Nhận định này cũng được củng cố khi Phó Đô đốc Philip G. Sawyer - Tư lệnh Hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết ông mong muốn trong tương lai gần tàu ngầm của Hải quân Mỹ có thể thực hiện một chuyến thăm đến Việt Nam. Nguồn ảnh: Thời Báo.Trả lời phỏng vấn trong lễ đón biên đội tàu sân bay do tàu USS Carl Vinson dẫn đầu tại Đà Nẵng hôm 5/3, Phó Đô đốc Philip G. Sawyer hy vọng rằng, “Tôi là một người đã từng hoạt động và làm việc trên tàu ngầm, tôi rất muốn một ngày nào đó môt tàu ngầm Mỹ tới thăm Việt Nam”. Nguồn ảnh: Tổ Quốc.Và với sự phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian qua, thì rất có thể trong tương lai gần lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước một tàu ngầm của Hải quân Mỹ sẽ đến thăm chính thức Việt Nam. Vậy tàu ngầm nào của Hải quân Mỹ có thể thực hiện một sứ mệnh ngoại giao quan trọng như vậy? Nguồn ảnh: Zing News.Hiện tại tất cả các lớp tàu ngầm có trong biên chế của Hải quân Mỹ đều là các tàu ngầm hạt nhân với hai lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân mang theo các tên lửa tấn công thông thường (SSGN) và tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo tầm xa (SSBN). Trong đó đầu tiên có thể nói đến tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, lớp tàu ngầm duy nhất của Mỹ có cả hai biến thể SSGN và SSBN. Nguồn ảnh: Military.com.Lớp tàu ngầm Ohio là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân tiên tiến của Hải quân Mỹ được phát triển dành riêng cho các nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến lược, tuy nhiên sau đó nó được cải biên để có thể thực hiện thêm các nhiệm vụ tấn công thông thường. Chiếc Ohio đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1981 và có 18 chiếc được đóng mới. Nguồn ảnh: Wikimedi.Trong lịch sử hoạt động của mình các tàu ngầm Ohio đôi khi cũng đóng vai trò như các sứ giả ngoại giao của nước Mỹ tại một số nước đồng minh như thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh từ Washington. Do đó nó thường xuyên xuất hiện trong các chuyến thăm chính thức của Hải quân Mỹ đến một số quốc gia đồng minh hoặc có mối quan hệ đối tác với Mỹ. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha.Lớp tàu ngầm hạt nhân tiếp theo của Mỹ có thể sang thăm Việt Nam là lớp Virginia một trong những lớp tàu ngầm SSGN khác của Mỹ. Hiện tại Hải quân Mỹ đang có trong biên chế 14 tàu loại này và chúng phục vụ từ đầu những năm 2000 cho đến nay. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tàu ngầm Virginia có lượng giãn nước là 7.900 tấn và có chiều dài khoảng 115 mét, nó có tốc độ di chuyển tối đa vào khoảng 46km/h tương đương 25 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của tàu ngầm hạt nhân này là không giới hạn và di chuyển cùng nó là thủy thủ đoàn 135 người. Nguồn ảnh: Wikimedia.Lớp Virginia được trang bị vũ khí hầu hết là tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109 và ngư lôi hạng nặng 533mm Mk-48. Tổng số tên lửa và ngư lôi con tàu này có thể mang theo lên đến 65 đơn vị. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tiếp theo là một lớp tàu ngầm hạt nhân SSGN khác của Hải quân Mỹ là lớp Seawolf. Không giống như Virginia hay Ohio, Seawolf được Hải quân Mỹ trang bị khá hạn chế chỉ 3 chiếc trong tổng số 29 chiếc theo kế hoạch một phần do tàu ngầm này chưa thực sự hoàn thiện về mặt thiết kế. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tàu ngầm Seawolf có lượng giãn nước khi nổi là 8.600 tấn và khi lặn 9.100 tấn, nó có chiều dài chỉ hơn 100 mét và có tốc độ di chuyển tối đa trên biển vào khoảng 65km/h tương đương 35 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn của Seawolf là 140 người. Nguồn ảnh: The National Interest.Do thiết kế chưa thực sự hoàn thiện nên vũ khí chính của Seawolf là các ngư lôi hạng nặng 660mm, kết hợp với đó là khả năng tiển khai các tên lửa hành trình Tomahawk và cả tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: Wikimedia.Lớp tàu ngầm hạt nhân cuối cùng của Mỹ có thể đến thăm Việt Nam trong tương lai là lớp tàu ngầm hạt nhân Los Angeles cũng thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh SSGN. Hiện Hải quân Mỹ có trong biên chế 35 tàu ngầm hạt nhân loại này, đây cũng là lớp tàu ngầm đông đảo nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikimedia.Lớp tàu ngầm Los Angeles có lượng giãn nước khi nổi chỉ 6.000 tấn và khi lặn vào khoảng 6.900 tấn, nó có chiều dài tối đa 110 mét và có tốc độ di chuyển trên biển vào khoảng 37km/h tương đương 20 hải lý. Thủy thủ đoàn của Los Angeles là 129 người. Nguồn ảnh: Wikimedia.Về hệ thống vũ khí Los Angeles được trang bị tương tự như lớp Seawolf với các ngư lôi hạng nặng 533mm, kết hợp với đó là khả năng tiển khai các tên lửa hành trình Tomahawk và cả tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: Wikimedia.Mời độc giả xem video: Bên trong một tàu ngâm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ.
Nhận định này cũng được củng cố khi Phó Đô đốc Philip G. Sawyer - Tư lệnh Hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết ông mong muốn trong tương lai gần tàu ngầm của Hải quân Mỹ có thể thực hiện một chuyến thăm đến Việt Nam. Nguồn ảnh: Thời Báo.
Trả lời phỏng vấn trong lễ đón biên đội tàu sân bay do tàu USS Carl Vinson dẫn đầu tại Đà Nẵng hôm 5/3, Phó Đô đốc Philip G. Sawyer hy vọng rằng, “Tôi là một người đã từng hoạt động và làm việc trên tàu ngầm, tôi rất muốn một ngày nào đó môt tàu ngầm Mỹ tới thăm Việt Nam”. Nguồn ảnh: Tổ Quốc.
Và với sự phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian qua, thì rất có thể trong tương lai gần lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước một tàu ngầm của Hải quân Mỹ sẽ đến thăm chính thức Việt Nam. Vậy tàu ngầm nào của Hải quân Mỹ có thể thực hiện một sứ mệnh ngoại giao quan trọng như vậy? Nguồn ảnh: Zing News.
Hiện tại tất cả các lớp tàu ngầm có trong biên chế của Hải quân Mỹ đều là các tàu ngầm hạt nhân với hai lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân mang theo các tên lửa tấn công thông thường (SSGN) và tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo tầm xa (SSBN). Trong đó đầu tiên có thể nói đến tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, lớp tàu ngầm duy nhất của Mỹ có cả hai biến thể SSGN và SSBN. Nguồn ảnh: Military.com.
Lớp tàu ngầm Ohio là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân tiên tiến của Hải quân Mỹ được phát triển dành riêng cho các nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến lược, tuy nhiên sau đó nó được cải biên để có thể thực hiện thêm các nhiệm vụ tấn công thông thường. Chiếc Ohio đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1981 và có 18 chiếc được đóng mới. Nguồn ảnh: Wikimedi.
Trong lịch sử hoạt động của mình các tàu ngầm Ohio đôi khi cũng đóng vai trò như các sứ giả ngoại giao của nước Mỹ tại một số nước đồng minh như thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh từ Washington. Do đó nó thường xuyên xuất hiện trong các chuyến thăm chính thức của Hải quân Mỹ đến một số quốc gia đồng minh hoặc có mối quan hệ đối tác với Mỹ. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha.
Lớp tàu ngầm hạt nhân tiếp theo của Mỹ có thể sang thăm Việt Nam là lớp Virginia một trong những lớp tàu ngầm SSGN khác của Mỹ. Hiện tại Hải quân Mỹ đang có trong biên chế 14 tàu loại này và chúng phục vụ từ đầu những năm 2000 cho đến nay. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tàu ngầm Virginia có lượng giãn nước là 7.900 tấn và có chiều dài khoảng 115 mét, nó có tốc độ di chuyển tối đa vào khoảng 46km/h tương đương 25 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của tàu ngầm hạt nhân này là không giới hạn và di chuyển cùng nó là thủy thủ đoàn 135 người. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Lớp Virginia được trang bị vũ khí hầu hết là tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109 và ngư lôi hạng nặng 533mm Mk-48. Tổng số tên lửa và ngư lôi con tàu này có thể mang theo lên đến 65 đơn vị. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tiếp theo là một lớp tàu ngầm hạt nhân SSGN khác của Hải quân Mỹ là lớp Seawolf. Không giống như Virginia hay Ohio, Seawolf được Hải quân Mỹ trang bị khá hạn chế chỉ 3 chiếc trong tổng số 29 chiếc theo kế hoạch một phần do tàu ngầm này chưa thực sự hoàn thiện về mặt thiết kế. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tàu ngầm Seawolf có lượng giãn nước khi nổi là 8.600 tấn và khi lặn 9.100 tấn, nó có chiều dài chỉ hơn 100 mét và có tốc độ di chuyển tối đa trên biển vào khoảng 65km/h tương đương 35 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn của Seawolf là 140 người. Nguồn ảnh: The National Interest.
Do thiết kế chưa thực sự hoàn thiện nên vũ khí chính của Seawolf là các ngư lôi hạng nặng 660mm, kết hợp với đó là khả năng tiển khai các tên lửa hành trình Tomahawk và cả tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Lớp tàu ngầm hạt nhân cuối cùng của Mỹ có thể đến thăm Việt Nam trong tương lai là lớp tàu ngầm hạt nhân Los Angeles cũng thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh SSGN. Hiện Hải quân Mỹ có trong biên chế 35 tàu ngầm hạt nhân loại này, đây cũng là lớp tàu ngầm đông đảo nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Lớp tàu ngầm Los Angeles có lượng giãn nước khi nổi chỉ 6.000 tấn và khi lặn vào khoảng 6.900 tấn, nó có chiều dài tối đa 110 mét và có tốc độ di chuyển trên biển vào khoảng 37km/h tương đương 20 hải lý. Thủy thủ đoàn của Los Angeles là 129 người. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Về hệ thống vũ khí Los Angeles được trang bị tương tự như lớp Seawolf với các ngư lôi hạng nặng 533mm, kết hợp với đó là khả năng tiển khai các tên lửa hành trình Tomahawk và cả tên lửa chống hạm Harpoon. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Mời độc giả xem video: Bên trong một tàu ngâm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ.