Đơn vị pháo phản lực M142 HIMARS của Ukraine sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng uối cùng cũng lấy lại được uy danh với một chiến công rực rỡ. Ảnh: Defense NewsTheo tờ Forbes của Mỹ, đơn vị UAV trinh sát thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 14 của Lục quân Ukraine đã phát hiện ba khẩu pháo tự hành M1989 “Koksan” của Nga ẩn nấp trong rừng tại một địa điểm thuộc tỉnh Kursk. Ba khẩu pháo này chỉ cách nhau vài chục mét, trở thành những mục tiêu lý tưởng. Ảnh: SohuNgay sau đó, các nhân viên điều khiển đã truyền tọa độ cho đơn vị pháo binh Ukraine gần đó. Pháo HIMARS của Ukraine đã khai hỏa ít nhất một tên lửa M30A1 dẫn đường bằng vệ tinh vào trận địa pháo tự hành của Nga. Ảnh: ReutersHiệu quả thực tế của cuộc tấn công lần này rất khó đánh giá, nhưng phía Ukraine tuyên bố rằng hàng trăm bom con từ đầu đạn chùm đã rơi xuống khu vực xung quanh các khẩu pháo tự hành Koksan và kíp chiến đấu, cho rằng ba khẩu pháo khổng lồ của Triều Tiên này đã bị vô hiệu hóa. Ảnh: GagadgetVề mặt kỹ thuật, tên lửa thông thường rất khó gây sát thương hiệu quả đối với khung gầm xe tăng của pháo tự hành Koksan. Hơn nữa, video do phía Ukraine ghi lại cũng không cho thấy tia lửa hoặc vụ nổ thứ cấp nào, điều này cho thấy cuộc tấn công nhiều nhất cũng chỉ có thể gây thiệt hại cho binh lính lộ thiên hoặc làm hỏng các thiết bị tinh vi, chứ chưa thể coi là một chiến thắng thực sự áp đảo. Ảnh minh họaTheo tờ Forbes, các điều khiển viên máy bay không người lái thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 14 của Ukraine có thể đã phát hiện ra ba khẩu Koksan này trong một cuộc trinh sát hoặc tuần tra ban đêm. Ảnh cắt từ videoViệc họ có thể nhanh chóng xác định được loại vũ khí không chỉ liên quan đến tính chất đặc biệt của chiến trường Kursk, mà còn nhờ vào chất lượng vượt trội của UAV Ukraine, với camera độ nét cao đủ khả năng nhận diện rõ ràng hình dáng của Koksan. Điều này cũng phản ánh một điểm tương đồng giữa quân đội Triều Tiên và Nga trong quy tắc tác chiến pháo binh. Ảnh minh họaTrong video, ba khẩu pháo tự hành “Koksan” được triển khai ở rìa khu rừng, xếp thành một hàng gần như thẳng, với khoảng cách từ khẩu đầu tiên đến khẩu thứ ba chỉ hơn 100 mét. Đây không thể coi là một đội hình dàn trải hợp lý, nhưng bù lại, cách bố trí này giúp chỉ huy và tiếp tế đạn dược thuận tiện hơn. Ảnh minh họa: ArmyrecogniytionCách thiết lập trận địa pháo kiểu này cũng từng được pháo binh Nga sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, sau khi nhiều trận địa bị Ukraine tấn công bằng UAV và pháo phản lực HIMARS, pháo binh Nga đã điều chỉnh chiến thuật một cách thận trọng hơn. Ảnh: SurvincityTheo các video chiến trường gần đây, pháo thủ Nga vận hành lựu pháo kéo thường đào sẵn công sự đủ lớn để đặt cả khẩu pháo vào bên trong. Họ dùng gỗ, cành cây và lưới ngụy trang để che phủ, chỉ mở ra khi bắn và lập tức che lại sau khi khai hỏa, khiến UAV trinh sát khó phát hiện hơn. Ảnh: TASSĐối với pháo tự hành như 2S19, việc ngụy trang thậm chí còn dễ dàng hơn. Chúng thường được giấu trong công sự giữa rừng, chỉ lao ra bắn vài phát khi nhận lệnh rồi nhanh chóng rút về ẩn nấp. Đạn dược cũng được bố trí tách biệt nhằm tránh nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn chỉ bởi một quả đạn pháo hoặc một UAV cảm tử của Ukraine. Ảnh: BITheo trang Sohu, có vẻ pháo binh Triều Tiên thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, khiến họ dễ dàng bị Ukraine dùng pháo phản lực HIMARS với tên lửa tấn công áp đảo. Dựa vào các cột khói dày đặc bốc lên từ bom con trong video, nhiều khả năng khẩu đội pháo “Koksan” này đã phải chịu tổn thất nặng nề. Ảnh: CSISUkraine coi trọng việc tấn công “Koksan” cũng có lý do chính đáng. Đây là loại pháo cỡ nòng 170mm, có tầm bắn tối đa hơn 60km. Mặc dù công nghệ lạc hậu, tốc độ bắn chậm chỉ 1-2 phát/phút, nhưng sức công phá của mỗi quả đạn rất lớn. Ngoài ra, do là pháo tự hành, nó có thể nhanh chóng di chuyển vào và rút khỏi trận địa, tạo ra mối đe dọa không nhỏ đối với Ukraine. Ảnh: Sohu Hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin về lịch sử tham chiến của “Koksan”, nhưng có thể xác nhận rằng nó đã được sử dụng trong các cuộc phản công của Nga nhằm vào lực lượng Ukraine ở Kursk. Ảnh: SohuTuy nhiên, chưa thể xác minh chi tiết từng trận đánh. Một số nguồn tin cho biết một số đơn vị “Koksan” đã được điều khỏi Kursk để triển khai đến Kupiansk, có khả năng sẽ tham gia vào chiến sự tại khu vực này trong mùa xuân năm nay. Điều này cũng có thể báo hiệu rằng quân đội Triều Tiên đang dần tham chiến chính thức tại Ukraine. Ảnh minh họa: Top War
Đơn vị pháo phản lực M142 HIMARS của Ukraine sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng uối cùng cũng lấy lại được uy danh với một chiến công rực rỡ. Ảnh: Defense News
Theo tờ Forbes của Mỹ, đơn vị UAV trinh sát thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 14 của Lục quân Ukraine đã phát hiện ba khẩu pháo tự hành M1989 “Koksan” của Nga ẩn nấp trong rừng tại một địa điểm thuộc tỉnh Kursk. Ba khẩu pháo này chỉ cách nhau vài chục mét, trở thành những mục tiêu lý tưởng. Ảnh: Sohu
Ngay sau đó, các nhân viên điều khiển đã truyền tọa độ cho đơn vị pháo binh Ukraine gần đó. Pháo HIMARS của Ukraine đã khai hỏa ít nhất một tên lửa M30A1 dẫn đường bằng vệ tinh vào trận địa pháo tự hành của Nga. Ảnh: Reuters
Hiệu quả thực tế của cuộc tấn công lần này rất khó đánh giá, nhưng phía Ukraine tuyên bố rằng hàng trăm bom con từ đầu đạn chùm đã rơi xuống khu vực xung quanh các khẩu pháo tự hành Koksan và kíp chiến đấu, cho rằng ba khẩu pháo khổng lồ của Triều Tiên này đã bị vô hiệu hóa. Ảnh: Gagadget
Về mặt kỹ thuật, tên lửa thông thường rất khó gây sát thương hiệu quả đối với khung gầm xe tăng của pháo tự hành Koksan. Hơn nữa, video do phía Ukraine ghi lại cũng không cho thấy tia lửa hoặc vụ nổ thứ cấp nào, điều này cho thấy cuộc tấn công nhiều nhất cũng chỉ có thể gây thiệt hại cho binh lính lộ thiên hoặc làm hỏng các thiết bị tinh vi, chứ chưa thể coi là một chiến thắng thực sự áp đảo. Ảnh minh họa
Theo tờ Forbes, các điều khiển viên máy bay không người lái thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 14 của Ukraine có thể đã phát hiện ra ba khẩu Koksan này trong một cuộc trinh sát hoặc tuần tra ban đêm. Ảnh cắt từ video
Việc họ có thể nhanh chóng xác định được loại vũ khí không chỉ liên quan đến tính chất đặc biệt của chiến trường Kursk, mà còn nhờ vào chất lượng vượt trội của UAV Ukraine, với camera độ nét cao đủ khả năng nhận diện rõ ràng hình dáng của Koksan. Điều này cũng phản ánh một điểm tương đồng giữa quân đội Triều Tiên và Nga trong quy tắc tác chiến pháo binh. Ảnh minh họa
Trong video, ba khẩu pháo tự hành “Koksan” được triển khai ở rìa khu rừng, xếp thành một hàng gần như thẳng, với khoảng cách từ khẩu đầu tiên đến khẩu thứ ba chỉ hơn 100 mét. Đây không thể coi là một đội hình dàn trải hợp lý, nhưng bù lại, cách bố trí này giúp chỉ huy và tiếp tế đạn dược thuận tiện hơn. Ảnh minh họa: Armyrecogniytion
Cách thiết lập trận địa pháo kiểu này cũng từng được pháo binh Nga sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, sau khi nhiều trận địa bị Ukraine tấn công bằng UAV và pháo phản lực HIMARS, pháo binh Nga đã điều chỉnh chiến thuật một cách thận trọng hơn. Ảnh: Survincity
Theo các video chiến trường gần đây, pháo thủ Nga vận hành lựu pháo kéo thường đào sẵn công sự đủ lớn để đặt cả khẩu pháo vào bên trong. Họ dùng gỗ, cành cây và lưới ngụy trang để che phủ, chỉ mở ra khi bắn và lập tức che lại sau khi khai hỏa, khiến UAV trinh sát khó phát hiện hơn. Ảnh: TASS
Đối với pháo tự hành như 2S19, việc ngụy trang thậm chí còn dễ dàng hơn. Chúng thường được giấu trong công sự giữa rừng, chỉ lao ra bắn vài phát khi nhận lệnh rồi nhanh chóng rút về ẩn nấp. Đạn dược cũng được bố trí tách biệt nhằm tránh nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn chỉ bởi một quả đạn pháo hoặc một UAV cảm tử của Ukraine. Ảnh: BI
Theo trang Sohu, có vẻ pháo binh Triều Tiên thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, khiến họ dễ dàng bị Ukraine dùng pháo phản lực HIMARS với tên lửa tấn công áp đảo. Dựa vào các cột khói dày đặc bốc lên từ bom con trong video, nhiều khả năng khẩu đội pháo “Koksan” này đã phải chịu tổn thất nặng nề. Ảnh: CSIS
Ukraine coi trọng việc tấn công “Koksan” cũng có lý do chính đáng. Đây là loại pháo cỡ nòng 170mm, có tầm bắn tối đa hơn 60km. Mặc dù công nghệ lạc hậu, tốc độ bắn chậm chỉ 1-2 phát/phút, nhưng sức công phá của mỗi quả đạn rất lớn. Ngoài ra, do là pháo tự hành, nó có thể nhanh chóng di chuyển vào và rút khỏi trận địa, tạo ra mối đe dọa không nhỏ đối với Ukraine. Ảnh: Sohu
Hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin về lịch sử tham chiến của “Koksan”, nhưng có thể xác nhận rằng nó đã được sử dụng trong các cuộc phản công của Nga nhằm vào lực lượng Ukraine ở Kursk. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, chưa thể xác minh chi tiết từng trận đánh. Một số nguồn tin cho biết một số đơn vị “Koksan” đã được điều khỏi Kursk để triển khai đến Kupiansk, có khả năng sẽ tham gia vào chiến sự tại khu vực này trong mùa xuân năm nay. Điều này cũng có thể báo hiệu rằng quân đội Triều Tiên đang dần tham chiến chính thức tại Ukraine. Ảnh minh họa: Top War