Vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức thông qua đề án đóng tàu sân bay hạng nhẹ mới thuộc chương trình LPX-II. Con tàu có lượng giãn nước 30.000 tấn và dự kiến sẽ chính thức đi vào phục vụ Hải quân Hàn Quốc trong giai đoạn 2030.Đối với những cường quốc hải quân như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh hay Pháp,… Việc sử dụng tàu sân bay là điều hoàn toàn dễ hiểu với tham vọng hàng hải lớn mạnh. Tuy nhiên, với Hàn Quốc thì việc đóng tàu sân bay thực sự là một điều hơi vô lý.
Ảnh: Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ.Chiếc hàng không mẫu hạm mới của Hàn Quốc có thiết kế khá giống với tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh khi cùng có hai khối thượng tầng nhà chỉ huy đặt ở bên phải tàu và có 2 thang nâng hạ máy bay lên xuống boong tàu.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh.Theo thông số kỹ thuật được công bố, tàu sân bay mới của Hàn Quốc có kích thước tương đương với chiếc tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo của họ. Tuy vậy, tàu sân bay LPX-II có lượng giãn nước tới 30.000 tấn, nặng hơn Dokdo 10.000 tấn. Dẫu vậy, nó vẫn là quá nhỏ bé khi so với tàu đổ bộ tấn công LHA lớp America của Mỹ có lượng giãn nước tới 45.000 tấn chứ chưa thể so sánh với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hay Kuznetsov của Nga có lượng giãn nước tới 52.000 tấn.
Ảnh: Tàu đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc.Theo dự đoán, tàu sân bay mới của Hàn Quốc có thể triển khai phi đội khoảng 15 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B phối thuộc cùng tàu. Số lượng này khá hợp lý khi Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng mua 20 chiếc F-35B từ Mỹ. Với phi đội 15 chiếc tàu sân bay thì nước này vẫn còn 5 chiếc cho nhiệm vụ huấn luyện và dự bị.Với mặt boong nhỏ và ngắn, điều này vẫn đủ đáp ứng cho việc các máy bay F-35B có thể hoạt động tốt khi nó có thể cất cánh trên đường bay cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Vô cùng phù hợp cho một tàu sân bay nhỏ như của Hàn Quốc. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ không có các máy bay cảnh báo sớm cất cánh từ tàu sân bay như E-2D của Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Hàn Quốc chỉ hoàn toàn có thể dựa vào khả năng trinh sát, phát hiện mục tiêu tầm xa từ các radar của đội tàu hộ tống. Mạnh mẽ nhất trong Hải quân Hàn Quốc là những tàu khu trục thuộc lớp Sejong Đại đế trang bị hệ thống Aegis hiện đại của Mỹ. Dẫu vậy, việc không có máy bay cảnh báo sớm trên hạm khiến cho khả năng tác chiến của phi đội tiêm kích hạm là không tốt khi chiến đấu ở tầm xa.Nhìn chung, với năng lực đóng tàu rất mạnh của lực lượng hải quân Hàn Quốc hiện tại thì họ hoàn toàn có thể đóng tốt một tàu sân bay hạng nhẹ như vậy. Tuy nhiên, chiếc tàu sân bay này đóng ra với mục đích gì và sẽ được sử dụng trong tình huống nào - thì vẫn còn là một dấu hỏi.Hàn Quốc và Nhật Bản hiện đang có tranh chấp xung quanh việc giành quyền kiểm soát quần đảo Takeshima/Dokdo. Dẫu vậy, đây chỉ là những đảo đá trơ trọi giữa biển Hoa Đông và không có quá nhiều ý nghĩa gì. Cùng với đó, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bao giờ để xảy ra một cuộc chiến giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận nhất của họ ở châu Á.Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có những tranh chấp tại các đảo nhỏ trên biển Hoàng Hải. Dẫu vậy, nếu một cuộc chiến xảy ra thì với 2 cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc có khả năng mang theo tới 2 phi đội hơn 60 chiếc J-15 thừa sức "đè bẹp" phi đội 10 - 15 chiếc F-35B của Hàn Quốc. Trên thực tế, quy mô Hải quân Trung Quốc gấp 4 lần Hàn Quốc.Nga và Hàn Quốc cũng có một số tranh chấp nhỏ tại khu vực cửa sông Tumannaya nhưng nhìn chung, một cuộc xung đột giữa hải quân giữa Nga và Hàn Quốc gần như không có khả năng xảy ra.Đối với đối thủ nguy hiểm nhất của Hàn Quốc là Triều Tiên. Khả năng một cuộc chiến cường độ cao trên bộ là lớn hơn nhiều trong khi đó hạm đội tàu mặt nước của hải quân Triều Tiên là khá yếu và thiếu. Hải quân Triều Tiên không thể có một khả năng chiến thắng nào trong một cuộc chiến giữa các tàu mặt nước trên biển với Hàn Quốc.Như vậy, tàu sân bay của Hàn Quốc gần như là vô nghĩa khi đối đầu với Trung Quốc và Nga, trong khi đó hải quân Triều Tiên lạc hậu thì Hàn Quốc không cần tàu sân bay cũng có thể giành chiến thắng một cách dễ dàng. Có thể nói, việc có thêm tàu sân bay cũng không khiến sức mạnh của hải quân Hàn Quốc nâng cao lên là bao.Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì đầu tư thời gian và công sức cho việc chế tạo các tàu sân bay, Hải quân Hàn Quốc nên tập trung vào phát triển các tàu hộ vệ hiện đại hoặc tàu đổ bộ, như vậy sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều trong các cuộc xung đột quy mô lớn trong tương lai. Nguồn ảnh: Chosul. Cận cảnh đặc nhiệm người nhái của Hàn Quốc huấn luyện tác chiến bằng dao.
Vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức thông qua đề án đóng tàu sân bay hạng nhẹ mới thuộc chương trình LPX-II. Con tàu có lượng giãn nước 30.000 tấn và dự kiến sẽ chính thức đi vào phục vụ Hải quân Hàn Quốc trong giai đoạn 2030.
Đối với những cường quốc hải quân như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh hay Pháp,… Việc sử dụng tàu sân bay là điều hoàn toàn dễ hiểu với tham vọng hàng hải lớn mạnh. Tuy nhiên, với Hàn Quốc thì việc đóng tàu sân bay thực sự là một điều hơi vô lý.
Ảnh: Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ.
Chiếc hàng không mẫu hạm mới của Hàn Quốc có thiết kế khá giống với tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh khi cùng có hai khối thượng tầng nhà chỉ huy đặt ở bên phải tàu và có 2 thang nâng hạ máy bay lên xuống boong tàu.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh.
Theo thông số kỹ thuật được công bố, tàu sân bay mới của Hàn Quốc có kích thước tương đương với chiếc tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo của họ. Tuy vậy, tàu sân bay LPX-II có lượng giãn nước tới 30.000 tấn, nặng hơn Dokdo 10.000 tấn. Dẫu vậy, nó vẫn là quá nhỏ bé khi so với tàu đổ bộ tấn công LHA lớp America của Mỹ có lượng giãn nước tới 45.000 tấn chứ chưa thể so sánh với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hay Kuznetsov của Nga có lượng giãn nước tới 52.000 tấn.
Ảnh: Tàu đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc.
Theo dự đoán, tàu sân bay mới của Hàn Quốc có thể triển khai phi đội khoảng 15 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B phối thuộc cùng tàu. Số lượng này khá hợp lý khi Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng mua 20 chiếc F-35B từ Mỹ. Với phi đội 15 chiếc tàu sân bay thì nước này vẫn còn 5 chiếc cho nhiệm vụ huấn luyện và dự bị.
Với mặt boong nhỏ và ngắn, điều này vẫn đủ đáp ứng cho việc các máy bay F-35B có thể hoạt động tốt khi nó có thể cất cánh trên đường bay cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Vô cùng phù hợp cho một tàu sân bay nhỏ như của Hàn Quốc. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ không có các máy bay cảnh báo sớm cất cánh từ tàu sân bay như E-2D của Mỹ.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Hàn Quốc chỉ hoàn toàn có thể dựa vào khả năng trinh sát, phát hiện mục tiêu tầm xa từ các radar của đội tàu hộ tống. Mạnh mẽ nhất trong Hải quân Hàn Quốc là những tàu khu trục thuộc lớp Sejong Đại đế trang bị hệ thống Aegis hiện đại của Mỹ. Dẫu vậy, việc không có máy bay cảnh báo sớm trên hạm khiến cho khả năng tác chiến của phi đội tiêm kích hạm là không tốt khi chiến đấu ở tầm xa.
Nhìn chung, với năng lực đóng tàu rất mạnh của lực lượng hải quân Hàn Quốc hiện tại thì họ hoàn toàn có thể đóng tốt một tàu sân bay hạng nhẹ như vậy. Tuy nhiên, chiếc tàu sân bay này đóng ra với mục đích gì và sẽ được sử dụng trong tình huống nào - thì vẫn còn là một dấu hỏi.
Hàn Quốc và Nhật Bản hiện đang có tranh chấp xung quanh việc giành quyền kiểm soát quần đảo Takeshima/Dokdo. Dẫu vậy, đây chỉ là những đảo đá trơ trọi giữa biển Hoa Đông và không có quá nhiều ý nghĩa gì. Cùng với đó, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bao giờ để xảy ra một cuộc chiến giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận nhất của họ ở châu Á.
Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có những tranh chấp tại các đảo nhỏ trên biển Hoàng Hải. Dẫu vậy, nếu một cuộc chiến xảy ra thì với 2 cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc có khả năng mang theo tới 2 phi đội hơn 60 chiếc J-15 thừa sức "đè bẹp" phi đội 10 - 15 chiếc F-35B của Hàn Quốc. Trên thực tế, quy mô Hải quân Trung Quốc gấp 4 lần Hàn Quốc.
Nga và Hàn Quốc cũng có một số tranh chấp nhỏ tại khu vực cửa sông Tumannaya nhưng nhìn chung, một cuộc xung đột giữa hải quân giữa Nga và Hàn Quốc gần như không có khả năng xảy ra.
Đối với đối thủ nguy hiểm nhất của Hàn Quốc là Triều Tiên. Khả năng một cuộc chiến cường độ cao trên bộ là lớn hơn nhiều trong khi đó hạm đội tàu mặt nước của hải quân Triều Tiên là khá yếu và thiếu. Hải quân Triều Tiên không thể có một khả năng chiến thắng nào trong một cuộc chiến giữa các tàu mặt nước trên biển với Hàn Quốc.
Như vậy, tàu sân bay của Hàn Quốc gần như là vô nghĩa khi đối đầu với Trung Quốc và Nga, trong khi đó hải quân Triều Tiên lạc hậu thì Hàn Quốc không cần tàu sân bay cũng có thể giành chiến thắng một cách dễ dàng. Có thể nói, việc có thêm tàu sân bay cũng không khiến sức mạnh của hải quân Hàn Quốc nâng cao lên là bao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì đầu tư thời gian và công sức cho việc chế tạo các tàu sân bay, Hải quân Hàn Quốc nên tập trung vào phát triển các tàu hộ vệ hiện đại hoặc tàu đổ bộ, như vậy sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều trong các cuộc xung đột quy mô lớn trong tương lai. Nguồn ảnh: Chosul.
Cận cảnh đặc nhiệm người nhái của Hàn Quốc huấn luyện tác chiến bằng dao.