Tờ Reference News Network vừa xuất bản đăng bài của tác giả Carlos Toro với tựa đề “Trực thăng Mi-17 trên không và xe tăng T-80 trên bộ: Hai vũ khí đáng tin cậy mà Quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”.Mặc dù chưa rõ các loại vũ khí được sử dụng trong các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trong mấy ngày qua, nhưng có thể suy ra rằng, chúng đều là những lựa chọn đáp ứng các tiêu chuẩn của kho vũ khí thông thường chiến thuật và rõ ràng là không bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược của quân đội Nga.Trong điều kiện chiến trường, hình thức can thiệp và khả năng kháng cự của phía Ukraine, dường như loại trừ việc Quân đội Nga sử dụng máy bay ném bom hạng nặng và máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh trên không.Trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga tại Ukraine vừa qua, nhiệm vụ không kích chủ yếu là trực thăng. Ví dụ trong cuộc đổ bộ chiếm lĩnh đầu cầu tại sân bay Gostomel ở ngoại vi thủ đô Kiev ngày 25/2 vừa qua, Quân đội Nga sử dụng đến 200 chiếc trực thăng các loại.Theo một số hình ảnh chụp trên mặt đất, nhiệm vụ này chủ yếu do trực thăng Mi-8 thực hiện (phiên bản xuất khẩu cải tiến là Mi-17 cũng được quân đội Ukraine sử dụng). Loại trực thăng này có nguồn gốc từ tên của Công ty phát triển, đó là Phòng thiết kế Miri.Mi-8 là loại trực thăng hạng trung, trọng lượng rỗng khoảng 7.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 11.000 kg. Có một số biến thể của trực thăng, và các mẫu cải tiến được trang bị động cơ mạnh hơn và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn, nên có trọng tải lớn hơn và tầm bay xa hơn.Phi hành đoàn Mi-8 gồm ba thành viên (phi công, phụ lái và kỹ sư cơ giới trên không). Trực thăng có 6 điểm cứng bên ngoài và có thể bay với tốc độ 250 km một giờ, tầm bay khoảng 450 km và trần bay khoảng 4.550 mét. Mi-8 có thể sử dụng nhiều loại tên lửa và bom thông thường. Dưới mặt đất, trước kia là Liên Xô và sau này là Nga luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tăng cường lực lượng thiết giáp (xe tăng T-34 là một trong những vũ khí, trang bị góp phần lớn nhất trong việc đánh bại phát xít Đức). Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô có số lượng xe tăng chiến đấu vượt trội so với phương Tây.Trước khi xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được đưa vào biên chế, loại xe tăng mạnh nhất trong lực lượng xe tăng của Nga là T-90. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành, cũng có sự xuất hiện của một số xe tăng T-90 và nhiều xe tăng T-72 cũ hơn tham gia. Theo một số nhà quan sát, Nga đã triển khai nhiều xe tăng nhất trong kho vũ khí của mình là T-80 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Xe hỗ trợ tăng BMPT Terminator (Kẻ hủy diệt) cũng tham gia vào chiến dịch này, sử dụng tên lửa chống tăng Ataka-T làm vũ khí chính.Kíp xe của T-80 có ba thành viên, giảm 25% quân số so với một số mẫu xe tăng của phương Tây vì không có biên chế pháo thủ nạp đạn. Trọng lượng của xe cũng nhẹ hơn xe tăng phương Tây, khi chỉ có tổng trọng lượng chiến đấu của nó là 43.000 kg, nên T-80 chỉ được coi là xe tăng hạng nhẹ so với xe tăng phương Tây (xe tăng M1A2 của Mỹ trọng lượng 62.000 kg).Do xe tăng T-80 trang bị động cơ tuabin, nên T-80 có khả năng cơ động rất cao và được ví là “xe tăng bay”; tuy nhiên nhược điểm của T-80 là ngốn quá nhiều nhiên liệu và tiếng ồn cao. Theo thông tin, trong ngày 25/2, tại hướng Kharcov, Quân đội Nga đã phải bỏ lại một chiếc T-80 BMV vì hết nhiên liệu.Bên cạnh hai vũ khí chủ lực trên bộ và trên không, thì vũ khí trên biển cũng không thể không tính đến. Các cuộc tấn công đến từ lực lượng hải quân Nga đóng tại Sevastopol ở tây nam bán đảo Crimea; đây là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.Sau khi chia tách từ Ukraine (năm 1996), Hạm đội Biển Đen được ví như như “chú vịt con xấu xí” của Hải quân Nga; mọi khoản đầu tư đã được ưu tiên cho Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Baltic.Nhưng trong những năm gần đây, với việc bổ sung một số khinh hạm và tàu hạng nhẹ khác có lượng choán nước khoảng 4.000 tấn, sức mạnh của Hạm đội Biển Đen đã tăng lên đáng kể.Đã có một sự thay đổi trong quan niệm về phát triển hải quân Nga. Trong khi trước đây Liên Xô chỉ tập trung vào các tàu có trọng tải lớn, thì nay Hải quân Nga đã bổ sung thêm trọng lượng cho các tàu khu trục hạng trung (khinh hạm), được trang tương đối mạnh.Các tàu chiến hạng trung của Hải quân Nga như tàu tàu hộ vệ tên lửa mang tên Đô đốc Grigorovich (thuộc lớp Project 11356) hạ thủy năm 2017, được trang bị vũ khí tiên tiến như tên lửa hành trình Calibre, có hiệu suất tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tờ Reference News Network vừa xuất bản đăng bài của tác giả Carlos Toro với tựa đề “Trực thăng Mi-17 trên không và xe tăng T-80 trên bộ: Hai vũ khí đáng tin cậy mà Quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”.
Mặc dù chưa rõ các loại vũ khí được sử dụng trong các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trong mấy ngày qua, nhưng có thể suy ra rằng, chúng đều là những lựa chọn đáp ứng các tiêu chuẩn của kho vũ khí thông thường chiến thuật và rõ ràng là không bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược của quân đội Nga.
Trong điều kiện chiến trường, hình thức can thiệp và khả năng kháng cự của phía Ukraine, dường như loại trừ việc Quân đội Nga sử dụng máy bay ném bom hạng nặng và máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh trên không.
Trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga tại Ukraine vừa qua, nhiệm vụ không kích chủ yếu là trực thăng. Ví dụ trong cuộc đổ bộ chiếm lĩnh đầu cầu tại sân bay Gostomel ở ngoại vi thủ đô Kiev ngày 25/2 vừa qua, Quân đội Nga sử dụng đến 200 chiếc trực thăng các loại.
Theo một số hình ảnh chụp trên mặt đất, nhiệm vụ này chủ yếu do trực thăng Mi-8 thực hiện (phiên bản xuất khẩu cải tiến là Mi-17 cũng được quân đội Ukraine sử dụng). Loại trực thăng này có nguồn gốc từ tên của Công ty phát triển, đó là Phòng thiết kế Miri.
Mi-8 là loại trực thăng hạng trung, trọng lượng rỗng khoảng 7.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 11.000 kg. Có một số biến thể của trực thăng, và các mẫu cải tiến được trang bị động cơ mạnh hơn và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn, nên có trọng tải lớn hơn và tầm bay xa hơn.
Phi hành đoàn Mi-8 gồm ba thành viên (phi công, phụ lái và kỹ sư cơ giới trên không). Trực thăng có 6 điểm cứng bên ngoài và có thể bay với tốc độ 250 km một giờ, tầm bay khoảng 450 km và trần bay khoảng 4.550 mét. Mi-8 có thể sử dụng nhiều loại tên lửa và bom thông thường.
Dưới mặt đất, trước kia là Liên Xô và sau này là Nga luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tăng cường lực lượng thiết giáp (xe tăng T-34 là một trong những vũ khí, trang bị góp phần lớn nhất trong việc đánh bại phát xít Đức). Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô có số lượng xe tăng chiến đấu vượt trội so với phương Tây.
Trước khi xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được đưa vào biên chế, loại xe tăng mạnh nhất trong lực lượng xe tăng của Nga là T-90. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành, cũng có sự xuất hiện của một số xe tăng T-90 và nhiều xe tăng T-72 cũ hơn tham gia.
Theo một số nhà quan sát, Nga đã triển khai nhiều xe tăng nhất trong kho vũ khí của mình là T-80 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Xe hỗ trợ tăng BMPT Terminator (Kẻ hủy diệt) cũng tham gia vào chiến dịch này, sử dụng tên lửa chống tăng Ataka-T làm vũ khí chính.
Kíp xe của T-80 có ba thành viên, giảm 25% quân số so với một số mẫu xe tăng của phương Tây vì không có biên chế pháo thủ nạp đạn. Trọng lượng của xe cũng nhẹ hơn xe tăng phương Tây, khi chỉ có tổng trọng lượng chiến đấu của nó là 43.000 kg, nên T-80 chỉ được coi là xe tăng hạng nhẹ so với xe tăng phương Tây (xe tăng M1A2 của Mỹ trọng lượng 62.000 kg).
Do xe tăng T-80 trang bị động cơ tuabin, nên T-80 có khả năng cơ động rất cao và được ví là “xe tăng bay”; tuy nhiên nhược điểm của T-80 là ngốn quá nhiều nhiên liệu và tiếng ồn cao. Theo thông tin, trong ngày 25/2, tại hướng Kharcov, Quân đội Nga đã phải bỏ lại một chiếc T-80 BMV vì hết nhiên liệu.
Bên cạnh hai vũ khí chủ lực trên bộ và trên không, thì vũ khí trên biển cũng không thể không tính đến. Các cuộc tấn công đến từ lực lượng hải quân Nga đóng tại Sevastopol ở tây nam bán đảo Crimea; đây là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.
Sau khi chia tách từ Ukraine (năm 1996), Hạm đội Biển Đen được ví như như “chú vịt con xấu xí” của Hải quân Nga; mọi khoản đầu tư đã được ưu tiên cho Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Baltic.
Nhưng trong những năm gần đây, với việc bổ sung một số khinh hạm và tàu hạng nhẹ khác có lượng choán nước khoảng 4.000 tấn, sức mạnh của Hạm đội Biển Đen đã tăng lên đáng kể.
Đã có một sự thay đổi trong quan niệm về phát triển hải quân Nga. Trong khi trước đây Liên Xô chỉ tập trung vào các tàu có trọng tải lớn, thì nay Hải quân Nga đã bổ sung thêm trọng lượng cho các tàu khu trục hạng trung (khinh hạm), được trang tương đối mạnh.
Các tàu chiến hạng trung của Hải quân Nga như tàu tàu hộ vệ tên lửa mang tên Đô đốc Grigorovich (thuộc lớp Project 11356) hạ thủy năm 2017, được trang bị vũ khí tiên tiến như tên lửa hành trình Calibre, có hiệu suất tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.