Trong một bài đăng mới đây trên tạp chí Navy Times, học giả Ziezulewicz đã khẳng định rằng, việc Hải quân Trung Quốc nhiều tàu chiến nhất thế giới, cũng không thể chứng minh được sức chiến đấu của lực lượng này.Cụ thể, Ziezulewicz cho rằng, số lượng về cơ bản cũng có thể coi là một khía cạnh để đánh giá sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên đó không phải tất cả.Bất chấp việc lực lượng Hải quân Trung Quốc có nhiều tàu chiến mặt nước nhất thế giới, khả năng tác chiến trên biển của lực lượng này vẫn là một dấu hỏi lớn. Đơn giản là kể từ thời nhà Thanh tới nay, Trung Quốc chưa từng tham gia hải chiến quy mô lớn trên biển.Xét một cách khách quan, Trung Quốc đã từng tham chiến trên biển, tuy nhiên quy mô của những cuộc xung đột đó là rất nhỏ, không đáng để có thể coi là các bài học cho vào sách giáo khoa hải quân.Thẳng thắn mà nói, mọi học thuyết tác chiến trên biển của Trung Quốc hiện tại, cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, chưa được kiểm chứng. Hoặc "thực tế" hơn, Trung Quốc có thể vung tiền, để mua tin tình báo về cách tác chiến hải quân từ nước ngoài.Thiếu kinh nghiệm thực chiến, có thể sẽ khiến Hải quân Trung Quốc trả một cái giá rất đắt khi xảy ra tình huống tác chiến thực tế. Khi đó, mọi phương án tác chiến mà hải quân Trung Quốc tin rằng là đúng đắn, có thể sẽ phát huy điểm yếu ngay lập tức.Ở chiều hướng ngược lại, Hải quân Mỹ là một lực lượng có kinh nghiệm tác chiến trên biển dày dặn nhất thế giới, từng tham gia những cuộc hải chiến kéo dài hàng năm trời, quy mô lớn khủng khiếp trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Tới nay, Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện trên khắp thế giới, tham gia vào nhiều hoạt động cứu hộ, cứu nạn; tham gia oanh kích, tấn công hoặc tuần tra hàng hải ở những vùng biển thù địch.Các kinh nghiệm của Hải quân Mỹ hiện tại, tất cả đều phải được đánh đổi bằng máu của chính những thủy thủ Mỹ trong quá khứ. Vậy nên sẽ rất khó để Trung Quốc có khả năng hoạt động hiệu quả được như các tàu chiến Mỹ, nếu chưa từng "ra biển lớn".Với việc không có hoạt động tác chiến trong suốt nhiều chục năm gần đây, cựu binh Hải quân Trung Quốc về cơ bản cũng chỉ có kinh nghiệm tác chiến như một lính thủy thủ mới tốt nghiệp, có chăng chỉ hơn về kinh nghiệm đi biển.Trong tương lai, số lượng tàu chiến của Trung Quốc có thể sẽ gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên việc vận hành hiệu quả một đội tàu chiến ngày càng lớn, cũng không phải là điều đơn giản, và Trung Quốc sẽ gần như phải tự mò mẫm tìm phương án cho riêng mình.Còn về phía Mỹ, quốc gia này đã từng có kỷ lục phát triển hạm đội của mình từ 700 chiếc trước chiến tranh thế giới thứ hai, lên tới 6000 chiếc khi chiến tranh kết thúc. Vậy nên nếu xét về tốc độ đóng tàu, Trung Quốc hiện tại vẫn chưa thể đạt được hiệu suất kinh khủng như người Mỹ đã từng thể hiện. Nguồn ảnh: Pinterest. Chỉ mới sở hữu tàu sân bay thứ hai trong tay, Hải quân Trung Quốc đã muốn "thách thức" Mỹ - quốc gia đang sở hữu 11 tàu sân bay. Nguồn: NavyNews.
Trong một bài đăng mới đây trên tạp chí Navy Times, học giả Ziezulewicz đã khẳng định rằng, việc Hải quân Trung Quốc nhiều tàu chiến nhất thế giới, cũng không thể chứng minh được sức chiến đấu của lực lượng này.
Cụ thể, Ziezulewicz cho rằng, số lượng về cơ bản cũng có thể coi là một khía cạnh để đánh giá sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên đó không phải tất cả.
Bất chấp việc lực lượng Hải quân Trung Quốc có nhiều tàu chiến mặt nước nhất thế giới, khả năng tác chiến trên biển của lực lượng này vẫn là một dấu hỏi lớn. Đơn giản là kể từ thời nhà Thanh tới nay, Trung Quốc chưa từng tham gia hải chiến quy mô lớn trên biển.
Xét một cách khách quan, Trung Quốc đã từng tham chiến trên biển, tuy nhiên quy mô của những cuộc xung đột đó là rất nhỏ, không đáng để có thể coi là các bài học cho vào sách giáo khoa hải quân.
Thẳng thắn mà nói, mọi học thuyết tác chiến trên biển của Trung Quốc hiện tại, cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, chưa được kiểm chứng. Hoặc "thực tế" hơn, Trung Quốc có thể vung tiền, để mua tin tình báo về cách tác chiến hải quân từ nước ngoài.
Thiếu kinh nghiệm thực chiến, có thể sẽ khiến Hải quân Trung Quốc trả một cái giá rất đắt khi xảy ra tình huống tác chiến thực tế. Khi đó, mọi phương án tác chiến mà hải quân Trung Quốc tin rằng là đúng đắn, có thể sẽ phát huy điểm yếu ngay lập tức.
Ở chiều hướng ngược lại, Hải quân Mỹ là một lực lượng có kinh nghiệm tác chiến trên biển dày dặn nhất thế giới, từng tham gia những cuộc hải chiến kéo dài hàng năm trời, quy mô lớn khủng khiếp trên biển Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tới nay, Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện trên khắp thế giới, tham gia vào nhiều hoạt động cứu hộ, cứu nạn; tham gia oanh kích, tấn công hoặc tuần tra hàng hải ở những vùng biển thù địch.
Các kinh nghiệm của Hải quân Mỹ hiện tại, tất cả đều phải được đánh đổi bằng máu của chính những thủy thủ Mỹ trong quá khứ. Vậy nên sẽ rất khó để Trung Quốc có khả năng hoạt động hiệu quả được như các tàu chiến Mỹ, nếu chưa từng "ra biển lớn".
Với việc không có hoạt động tác chiến trong suốt nhiều chục năm gần đây, cựu binh Hải quân Trung Quốc về cơ bản cũng chỉ có kinh nghiệm tác chiến như một lính thủy thủ mới tốt nghiệp, có chăng chỉ hơn về kinh nghiệm đi biển.
Trong tương lai, số lượng tàu chiến của Trung Quốc có thể sẽ gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên việc vận hành hiệu quả một đội tàu chiến ngày càng lớn, cũng không phải là điều đơn giản, và Trung Quốc sẽ gần như phải tự mò mẫm tìm phương án cho riêng mình.
Còn về phía Mỹ, quốc gia này đã từng có kỷ lục phát triển hạm đội của mình từ 700 chiếc trước chiến tranh thế giới thứ hai, lên tới 6000 chiếc khi chiến tranh kết thúc. Vậy nên nếu xét về tốc độ đóng tàu, Trung Quốc hiện tại vẫn chưa thể đạt được hiệu suất kinh khủng như người Mỹ đã từng thể hiện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chỉ mới sở hữu tàu sân bay thứ hai trong tay, Hải quân Trung Quốc đã muốn "thách thức" Mỹ - quốc gia đang sở hữu 11 tàu sân bay. Nguồn: NavyNews.