợp đánh chặn tầm gần bao gồm cả pháo cao tốc mới bắt đầu được sử dụng. Nguồn ảnh: Militarytoday.Một đơn vị tên lửa Patriot (trung đội) bao gồm một xe chỉ huy, xe radar, 8 hệ thống phóng (PAC-2 hoặc PAC-3) và cuối cùng là xe hỗ trợ. Cơ cấu phóng PAC có thể đặt xa tối đa 1km so với hệ thống radar và xe chỉ huy. Để đạt tối đa, mỗi đơn vị tên lửa Patriot thường được đặt cách nhau tối đa 40 km. Nguồn ảnh: Militarytoday. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tổ hợp tên lửa Patriot hoạt động.
Patriot PAC-3 phiên bản hiện đại bậc nhất hiện tại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Phiên bản tiền nhiệm của PAC-3 là PAC-2 đã từng được sử dụng bởi Lục quân Mỹ từ năm 1990 và xuất hiện trong Chiến tranh vùng Vịnh với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Scud của Iraq. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tuy nhiên do sự phát triển vũ bão của công nghệ tên lửa đạn đạo, PAC-2 đã dần mất ưu thế và trở nên lỗi thời trước các loại tên lửa đời mới do Nga sản xuất sau này. PAC-3 ra đời như một phiên bản cải tiến sâu của PAC-2 và biến hệ thống Patriot trở lại lợi hại như xưa. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Khi được ra đời (hiện vẫn chưa rõ thời điểm PAC-3 chính thức ra đời), PAC-3 được hoạt động song song cùng với PAC-2 và là một phần trong các hệ thống đánh chặn tầm xa được sử dụng ở Đức, Nhật Bản, Hà Lan và Đài Loan. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Loại tên lửa đời mới là MIM-104F cũng được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng cùng với PAC-3. Nếu coi PAC-3 là linh hồn của tổ hợp đánh chặn Patriot thì MIM-104F lại chính là linh hồn của PAC-3. Điểm dễ nhận biết nhất của MIM-104F đó là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với loại tên lửa trước được sử dụng cùng hệ thống Patriot. Nguồn ảnh: Militarytoday.
MIM-104F cũng có khả năng cơ động tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Tên lửa MIM-104F có cách thức đánh chặn mục tiêu cực độc đáo - đó là chặn tín hiệu điều khiển và làm nhiễu các thiết bị điện tử của tên lửa đối phương ở cự ly gần, khiến tên lửa đối phương lạc đường và rơi lệch mục tiêu hoặc phát nổ trên không. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tuy vũ khí chính là sử dụng sóng để làm nhiễu đối phương, tên lửa MIM-104F cũng vẫn được trang bị một lượng nhỏ thuốc nổ trong đầu đạn nổ mảnh của mình để tiêu diệt ngay đối phương khi các biện pháp áp chế điện từ tỏ ra không tác dụng. Tầm bắn của loại tên lửa này tối đa là 40 km và tấn công được mục tiêu ở độ cao tối đa 20 mét. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Do có kích thước nhỏ hơn các phiên bản tiền nhiệm, dù tổ hợp phóng PAC-3 có kích thước tương đương PAC-2 nhưng nó lại mang được tới 16 tên lửa MIM-104. Toàn bộ hệ thống Patriot (bao gồm cả PAC-3) cần khoảng 30 phút để chuyển từ trạng thái hành tiến sang trạng thái tấn công. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Hệ thống radar của PAC-3 cũng được cải tiến sâu. Loại radar này thậm chí còn có thể phân biệt được máy bay có người lái và máy bay có người lái. Hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của PAC-3 cũng đủ lớn để phân biệt được đầu đạn mà tên lửa đạn đạo đối phương mang theo là đầu đạn thường hay đầu đạn sinh hoá để có biện pháp đánh chặn phù hợp. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Để đạt hiệu quả phòng không cao nhất, PAC-3 sẽ phải hoạt động trong một tổ hợp bao gồm ba lớp phòng không. Lớp đầu tiên là hệ thống AEGIS, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao quỹ đạo. Nếu tên lửa đạn đạo vượt qua được hàng rào đầu tiên này, hệ thống đánh chặn THAAD sẽ được tung ra. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Khi cả hệ thống AEGIS và THAAD đều bất lực trước tên lửa của đối phương thì khi đó, Patriot PAC-3 mới bắt đầu được tung ra như lớp phòng không tầm xa cuối cùng. Nếu mục tiêu tiếp tục vượt qua được Patriot, các tổ hợp đánh chặn tầm gần bao gồm cả pháo cao tốc mới bắt đầu được sử dụng. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Một đơn vị tên lửa Patriot (trung đội) bao gồm một xe chỉ huy, xe radar, 8 hệ thống phóng (PAC-2 hoặc PAC-3) và cuối cùng là xe hỗ trợ. Cơ cấu phóng PAC có thể đặt xa tối đa 1km so với hệ thống radar và xe chỉ huy. Để đạt tối đa, mỗi đơn vị tên lửa Patriot thường được đặt cách nhau tối đa 40 km. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tổ hợp tên lửa Patriot hoạt động.