Hơn 30 năm sau khi tiếng súng ngừng nổ ở Vị Xuyên, Hà Giang, vẫn có những đoàn công tác phải luồn khe, lách rừng để tìm kiếm những người bộ đội đã ngã xuống ở mảnh đất này. Nguồn ảnh: QPVN.Quá trình tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tại Vị Xuyên cũng không hề đơn giản do đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta với địch, nhiều điểm cao liên tục đổi chỉ và bom mìn được rải lại rất chằng chịt, gần như không có bản đồ để tiến hành rà phá. Nguồn ảnh: QPVN.Những cán bộ quy tập mộ liệt sĩ phải căn cứ vào những bản đồ chiến dịch và lời kể của những người trực tiếp tham chiến trong quá khứ để tiếp cận được vào những nơi mặt trận ác liệt nhất nhằm tìm kiếm hài cốt tử sĩ. Nguồn ảnh: QPVN.Đường đi hiểm trở nhiều nguy hiểm và bom mìn còn sót lại khiến quãng đường di chuyển như dài thêm đến vô tận. Nguồn ảnh: QPVN.Thậm chí ở nhiều đoạn nghi có bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại, các cán bộ chiên sĩ quy tập hài cốt phải tận dụng địa hình, trèo qua những hòn đá tảng hoặc đi dọc thân cây đổ để đảm bảo an toàn, tránh được bom mìn còn sót dưới đất. Nguồn ảnh: QPVN.Núi đá là đặc sản của Hà Giang và quá trình tìm kiếm, vô hiệu hoá vật liệu nổ ở những khu vực này cũng hết sức khó khăn, người lính không thể dùng xẻng mà phải dùng tay không, lật từng hòn đá một. Nguồn ảnh: QPVN.Máy dò kim loại phát ra tiếng kêu liên tục, bên dưới những hòn đá vụn kia có thể là một quả mìn còn sót lại hoặc là mặt thắt lưng của một tử sĩ nào đó đã nằm lại nơi đây. Nguồn ảnh: QPVN.Người lính quy tập hài cốt phải thật cẩn trọng vì thường những chiến sĩ của ta hy sinh trong quá trình chiến đấu, hài cốt của họ sẽ có lẫn cả lựu đạn, đạn cối,... những thứ sau hơn 30 năm dầm mưa dãi nắng có thể phát nổ bất cứ lúc nào chỉ với lực tác động rất nhẹ. Nguồn ảnh: QPVN.Một quả đạn cối còn sót lại bên cạnh những vật dụng của một chiến sĩ tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc được tìm thấy trong một khe núi đá. Nguồn ảnh: QPVN.Một quả mìn chống bộ binh cũng được tìm thấy tại vị trí này. Nguồn ảnh: QPVN.Quá trình tìm kiếm diễn ra rất khó khăn vì trận đánh đã diễn ra tại vùng biên ải cực kỳ hiểm trở, không có nổi một con đường mòn mà phải cắt rừng để đi. Nguồn ảnh: QPVN.Những vật dụng còn sót lại từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: QPVN.Bên trong hang đá là những vết tích được những người lính từng tham chiến, quyết tử tại đây ghi lại. Nguồn ảnh: QPVN.Thậm chí những đường dây thông tin liên lạc vẫn còn nguyên cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài ra con có các vật dụng sinh hoạt khác như bát, nồi, bi-đông,... bằng chứng về việc những người lính của ta đã bám trụ tại đây suốt một thời gian dài. Nguồn ảnh: QPVN.Do hang đá đã bị sập, việc đào bới tìm kiếm hài cốt tử sĩ cũng như tiếp cận sâu vào bên trong là hết sức khó khăn. Nguồn ảnh: QPVN.Một mảnh hài cối của tử sĩ được tìm thấy bên trong hang Sập - cái tên được người dân địa phương đặt cho hang đá này sau khi nó bị hoả lực đối phương vùi nát. Nguồn ảnh: QPVN.Bên trong hang vẫn còn rất nhiều vũ khí, vật liệu nổ được bộ đội của ta sử dụng từ cách đây nhiều chục năm, tới nay đã rỉ sét và trở thành mối nguy hiểm thường trực với những người lính quy tập hài cốt. Nguồn ảnh: QPVN.Phần lớn những chiến sĩ được quy tập ở mặt trận này đều vô danh, họ đã chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại mảnh đất biên ải này. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem Video: Cuộc hành trình đi tìm hài cốt bộ đội hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Hơn 30 năm sau khi tiếng súng ngừng nổ ở Vị Xuyên, Hà Giang, vẫn có những đoàn công tác phải luồn khe, lách rừng để tìm kiếm những người bộ đội đã ngã xuống ở mảnh đất này. Nguồn ảnh: QPVN.
Quá trình tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tại Vị Xuyên cũng không hề đơn giản do đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta với địch, nhiều điểm cao liên tục đổi chỉ và bom mìn được rải lại rất chằng chịt, gần như không có bản đồ để tiến hành rà phá. Nguồn ảnh: QPVN.
Những cán bộ quy tập mộ liệt sĩ phải căn cứ vào những bản đồ chiến dịch và lời kể của những người trực tiếp tham chiến trong quá khứ để tiếp cận được vào những nơi mặt trận ác liệt nhất nhằm tìm kiếm hài cốt tử sĩ. Nguồn ảnh: QPVN.
Đường đi hiểm trở nhiều nguy hiểm và bom mìn còn sót lại khiến quãng đường di chuyển như dài thêm đến vô tận. Nguồn ảnh: QPVN.
Thậm chí ở nhiều đoạn nghi có bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại, các cán bộ chiên sĩ quy tập hài cốt phải tận dụng địa hình, trèo qua những hòn đá tảng hoặc đi dọc thân cây đổ để đảm bảo an toàn, tránh được bom mìn còn sót dưới đất. Nguồn ảnh: QPVN.
Núi đá là đặc sản của Hà Giang và quá trình tìm kiếm, vô hiệu hoá vật liệu nổ ở những khu vực này cũng hết sức khó khăn, người lính không thể dùng xẻng mà phải dùng tay không, lật từng hòn đá một. Nguồn ảnh: QPVN.
Máy dò kim loại phát ra tiếng kêu liên tục, bên dưới những hòn đá vụn kia có thể là một quả mìn còn sót lại hoặc là mặt thắt lưng của một tử sĩ nào đó đã nằm lại nơi đây. Nguồn ảnh: QPVN.
Người lính quy tập hài cốt phải thật cẩn trọng vì thường những chiến sĩ của ta hy sinh trong quá trình chiến đấu, hài cốt của họ sẽ có lẫn cả lựu đạn, đạn cối,... những thứ sau hơn 30 năm dầm mưa dãi nắng có thể phát nổ bất cứ lúc nào chỉ với lực tác động rất nhẹ. Nguồn ảnh: QPVN.
Một quả đạn cối còn sót lại bên cạnh những vật dụng của một chiến sĩ tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc được tìm thấy trong một khe núi đá. Nguồn ảnh: QPVN.
Một quả mìn chống bộ binh cũng được tìm thấy tại vị trí này. Nguồn ảnh: QPVN.
Quá trình tìm kiếm diễn ra rất khó khăn vì trận đánh đã diễn ra tại vùng biên ải cực kỳ hiểm trở, không có nổi một con đường mòn mà phải cắt rừng để đi. Nguồn ảnh: QPVN.
Những vật dụng còn sót lại từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên trong hang đá là những vết tích được những người lính từng tham chiến, quyết tử tại đây ghi lại. Nguồn ảnh: QPVN.
Thậm chí những đường dây thông tin liên lạc vẫn còn nguyên cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra con có các vật dụng sinh hoạt khác như bát, nồi, bi-đông,... bằng chứng về việc những người lính của ta đã bám trụ tại đây suốt một thời gian dài. Nguồn ảnh: QPVN.
Do hang đá đã bị sập, việc đào bới tìm kiếm hài cốt tử sĩ cũng như tiếp cận sâu vào bên trong là hết sức khó khăn. Nguồn ảnh: QPVN.
Một mảnh hài cối của tử sĩ được tìm thấy bên trong hang Sập - cái tên được người dân địa phương đặt cho hang đá này sau khi nó bị hoả lực đối phương vùi nát. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên trong hang vẫn còn rất nhiều vũ khí, vật liệu nổ được bộ đội của ta sử dụng từ cách đây nhiều chục năm, tới nay đã rỉ sét và trở thành mối nguy hiểm thường trực với những người lính quy tập hài cốt. Nguồn ảnh: QPVN.
Phần lớn những chiến sĩ được quy tập ở mặt trận này đều vô danh, họ đã chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại mảnh đất biên ải này. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem Video: Cuộc hành trình đi tìm hài cốt bộ đội hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.