Hải quân Hàn Quốc đã đưa vào biên chế chiếc tàu ngầm chạy bằng điện-diesel mang tên Changbogo-III Batch-I có khả năng phóng cả tên lửa đạn đạo và hành trình đầu tiên từ dưới mặt nước.Thành công còn lớn hơn, khi con tàu mới được phát triển và sản xuất tại Hàn Quốc. Thành tựu này đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc, khi đã tự phát triển và đóng mới được tàu ngầm có khả năng như vậy.Nên nhớ rằng, trên thế giới hiện chỉ có 5 quốc gia thường trực Hội đồng bảo an LHQ là có khả năng này; tuy nhiên các tàu ngầm của họ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.Theo nguồn tin từ Hải quân Hàn Quốc, vào ngày 13/8/2021, chiếc tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I đầu tiên đã được bàn giao. Lễ bàn giao đã được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Okpo của công ty Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering Co trên đảo Geoje.Con tàu mới được đặt tên là “Dosan Ahn Chang-ho” để vinh danh Dosan, một nhà hoạt động vì độc lập của Hàn Quốc và là một trong những nhà lãnh đạo ban đầu của cộng đồng người Mỹ gốc Hàn nhập cư tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20.Những lý do sau để đánh giá tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I là thành tựu của nền CNQP Hàn Quốc. Thứ nhất, bất chấp đại dịch Covid-19, chiếc tàu ngầm nguyên mẫu được chế tạo với thời gian tương đối nhanh; khẳng định năng lực đóng tàu của Hàn Quốc.Việc đóng mới con tàu bắt đầu vào tháng 5/2016, việc hạ thủy diễn ra vào tháng 9/2018, thử nghiệm trên biển bắt đầu vào năm 2019. Thứ hai, con tàu được thiết kế và sản xuất tại Hàn Quốc và không dựa trên các mẫu thiết kế đã sử dụng trước đó.Hải quân Hàn Quốc hiện đang sử dụng các tàu ngầm nhỏ bằng một nửa và được đóng theo giấy phép của Đức, đó là 9 chiếc tàu ngầm lớp Sohn Won-yil (Type 214/ KSS-II) có lượng choán nước 1.860 tấn và 9 chiếc Chang Bogo (Type 209/ KSS- I) có lượng choán nước 1.290 tấn.Tuy nhiên kinh nghiệm đóng 17 chiếc tàu ngầm của các lớp trên, đã giúp Hàn Quốc phát triển một đội ngũ kỹ sư cũng như công nhân lành nghề trong thiết kế và chế tạo tàu ngầm, cũng như nhân viên kỹ thuật hải quân, hiểu rõ họ cần gì và làm thế nào để phát triển lớp tàu ngầm mới.Chính nhờ đội ngũ nhân lực chất lượng cao, hạ tầng hiện đại, nên Hàn Quốc đã có thể phát triển và chế tạo tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I có chiều dài 83,5 m, rộng 9,6 m, lượng choán nước tới 3.750 tấn.Về vũ khí, trên tàu ngoài sáu ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm tiêu chuẩn, còn có thêm sáu ống phóng thẳng đứng, cho phép phóng từ dưới nước: tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Chonryong hoặc Hyunmoo (tầm bắn khoảng 500 km).Hàn Quốc hiện đã sở hữu những tên lửa đạn đạo từ lâu; và trước đó, họ đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ bệ phóng chìm dưới nước. Do đó dễ dàng có thể phán đoán là ứng dụng như vậy, sẽ được trang bị trên tàu ngầm thật.Theo kế hoạch, đến năm 2023, ba chiếc tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I sẽ được chế tạo, với kinh phí dự kiến chi hơn 3,09 nghìn tỷ won (tương đương 2,7 tỷ USD). Ba chiếc tàu ngầm tiếp đợt thứ hai (lớp Changbogo-III Batch-II), sẽ được sản xuất vào năm 2030.Điều quan trọng là số tiền chi cho chương trình này sẽ vẫn được giữ nguyên, vì hầu hết các thiết bị sẽ do ngành công nghiệp Hàn Quốc cung cấp. Quá trình tự chủ này đã diễn ra trong một thời gian dài và chiếc tàu ngầm cuối cùng, được đóng theo giấy phép của Đức tại Hàn Quốc, đã nội địa hóa được 76%.Giờ đây khả năng nội địa hóa thậm chí còn lớn hơn và Hàn Quốc cũng tự chủ được những thiết bị nguồn được cho là nhạy cảm như động cơ, các thành phần của hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí AIP và nhất là pin lithium-ion.Với những công nghệ mới của lớp tàu ngầm Changbogo-III Batch-I, giới quan sát cho rằng, con tàu này và 50 thủy thủ có thể hoạt động liên tục dưới mặt nước đến 20 ngày mà không cần lên mặt nước; do vậy nâng cao đáng kể khả năng răng đe của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul. Cận cảnh tàu ngầm lớp Soryu mới nhất của Nhật bản được trang bị công nghệ pin Lithium như pin sạc cho điện thoại di động. Nguồn: MightWar.
Hải quân Hàn Quốc đã đưa vào biên chế chiếc tàu ngầm chạy bằng điện-diesel mang tên Changbogo-III Batch-I có khả năng phóng cả tên lửa đạn đạo và hành trình đầu tiên từ dưới mặt nước.
Thành công còn lớn hơn, khi con tàu mới được phát triển và sản xuất tại Hàn Quốc. Thành tựu này đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc, khi đã tự phát triển và đóng mới được tàu ngầm có khả năng như vậy.
Nên nhớ rằng, trên thế giới hiện chỉ có 5 quốc gia thường trực Hội đồng bảo an LHQ là có khả năng này; tuy nhiên các tàu ngầm của họ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo nguồn tin từ Hải quân Hàn Quốc, vào ngày 13/8/2021, chiếc tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I đầu tiên đã được bàn giao. Lễ bàn giao đã được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Okpo của công ty Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering Co trên đảo Geoje.
Con tàu mới được đặt tên là “Dosan Ahn Chang-ho” để vinh danh Dosan, một nhà hoạt động vì độc lập của Hàn Quốc và là một trong những nhà lãnh đạo ban đầu của cộng đồng người Mỹ gốc Hàn nhập cư tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20.
Những lý do sau để đánh giá tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I là thành tựu của nền CNQP Hàn Quốc. Thứ nhất, bất chấp đại dịch Covid-19, chiếc tàu ngầm nguyên mẫu được chế tạo với thời gian tương đối nhanh; khẳng định năng lực đóng tàu của Hàn Quốc.
Việc đóng mới con tàu bắt đầu vào tháng 5/2016, việc hạ thủy diễn ra vào tháng 9/2018, thử nghiệm trên biển bắt đầu vào năm 2019. Thứ hai, con tàu được thiết kế và sản xuất tại Hàn Quốc và không dựa trên các mẫu thiết kế đã sử dụng trước đó.
Hải quân Hàn Quốc hiện đang sử dụng các tàu ngầm nhỏ bằng một nửa và được đóng theo giấy phép của Đức, đó là 9 chiếc tàu ngầm lớp Sohn Won-yil (Type 214/ KSS-II) có lượng choán nước 1.860 tấn và 9 chiếc Chang Bogo (Type 209/ KSS- I) có lượng choán nước 1.290 tấn.
Tuy nhiên kinh nghiệm đóng 17 chiếc tàu ngầm của các lớp trên, đã giúp Hàn Quốc phát triển một đội ngũ kỹ sư cũng như công nhân lành nghề trong thiết kế và chế tạo tàu ngầm, cũng như nhân viên kỹ thuật hải quân, hiểu rõ họ cần gì và làm thế nào để phát triển lớp tàu ngầm mới.
Chính nhờ đội ngũ nhân lực chất lượng cao, hạ tầng hiện đại, nên Hàn Quốc đã có thể phát triển và chế tạo tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I có chiều dài 83,5 m, rộng 9,6 m, lượng choán nước tới 3.750 tấn.
Về vũ khí, trên tàu ngoài sáu ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm tiêu chuẩn, còn có thêm sáu ống phóng thẳng đứng, cho phép phóng từ dưới nước: tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Chonryong hoặc Hyunmoo (tầm bắn khoảng 500 km).
Hàn Quốc hiện đã sở hữu những tên lửa đạn đạo từ lâu; và trước đó, họ đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ bệ phóng chìm dưới nước. Do đó dễ dàng có thể phán đoán là ứng dụng như vậy, sẽ được trang bị trên tàu ngầm thật.
Theo kế hoạch, đến năm 2023, ba chiếc tàu ngầm lớp Changbogo-III Batch-I sẽ được chế tạo, với kinh phí dự kiến chi hơn 3,09 nghìn tỷ won (tương đương 2,7 tỷ USD). Ba chiếc tàu ngầm tiếp đợt thứ hai (lớp Changbogo-III Batch-II), sẽ được sản xuất vào năm 2030.
Điều quan trọng là số tiền chi cho chương trình này sẽ vẫn được giữ nguyên, vì hầu hết các thiết bị sẽ do ngành công nghiệp Hàn Quốc cung cấp. Quá trình tự chủ này đã diễn ra trong một thời gian dài và chiếc tàu ngầm cuối cùng, được đóng theo giấy phép của Đức tại Hàn Quốc, đã nội địa hóa được 76%.
Giờ đây khả năng nội địa hóa thậm chí còn lớn hơn và Hàn Quốc cũng tự chủ được những thiết bị nguồn được cho là nhạy cảm như động cơ, các thành phần của hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí AIP và nhất là pin lithium-ion.
Với những công nghệ mới của lớp tàu ngầm Changbogo-III Batch-I, giới quan sát cho rằng, con tàu này và 50 thủy thủ có thể hoạt động liên tục dưới mặt nước đến 20 ngày mà không cần lên mặt nước; do vậy nâng cao đáng kể khả năng răng đe của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.
Cận cảnh tàu ngầm lớp Soryu mới nhất của Nhật bản được trang bị công nghệ pin Lithium như pin sạc cho điện thoại di động. Nguồn: MightWar.