Ngày 15/4/1958, nhà máy đóng tàu hải quân Portsmouth chính thức hạ thủy tàu ngầm USS Growler (SSG-577). Chỉ 4 tháng sau, con tàu chính thức gia nhập Hải quân Mỹ ngày 30/8/1958. Thời điểm bấy giờ, đây được xem là một trong những chiếc tàu ngầm hiện đại nhất và cũng là tuyệt mật nhất của cường quốc Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Lý do khiến nó được coi là một trong những bí mật hải quân là vì USS Growler là một trong số ít tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa hành trình tầm xa thời bấy giờ. Nó chứa trong mình nhiều công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ, bao gồm cả loại vũ khí làm nên sức mạnh Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Mặc dù chỉ hoạt động vỏn vẹn 6 năm đã bị loại biên chế, thế nhưng những bí mật bên trong tàu ngầm USS Growler (SSG-57) mãi tới tận những năm đầu thế kỷ 21 mới được công khai. Ngày 21/5/2009, hàng vạn du khách đã được lên thăm quan USS Growler (SSG-57) neo đậu tại cầu cảng 86, Tổ hợp bảo tàng hàng hải, hàng không và vũ trụ Intrepid ở New York City. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Chiếc tàu ngầm tuyệt mật được trưng bày công khai tại một trong những bảo tàng hải quân lớn nhất thế giới trọng trạng thái “chiến đấu” với bệ phóng tên lửa sẵn sàng. Thời bấy giờ, muốn phóng tên lửa, các tàu ngầm như Growler phải nổi lên mặt nước thay vì phóng ngầm. Loại tên lửa nó được trang bị là Regulus I - một thiết kế cải tiến trên cơ sở mẫu "bom bay" V-1 của phát xít Đức. Regulus I đạt tầm bắn đến gần 1.000km, tốc độ cận âm, mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trước khi được đưa vào bảo tàng, tàu ngầm tên lửa USS Growler đã được sửa chữa quy mô với chi phí đến 1,5 triệu USD. Dễ hiểu khi không gian bên con tàu đã hơn nửa thế kỷ này như mới. Nguồn ảnh: Arms-Expo.USS Growler thuộc lớp tàu ngầm Grayback - chỉ có 2 chiếc được chế tạo nhằm mục đích thử nghiệm nhiều hơn là chiến đấu cho Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.550 tấn, dài tổng thể 96,9m, mớn nước 5,7m. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Cận cảnh khu vực điều khiển tên lửa hành trình – một trong những khu vực tuyệt mật nhất của USS Growler. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Thủy thủ đoàn chiếc tàu ngầm tên lửa này lên tới 87 người gồm 9 sĩ quan. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Cận cảnh khu vực nghỉ ngơi vừa đủ không gian dành cho thủy thủ đoàn. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Ngay cả tàu ngầm hiện đại, cũng khó mà đòi hỏi không gian cá nhân rộng cho thủy thủ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Các cửa thông được thiết kế với khả năng kín nước cao, để nếu một khoang ngập nước thì các khoang còn lại vẫn an toàn. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Kính tiềm vọng trong cabin chỉ huy của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Chi chít đồng hồ và nút xoay, nút bật các hệ thống điện, động cơ, vũ khí…trên tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bàn điều khiển với vô lăng lái tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Nguồn ảnh: Arms-Expo.Phòng sinh hoạt giải trí cho các thủy thủ, mặt bàn đã được vẽ sẵn các ô cờ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.“Phòng chiến tranh”. Nguồn ảnh: Arms-ExpoBảng điều khiển hệ thống động lực trên tàu ngầm. USS Growler được trang bị 3 động cơ diesel và hai máy điện cho tốc độ bơi khi nổi 15 hải lý/h, khi lặn là 12 hải lý/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong ảnh là khoang phóng ngư lôi ở đuôi tàu ngầm. Con tàu được trang 6 ống phóng đầu mũi và 2 ống phóng 533mm ở đuôi. Việc đặt ngư lôi ở đuôi cho phép con tàu có thể tiêu diệt tàu đối phương đang bám đuổi phía sau mà không phải vòng lại tấn công. Hiện một số tàu ngầm hiện đại vẫn giữ thiết kế bố trí ống phóng ngư lôi như vậy. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMời độc giả xem video: Cách tàu ngầm USS Growler hoạt động khi còn trong biên chế Hải quân Mỹ. (Nguồn Hải quân Mỹ)
Ngày 15/4/1958, nhà máy đóng tàu hải quân Portsmouth chính thức hạ thủy tàu ngầm USS Growler (SSG-577). Chỉ 4 tháng sau, con tàu chính thức gia nhập Hải quân Mỹ ngày 30/8/1958. Thời điểm bấy giờ, đây được xem là một trong những chiếc tàu ngầm hiện đại nhất và cũng là tuyệt mật nhất của cường quốc Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Lý do khiến nó được coi là một trong những bí mật hải quân là vì USS Growler là một trong số ít tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa hành trình tầm xa thời bấy giờ. Nó chứa trong mình nhiều công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ, bao gồm cả loại vũ khí làm nên sức mạnh Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Mặc dù chỉ hoạt động vỏn vẹn 6 năm đã bị loại biên chế, thế nhưng những bí mật bên trong tàu ngầm USS Growler (SSG-57) mãi tới tận những năm đầu thế kỷ 21 mới được công khai. Ngày 21/5/2009, hàng vạn du khách đã được lên thăm quan USS Growler (SSG-57) neo đậu tại cầu cảng 86, Tổ hợp bảo tàng hàng hải, hàng không và vũ trụ Intrepid ở New York City. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Chiếc tàu ngầm tuyệt mật được trưng bày công khai tại một trong những bảo tàng hải quân lớn nhất thế giới trọng trạng thái “chiến đấu” với bệ phóng tên lửa sẵn sàng. Thời bấy giờ, muốn phóng tên lửa, các tàu ngầm như Growler phải nổi lên mặt nước thay vì phóng ngầm. Loại tên lửa nó được trang bị là Regulus I - một thiết kế cải tiến trên cơ sở mẫu "bom bay" V-1 của phát xít Đức. Regulus I đạt tầm bắn đến gần 1.000km, tốc độ cận âm, mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trước khi được đưa vào bảo tàng, tàu ngầm tên lửa USS Growler đã được sửa chữa quy mô với chi phí đến 1,5 triệu USD. Dễ hiểu khi không gian bên con tàu đã hơn nửa thế kỷ này như mới. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
USS Growler thuộc lớp tàu ngầm Grayback - chỉ có 2 chiếc được chế tạo nhằm mục đích thử nghiệm nhiều hơn là chiến đấu cho Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.550 tấn, dài tổng thể 96,9m, mớn nước 5,7m. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Cận cảnh khu vực điều khiển tên lửa hành trình – một trong những khu vực tuyệt mật nhất của USS Growler. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Thủy thủ đoàn chiếc tàu ngầm tên lửa này lên tới 87 người gồm 9 sĩ quan. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Cận cảnh khu vực nghỉ ngơi vừa đủ không gian dành cho thủy thủ đoàn. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Ngay cả tàu ngầm hiện đại, cũng khó mà đòi hỏi không gian cá nhân rộng cho thủy thủ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Các cửa thông được thiết kế với khả năng kín nước cao, để nếu một khoang ngập nước thì các khoang còn lại vẫn an toàn. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Kính tiềm vọng trong cabin chỉ huy của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Chi chít đồng hồ và nút xoay, nút bật các hệ thống điện, động cơ, vũ khí…trên tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bàn điều khiển với vô lăng lái tàu ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Phòng sinh hoạt giải trí cho các thủy thủ, mặt bàn đã được vẽ sẵn các ô cờ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
“Phòng chiến tranh”. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Bảng điều khiển hệ thống động lực trên tàu ngầm. USS Growler được trang bị 3 động cơ diesel và hai máy điện cho tốc độ bơi khi nổi 15 hải lý/h, khi lặn là 12 hải lý/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong ảnh là khoang phóng ngư lôi ở đuôi tàu ngầm. Con tàu được trang 6 ống phóng đầu mũi và 2 ống phóng 533mm ở đuôi. Việc đặt ngư lôi ở đuôi cho phép con tàu có thể tiêu diệt tàu đối phương đang bám đuổi phía sau mà không phải vòng lại tấn công. Hiện một số tàu ngầm hiện đại vẫn giữ thiết kế bố trí ống phóng ngư lôi như vậy. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Mời độc giả xem video: Cách tàu ngầm USS Growler hoạt động khi còn trong biên chế Hải quân Mỹ. (Nguồn Hải quân Mỹ)