Kể từ giữa những năm 1970, khi Quân đội Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và chuyển hướng sang thân phương Tây; tuy nhiên Ai Cập đã bị từ chối tiếp cận với các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Lý do là vị thế của Ai Cập chỉ là một đồng minh “hạng hai”.Trong khi đó, các đối tác đồng minh “cấp cao” hơn của Mỹ, như Nhật Bản, Iran, Ả Rập Xê-út và Israel… đều mua các máy bay chiến đấu phản lực có tính năng cao hơn, đặt Ai Cập vào thế bất lợi rõ rệt so với các nước láng giềng.Chưa hết, để giữ cho “đồng minh ruột” Israel, chiếm lợi thế tuyệt đối trong khu vực, Ai Cập cũng bị cấm mua các loại vũ khí tiên tiến cho phi đội tiêm kích F-16 của họ, cụ thể là tên lửa không đối không AIM-120.Có nghĩa là vào cuối những năm 1990, khả năng không chiến của Ai Cập đã rất lạc hậu, không thể đủ sức chống lại các đối thủ như Israel; vốn có thể dễ dàng vô hiệu hóa, các tên lửa AIM-7 cũ hơn, được trang bị trên chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập, bằng các hệ thống tác chiến điện tử.Hơn nữa, Ai Cập rất dễ bị tổn thương bởi việc cắt giảm các bộ phận và nguồn cung cấp từ Mỹ. Bài học Washington sẵn sàng đóng băng các bộ phận, đã được thấy vào năm 2013, do không hài lòng với việc lật đổ chính phủ Anh em Hồi giáo thân phương Tây.Những bộ phận bị đóng băng như vậy, đã từng làm “điêu đứng” một số khách hàng quốc phòng của Mỹ, như Indonesia và Pakistan trong quá khứ; đồng thời đe dọa phi đội F-16 của Ai Cập, mất khả năng hoạt động, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.Để lấp khoảng trống về hỏa lực tầm xa, khi máy bay chiến đấu của Ai Cập không đủ tầm bay, không được trang bị vũ khí tiến công mặt đất hiện đại, nhất là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, Ai Cập bắt buộc phải tìm đến đối tác Triều Tiên để mua các loại tên lửa đạn đạo Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1 (biến thể của tên lửa Scud B) làm phương tiện tiến công tầm xa.Còn về khả năng đối không tầm xa, phải tận đến năm 2013, khi Quân đội Ai Cập lật đổ chính phủ Hồi giáo thân với phương Tây, thì các lực lượng vũ trang của Ai Cập mới có bước chuyển mình mạnh mẽ, sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ và hướng tới hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Nga và châu Âu.Với việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền Ai Cập, cũng là cơ hội để Ai Cập bổ sung vào kho vũ khí đối không tầm xa của họ, khi Ai Cập quyết định mua chiến đấu cơ MiG-29M của Nga.MiG-29M tại thời điểm Ai Cập mua, là loại máy bay chiến đấu cũ nhất và kém hiện đại nhất của Nga, đang được sản xuất. Nhưng khi so sánh cụ thể với máy bay chiến đấu của Mỹ, MiG-29M lại là một bản nâng cấp lớn so với F-16C hiện đang có trong biên chế của Không quân Ai Cập.Mặc dù kém hiện đại hơn so với F-16C, nhưng MiG-29M lại không bị cắt bớt tính năng chiến đấu; do đó khi sở hữu MiG-29M, Không quân Ai Cập sẽ có cơ hội sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77. Như vậy, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, MiG-29M đã cung cấp cho Ai Cập khả năng không chiến tương đương Không quân Israel.Việc mua MiG-29M của Nga mở đường cho việc Ai Cập tiếp tục mua các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga trong tương lai. Đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35 thế hệ 4 ++, sử dụng cơ sở hạ tầng bảo dưỡng tương tự như MiG-29M.Điều tương tự cũng xảy ra, khi không nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ, Ai Cập đã ký hợp đồng với Dassault của Pháp mua 24 chiếc Rafale với trị giá đến 5,2 tỷ USD; đặc biệt Rafale sở hữu tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn như Meteo có tầm bắn đến 200 km.Ai Cập cũng đã đặt hàng tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-35 vào năm 2018, loại máy bay này sẽ được sử dụng nhiều loại vũ khí tương tự như MiG-29M và có khả năng phối hợp hoạt động cùng nhau theo hình thức chiến thuật phối hợp cao-thấp, xa-gần.Máy bay chiến đấu hạng nặng mới như Su-35, sẽ cung cấp cho Ai Cập khả năng chiếm ưu thế trên không, mà nước này đã tìm kiếm từ những năm 1970, với nỗ lực mua F-15, nhưng đã bị Mỹ từ chối.Su-35 là loại chiến đấu cơ hạng nặng như F-15 và cũng là địch thủ của nhau, nhưng Su-35 hiện đại hơn nhiều. Với tư cách là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ và được coi là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên lục địa châu Phi hiện nay; điều này sẽ tạo cho Ai Cập một lợi thế đáng kể.Vừa qua Ai Cập tiếp tục ký hợp đồng mua của Pháp 30 máy bay chiến đấu Rafale, phiên bản hai chỗ ngồi, thiên về khả năng tiến công mặt đất; với tên lửa hành trình SCALP-EG, cho không quân Ai Cập khả năng tiến công mặt đất tầm xa chính xác.Việc Không quân Ai Cập trang bị cả MiG-29M, Su-35 và Rafale được cho là đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình khôi phục tiềm năng của một cường quốc quân sự thế giới. Và quan trọng hơn, Ai Cập đã không phải mang danh “đồng minh hạng hai”, khi không được trang bị những vũ khí hiện đại như một số quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tiêm kích Rafale có thực sự mạnh như quảng cáo của Pháp? Nguồn: Armies.
Kể từ giữa những năm 1970, khi Quân đội Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và chuyển hướng sang thân phương Tây; tuy nhiên Ai Cập đã bị từ chối tiếp cận với các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Lý do là vị thế của Ai Cập chỉ là một đồng minh “hạng hai”.
Trong khi đó, các đối tác đồng minh “cấp cao” hơn của Mỹ, như Nhật Bản, Iran, Ả Rập Xê-út và Israel… đều mua các máy bay chiến đấu phản lực có tính năng cao hơn, đặt Ai Cập vào thế bất lợi rõ rệt so với các nước láng giềng.
Chưa hết, để giữ cho “đồng minh ruột” Israel, chiếm lợi thế tuyệt đối trong khu vực, Ai Cập cũng bị cấm mua các loại vũ khí tiên tiến cho phi đội tiêm kích F-16 của họ, cụ thể là tên lửa không đối không AIM-120.
Có nghĩa là vào cuối những năm 1990, khả năng không chiến của Ai Cập đã rất lạc hậu, không thể đủ sức chống lại các đối thủ như Israel; vốn có thể dễ dàng vô hiệu hóa, các tên lửa AIM-7 cũ hơn, được trang bị trên chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập, bằng các hệ thống tác chiến điện tử.
Hơn nữa, Ai Cập rất dễ bị tổn thương bởi việc cắt giảm các bộ phận và nguồn cung cấp từ Mỹ. Bài học Washington sẵn sàng đóng băng các bộ phận, đã được thấy vào năm 2013, do không hài lòng với việc lật đổ chính phủ Anh em Hồi giáo thân phương Tây.
Những bộ phận bị đóng băng như vậy, đã từng làm “điêu đứng” một số khách hàng quốc phòng của Mỹ, như Indonesia và Pakistan trong quá khứ; đồng thời đe dọa phi đội F-16 của Ai Cập, mất khả năng hoạt động, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Để lấp khoảng trống về hỏa lực tầm xa, khi máy bay chiến đấu của Ai Cập không đủ tầm bay, không được trang bị vũ khí tiến công mặt đất hiện đại, nhất là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, Ai Cập bắt buộc phải tìm đến đối tác Triều Tiên để mua các loại tên lửa đạn đạo Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1 (biến thể của tên lửa Scud B) làm phương tiện tiến công tầm xa.
Còn về khả năng đối không tầm xa, phải tận đến năm 2013, khi Quân đội Ai Cập lật đổ chính phủ Hồi giáo thân với phương Tây, thì các lực lượng vũ trang của Ai Cập mới có bước chuyển mình mạnh mẽ, sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ và hướng tới hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Nga và châu Âu.
Với việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền Ai Cập, cũng là cơ hội để Ai Cập bổ sung vào kho vũ khí đối không tầm xa của họ, khi Ai Cập quyết định mua chiến đấu cơ MiG-29M của Nga.
MiG-29M tại thời điểm Ai Cập mua, là loại máy bay chiến đấu cũ nhất và kém hiện đại nhất của Nga, đang được sản xuất. Nhưng khi so sánh cụ thể với máy bay chiến đấu của Mỹ, MiG-29M lại là một bản nâng cấp lớn so với F-16C hiện đang có trong biên chế của Không quân Ai Cập.
Mặc dù kém hiện đại hơn so với F-16C, nhưng MiG-29M lại không bị cắt bớt tính năng chiến đấu; do đó khi sở hữu MiG-29M, Không quân Ai Cập sẽ có cơ hội sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77. Như vậy, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, MiG-29M đã cung cấp cho Ai Cập khả năng không chiến tương đương Không quân Israel.
Việc mua MiG-29M của Nga mở đường cho việc Ai Cập tiếp tục mua các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga trong tương lai. Đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35 thế hệ 4 ++, sử dụng cơ sở hạ tầng bảo dưỡng tương tự như MiG-29M.
Điều tương tự cũng xảy ra, khi không nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ, Ai Cập đã ký hợp đồng với Dassault của Pháp mua 24 chiếc Rafale với trị giá đến 5,2 tỷ USD; đặc biệt Rafale sở hữu tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn như Meteo có tầm bắn đến 200 km.
Ai Cập cũng đã đặt hàng tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-35 vào năm 2018, loại máy bay này sẽ được sử dụng nhiều loại vũ khí tương tự như MiG-29M và có khả năng phối hợp hoạt động cùng nhau theo hình thức chiến thuật phối hợp cao-thấp, xa-gần.
Máy bay chiến đấu hạng nặng mới như Su-35, sẽ cung cấp cho Ai Cập khả năng chiếm ưu thế trên không, mà nước này đã tìm kiếm từ những năm 1970, với nỗ lực mua F-15, nhưng đã bị Mỹ từ chối.
Su-35 là loại chiến đấu cơ hạng nặng như F-15 và cũng là địch thủ của nhau, nhưng Su-35 hiện đại hơn nhiều. Với tư cách là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ và được coi là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên lục địa châu Phi hiện nay; điều này sẽ tạo cho Ai Cập một lợi thế đáng kể.
Vừa qua Ai Cập tiếp tục ký hợp đồng mua của Pháp 30 máy bay chiến đấu Rafale, phiên bản hai chỗ ngồi, thiên về khả năng tiến công mặt đất; với tên lửa hành trình SCALP-EG, cho không quân Ai Cập khả năng tiến công mặt đất tầm xa chính xác.
Việc Không quân Ai Cập trang bị cả MiG-29M, Su-35 và Rafale được cho là đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình khôi phục tiềm năng của một cường quốc quân sự thế giới. Và quan trọng hơn, Ai Cập đã không phải mang danh “đồng minh hạng hai”, khi không được trang bị những vũ khí hiện đại như một số quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tiêm kích Rafale có thực sự mạnh như quảng cáo của Pháp? Nguồn: Armies.