Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản, sáng 23/12 vừa qua, một biên đội 4 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó, hai tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến sát khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 3 giờ sáng. Sau đó, hai tàu tiếp tục có các hành động tiếp cận các tàu đánh cá của ngư dân Nhật Bản đang hoạt động đánh bắt trong khu vực này. Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cũng cho biết thêm rằng trong biên đội bốn tàu Hải cảnh, có ít nhất có một chiếc được trang bị hải pháo 76mm. Nguồn ảnh: Sina.Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã điều các tàu tuần tra của Vùng số 11 ra khu vực nhằm bảo vệ các tàu cá của mình và tăng cường cảnh giác và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Nguồn ảnh: Sina.Theo thống kê của Nhật Bản, trong suốt 3 tháng qua, đã có 23 lần tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quấy rối hành động đánh bắt của ngư dân Nhật Bản. Chỉ một ngày trước đó, vào hôm 22/12, Không quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc diễn tập trên không bằng oanh tạc cơ với 4 chiếc H-6K của Trung Quốc và 2 chiếc Tu-95 của Nga bay chung trên vùng trời biển Nhật Bản và Hoa Đông. Nguồn ảnh: Sina.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từng tuyên bố rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và việc thực thi phát luật, tuần tra xung quanh khu vực này là quyền lợi chính đáng của họ. Đồng thời đề nghị phía Nhật Bản tuân thủ các nguyên tắc và hành động chuẩn mực để giữ gìn tình hình ổn định trên biển Hoa Đông. Nguồn ảnh: Sina.Năm 2020 là một năm vô cùng sóng gió trên biển Hoa Đông đặc biệt là khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Trung Quốc liên tục điều nhiều tàu của Hải cảnh, Hải giám, An toàn hàng hải,… xuất hiện liên tục đây. Đặc biệt, Trung Quốc đã duy trì một biên đội 4 tàu thay phiên và liên tục túc trực xung quanh khu vực này từ ngày 14/4 và chỉ chịu rời đi vào ngày 3/8, với thời gian hiện diện kỷ lục là 111 ngày. Nguồn ảnh: Sina.Hải cảnh Trung Quốc chỉ chịu rời đi vào tháng 8 với lí do thời tiết xấu và tiếp tục quay lại quấy rối khu vực vào tháng 9. Trong khi đó, dư luận Nhật Bản thì liên tục chỉ trích Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này với khả năng quá kém cỏi khi không thể đáp trả tương xứng các hành động từ phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một điểm nóng trong quan hệ song phương Trung - Nhật. Các tàu chấp pháp Trung Quốc vẫn thường xuyên có mặt tại khu vực này như một cách khẳng định chủ quyền mặc cho Nhật Bản ra sức lên tiếng phản đối. Việc tàu của hai nước hoạt động gần nhau và có những xô xát khiến cho nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột quân sự tại đây là rất cao. Nguồn ảnh: Sina.Có thể nói rằng, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một điều không hề mới tuy nhiên trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm 2020, Trung Quốc đã đẩy cao trào xung đột lên một mức mới với thời gian hoạt động và hiện diện liên tục tại đây dài ngày trong khi Nhật Bản thiếu các biện pháp đối đáp trả tương xứng. Nguồn ảnh: Sina.Trong thời gian tới, nếu không có bất kỳ một giải pháp ngoại giao nào mang tính cải thiện tình hình, xung đột của Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư chắc chắn sẽ còn tiếp tục leo thang, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina. Lịch sử của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ thế kỷ 19 cho tới nay.
Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản, sáng 23/12 vừa qua, một biên đội 4 chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó, hai tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến sát khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 3 giờ sáng. Sau đó, hai tàu tiếp tục có các hành động tiếp cận các tàu đánh cá của ngư dân Nhật Bản đang hoạt động đánh bắt trong khu vực này. Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cũng cho biết thêm rằng trong biên đội bốn tàu Hải cảnh, có ít nhất có một chiếc được trang bị hải pháo 76mm. Nguồn ảnh: Sina.
Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã điều các tàu tuần tra của Vùng số 11 ra khu vực nhằm bảo vệ các tàu cá của mình và tăng cường cảnh giác và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thống kê của Nhật Bản, trong suốt 3 tháng qua, đã có 23 lần tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quấy rối hành động đánh bắt của ngư dân Nhật Bản. Chỉ một ngày trước đó, vào hôm 22/12, Không quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc diễn tập trên không bằng oanh tạc cơ với 4 chiếc H-6K của Trung Quốc và 2 chiếc Tu-95 của Nga bay chung trên vùng trời biển Nhật Bản và Hoa Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từng tuyên bố rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và việc thực thi phát luật, tuần tra xung quanh khu vực này là quyền lợi chính đáng của họ. Đồng thời đề nghị phía Nhật Bản tuân thủ các nguyên tắc và hành động chuẩn mực để giữ gìn tình hình ổn định trên biển Hoa Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2020 là một năm vô cùng sóng gió trên biển Hoa Đông đặc biệt là khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Trung Quốc liên tục điều nhiều tàu của Hải cảnh, Hải giám, An toàn hàng hải,… xuất hiện liên tục đây. Đặc biệt, Trung Quốc đã duy trì một biên đội 4 tàu thay phiên và liên tục túc trực xung quanh khu vực này từ ngày 14/4 và chỉ chịu rời đi vào ngày 3/8, với thời gian hiện diện kỷ lục là 111 ngày. Nguồn ảnh: Sina.
Hải cảnh Trung Quốc chỉ chịu rời đi vào tháng 8 với lí do thời tiết xấu và tiếp tục quay lại quấy rối khu vực vào tháng 9. Trong khi đó, dư luận Nhật Bản thì liên tục chỉ trích Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này với khả năng quá kém cỏi khi không thể đáp trả tương xứng các hành động từ phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một điểm nóng trong quan hệ song phương Trung - Nhật. Các tàu chấp pháp Trung Quốc vẫn thường xuyên có mặt tại khu vực này như một cách khẳng định chủ quyền mặc cho Nhật Bản ra sức lên tiếng phản đối. Việc tàu của hai nước hoạt động gần nhau và có những xô xát khiến cho nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột quân sự tại đây là rất cao. Nguồn ảnh: Sina.
Có thể nói rằng, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một điều không hề mới tuy nhiên trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm 2020, Trung Quốc đã đẩy cao trào xung đột lên một mức mới với thời gian hoạt động và hiện diện liên tục tại đây dài ngày trong khi Nhật Bản thiếu các biện pháp đối đáp trả tương xứng. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời gian tới, nếu không có bất kỳ một giải pháp ngoại giao nào mang tính cải thiện tình hình, xung đột của Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư chắc chắn sẽ còn tiếp tục leo thang, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.
Lịch sử của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ thế kỷ 19 cho tới nay.