Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi của một hệ thống rày đặc các loại thiết bị điện tử được Mỹ thả xuống khu vực phi quân sự quanh Vĩ tuyến 17, Lào và Campuchia để phát hiện sự xâm nhập của Quân Giải phóng và bộ đội chủ lực của ta trên Đường Trường Sơn tiếp viện sức người và sức của cho miền nam. Ý tưởng về hàng rào điện tử trên do chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert McNamara đưa ra, theo đề xuất của Carl Kaysen trong năm 1965 (cựu cố vấn Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ. Trong ảnh là Bộ trưởng McNamara trong một cuộc họp về tình hình chiến sự ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikimedia.Chỉ một năm sau đó, Hàng rào điện tử McNamara chính thức được Mỹ triển khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của McNamara với việc xây dựng liên hoàn hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Nguồn ảnh: WordPress.com.Trong đó điều khiến Hàng rào điện tử McNamara trở nên nổi bật chính là các máy phát hiện thâm nhập theo dạng đo dao động địa chấn có tên Seismic Intrusion Detector (SID), được triển khai trên mặt đất nhầm phát hiện và theo dõi các mục tiêu thâm nhập bằng đường bộ. SID được triển khai từ không với thiết kế tương tự như một quả bom với đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất với khả năng thu phát tín hiệu thông qua sóng vô tuyến. Nguồn ảnh: gizmodo.com.SID còn được biết tới với cái tên khác là “Cây nhiệt đới” và chúng hoạt động như một trạm trạm trinh sát mini nhằm phát hiện và theo dõi các đối tượng gây địa chấn là người hay xe vận tải, dữ liệu từ SID sẽ được truyền trực tiếp về các trung tâm chỉ huy của Mỹ được đặt rải rác trên khắp Việt Nam. Từ đó họ có thể biết được quân giải phóng đang có hoạt động ở đâu, số lượng bao nhiêu hay là các đơn vị vận tải của ta trên trên Đường Trường Sơn mà không cần sử dụng đến lực lượng trinh sát đặc nhiệm. Nguồn ảnh: Radi.Trong ảnh là các mẫu “Cây nhiệt đới” được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Mỹ. Để xây dựng Hàng rào điện tử McNamara người Mỹ đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương hơn 12 tỷ USD theo thời giá hiện tại. Bên cạnh đó Hàng rào điện tử McNamara còn được xem là kiểu tác chiến điện tử đầu tiên của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Military.Do giới hạn của công nghệ vào thời điểm đó, các loại cây nhiệt đới thường có thời gian hoạt động rất ngắn do phải thu phát tín hiệu vô tuyến liên tục và chúng nhanh chóng trở nên vô dụng sau khi hết pin. Chính vì vậy, Mỹ đã phải thả xuống miền Nam Việt Nam và Lào hàng triệu cây nhiệt đới chỉ trong một thời gian ngắn để duy trì liên tục khả năng hoạt động của Hàng rào điện tử McNamara. Nguồn ảnh: Pinterest.Nhằm tránh bị phát hiện SID được ngụy trang với màu sơn theo kiểu rằn ri, có thể nhận biết được âm thanh, chuyển động trong bán kính xung quanh khoảng từ vài chục đến cả trăm mét tùy loại. Để tránh bị nhầm giữa tiếng động khi hành quân của quân giải phóng với tiếng động do các loại động vật gây ra, thì chỉ có các dao động đủ lớn, kéo dài đủ lâu, trên phạm vi rộng và được nhiều SID cùng bắt được đó thì dữ liệu đó mới được truyền đi và tín hiệu này được đặt mật danh là "Đèn Đỏ". Nguồn ảnh: Paleo."Đèn đỏ" (Red Light) là thông báo nói chung của Hàng rào điện tử McNamara khi phát hiện được tín hiệu nghi vấn về sự xuất hiện của lực lượng thâm nhập đối phương. Dựa vào dữ liệu từ các cây nhiệt đới, các căn cứ tiền phương của Mỹ sẽ xác định khu vực nghi vấn, cử máy bay do thám đến khu vực đó để chụp lại không ảnh trước khi quyết định có nên tiến hành công kích hay không. Trong ảnh là máy bay trinh sát điện tử EC-121R được Mỹ kết hợp với Hàng rào điện tử McNamara trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc xác định có nên không kích hay không, hoàn toàn dựa vào suy luận của trung tâm chỉ huy tiền phương của Mỹ về quy mô của quân giải phóng ở khu vực nghi vấn. Do đó ảnh thám không từ các máy bay do thám đóng vai trò đặc biệt quan trọng để Mỹ tiến hành không kích khu vực tình nghi. Ảnh: Các loại cây nhiệt đới cỡ lớn được sử dụng trong hệ thống Hàng rào điện tử McNamara. Nguồn ảnh: Radi.Dĩ nhiên người Mỹ không tiếc bom đạn để tấn công quân giải phóng nhưng họ sợ các đợt tấn công này sẽ ảnh hưởng đến hàng rào điện tử SID đang hoạt động trong khu vực nghi vấn. Bởi chắc chắn sau khi không kích Mỹ sẽ phải triển khai lại SID ở khu vực này điều này sẽ khiến Hàng rào điện tử McNamara mất đi tính liên tục của hệ thống. Nguồn ảnh: Westin.Còn về phía ta để đối phó với Hàng rào điện tử McNamara, bộ đội ta đã sử dụng phương châm 3 không: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không câu" để nâng cao tinh thần đảm bảo bí mật, tránh việc tạo tiếng ồn, gây sự chú ý trong lúc hành quân. Và mọi phương tiện có thể di chuyển được đều được tận dụng trên Đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: BKAII.Ngoài ra bộ đội ta cũng chủ động phát hiện các khu vực có cây nhiệt đới của đối phương để tìm cách né tránh, phá bỏ chúng hay cả đánh lừa chiến thuật bằng các hoạt động giả. Nguồn ảnh: livejournal.com.Thông thường, việc né tránh các khu vực "dính" hàng rào điện tử McNamara cực kỳ đơn giản do tuyến Đường Trường Sơn được xây dựng theo kiểu đan xen nhau cực kỳ chằng chịt, mỗi khi có một khu vực được coi là nghi vấn, ngay lập tức đoàn xe vận tải sẽ được chuyển hướng, di chuyển theo lộ trình khác an toàn hơn. Nguồn ảnh: livejournal.com.Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên tuyến Đường Trường Sơn, khi họ luôn trong tình trạn sẵn sàng chiến, "thông đường" bất cứ lúc nào nếu tuyến giao thông bị hư hại do các đợt không kích của Mỹ. Nguồn ảnh: livejournal.com.Ngoài việc sử dụng SID, các loại bom dẫn đường (Smart Bomb thế hệ đầu tiên) cũng được coi là một phần trong chương trình Hàng rào điện tử McNamara. Các loại bom thông minh có dẫn đường cho phép triển khai từ độ cao hàng nghìn mét nằm ngoài tầm với của các loại vũ khí phòng không thông thường mà vẫn đạt được độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Thực chất thì sau khi tiêu tốn hàng tỷ USD vào việc xây dựng hàng rào điện tử, đánh phá các tuyến đường vận tải của ta, hiệu quả của hàng rào điện tử McNamara là không cao. Bằng chứng là đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chúng ta vẫn có đủ vũ khí, đạn dược và cơ sở ở miền Nam đủ để khiến Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn phải chao đảo suốt nhiều tháng liền. Di sản của hệ thống phát hiện thâm nhập này cũng được Mỹ chuyển giao cho phía quân đội Sài Gòn sau khi Mỹ rút đi vào năm 1973. Nguồn ảnh: Defense Media.
Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi của một hệ thống rày đặc các loại thiết bị điện tử được Mỹ thả xuống khu vực phi quân sự quanh Vĩ tuyến 17, Lào và Campuchia để phát hiện sự xâm nhập của Quân Giải phóng và bộ đội chủ lực của ta trên Đường Trường Sơn tiếp viện sức người và sức của cho miền nam. Ý tưởng về hàng rào điện tử trên do chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert McNamara đưa ra, theo đề xuất của Carl Kaysen trong năm 1965 (cựu cố vấn Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ. Trong ảnh là Bộ trưởng McNamara trong một cuộc họp về tình hình chiến sự ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Chỉ một năm sau đó, Hàng rào điện tử McNamara chính thức được Mỹ triển khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của McNamara với việc xây dựng liên hoàn hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Nguồn ảnh: WordPress.com.
Trong đó điều khiến Hàng rào điện tử McNamara trở nên nổi bật chính là các máy phát hiện thâm nhập theo dạng đo dao động địa chấn có tên Seismic Intrusion Detector (SID), được triển khai trên mặt đất nhầm phát hiện và theo dõi các mục tiêu thâm nhập bằng đường bộ. SID được triển khai từ không với thiết kế tương tự như một quả bom với đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất với khả năng thu phát tín hiệu thông qua sóng vô tuyến. Nguồn ảnh: gizmodo.com.
SID còn được biết tới với cái tên khác là “Cây nhiệt đới” và chúng hoạt động như một trạm trạm trinh sát mini nhằm phát hiện và theo dõi các đối tượng gây địa chấn là người hay xe vận tải, dữ liệu từ SID sẽ được truyền trực tiếp về các trung tâm chỉ huy của Mỹ được đặt rải rác trên khắp Việt Nam. Từ đó họ có thể biết được quân giải phóng đang có hoạt động ở đâu, số lượng bao nhiêu hay là các đơn vị vận tải của ta trên trên Đường Trường Sơn mà không cần sử dụng đến lực lượng trinh sát đặc nhiệm. Nguồn ảnh: Radi.
Trong ảnh là các mẫu “Cây nhiệt đới” được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Mỹ. Để xây dựng Hàng rào điện tử McNamara người Mỹ đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương hơn 12 tỷ USD theo thời giá hiện tại. Bên cạnh đó Hàng rào điện tử McNamara còn được xem là kiểu tác chiến điện tử đầu tiên của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Military.
Do giới hạn của công nghệ vào thời điểm đó, các loại cây nhiệt đới thường có thời gian hoạt động rất ngắn do phải thu phát tín hiệu vô tuyến liên tục và chúng nhanh chóng trở nên vô dụng sau khi hết pin. Chính vì vậy, Mỹ đã phải thả xuống miền Nam Việt Nam và Lào hàng triệu cây nhiệt đới chỉ trong một thời gian ngắn để duy trì liên tục khả năng hoạt động của Hàng rào điện tử McNamara. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhằm tránh bị phát hiện SID được ngụy trang với màu sơn theo kiểu rằn ri, có thể nhận biết được âm thanh, chuyển động trong bán kính xung quanh khoảng từ vài chục đến cả trăm mét tùy loại. Để tránh bị nhầm giữa tiếng động khi hành quân của quân giải phóng với tiếng động do các loại động vật gây ra, thì chỉ có các dao động đủ lớn, kéo dài đủ lâu, trên phạm vi rộng và được nhiều SID cùng bắt được đó thì dữ liệu đó mới được truyền đi và tín hiệu này được đặt mật danh là "Đèn Đỏ". Nguồn ảnh: Paleo.
"Đèn đỏ" (Red Light) là thông báo nói chung của Hàng rào điện tử McNamara khi phát hiện được tín hiệu nghi vấn về sự xuất hiện của lực lượng thâm nhập đối phương. Dựa vào dữ liệu từ các cây nhiệt đới, các căn cứ tiền phương của Mỹ sẽ xác định khu vực nghi vấn, cử máy bay do thám đến khu vực đó để chụp lại không ảnh trước khi quyết định có nên tiến hành công kích hay không. Trong ảnh là máy bay trinh sát điện tử EC-121R được Mỹ kết hợp với Hàng rào điện tử McNamara trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc xác định có nên không kích hay không, hoàn toàn dựa vào suy luận của trung tâm chỉ huy tiền phương của Mỹ về quy mô của quân giải phóng ở khu vực nghi vấn. Do đó ảnh thám không từ các máy bay do thám đóng vai trò đặc biệt quan trọng để Mỹ tiến hành không kích khu vực tình nghi. Ảnh: Các loại cây nhiệt đới cỡ lớn được sử dụng trong hệ thống Hàng rào điện tử McNamara. Nguồn ảnh: Radi.
Dĩ nhiên người Mỹ không tiếc bom đạn để tấn công quân giải phóng nhưng họ sợ các đợt tấn công này sẽ ảnh hưởng đến hàng rào điện tử SID đang hoạt động trong khu vực nghi vấn. Bởi chắc chắn sau khi không kích Mỹ sẽ phải triển khai lại SID ở khu vực này điều này sẽ khiến Hàng rào điện tử McNamara mất đi tính liên tục của hệ thống. Nguồn ảnh: Westin.
Còn về phía ta để đối phó với Hàng rào điện tử McNamara, bộ đội ta đã sử dụng phương châm 3 không: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không câu" để nâng cao tinh thần đảm bảo bí mật, tránh việc tạo tiếng ồn, gây sự chú ý trong lúc hành quân. Và mọi phương tiện có thể di chuyển được đều được tận dụng trên Đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: BKAII.
Ngoài ra bộ đội ta cũng chủ động phát hiện các khu vực có cây nhiệt đới của đối phương để tìm cách né tránh, phá bỏ chúng hay cả đánh lừa chiến thuật bằng các hoạt động giả. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Thông thường, việc né tránh các khu vực "dính" hàng rào điện tử McNamara cực kỳ đơn giản do tuyến Đường Trường Sơn được xây dựng theo kiểu đan xen nhau cực kỳ chằng chịt, mỗi khi có một khu vực được coi là nghi vấn, ngay lập tức đoàn xe vận tải sẽ được chuyển hướng, di chuyển theo lộ trình khác an toàn hơn. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên tuyến Đường Trường Sơn, khi họ luôn trong tình trạn sẵn sàng chiến, "thông đường" bất cứ lúc nào nếu tuyến giao thông bị hư hại do các đợt không kích của Mỹ. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Ngoài việc sử dụng SID, các loại bom dẫn đường (Smart Bomb thế hệ đầu tiên) cũng được coi là một phần trong chương trình Hàng rào điện tử McNamara. Các loại bom thông minh có dẫn đường cho phép triển khai từ độ cao hàng nghìn mét nằm ngoài tầm với của các loại vũ khí phòng không thông thường mà vẫn đạt được độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực chất thì sau khi tiêu tốn hàng tỷ USD vào việc xây dựng hàng rào điện tử, đánh phá các tuyến đường vận tải của ta, hiệu quả của hàng rào điện tử McNamara là không cao. Bằng chứng là đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chúng ta vẫn có đủ vũ khí, đạn dược và cơ sở ở miền Nam đủ để khiến Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn phải chao đảo suốt nhiều tháng liền. Di sản của hệ thống phát hiện thâm nhập này cũng được Mỹ chuyển giao cho phía quân đội Sài Gòn sau khi Mỹ rút đi vào năm 1973. Nguồn ảnh: Defense Media.