Trong sách trắng quốc phòng 2018 của Hàn Quốc công bố tháng 1/2019, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, họ đã sẵn sàng đặt ra các kế hoạch hành động theo chương trình “Cải cách phòng thủ 2.0”, để tích cực giảm số lượng quân thường trực từ 599.000 quân hiện nay, xuống còn 500.000 quân vào năm 2022; nhằm đáp ứng với những thách thức tương lai.Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng tiết lộ, quân số của Lục quân Hàn Quốc sẽ được giảm từ 464.000 hiện nay xuống còn 365.000, dự kiến sẽ giảm từ 8 quân đoàn xuống còn 2 quân đoàn vào năm 2022, và giảm từ 38 sư đoàn xuống còn 33 sư đoàn vào năm 2025. Trong khi quân số của Hải quân, Hải quân đánh bộ và Không quân vẫn giữ nguyên.Bắt đầu từ năm 2018, Lục quân Hàn Quốc đã khởi động khái niệm “Sức mạnh trang bị Lục quân 4.0” gọi tắt là Tiger 4.0; theo đó, mỗi tiểu đoàn sẽ tiếp nhận một “Phương tiện chiến binh” với 33 kiểu trang thiết bị cá nhân, bao gồm cả hệ thống truyền tin, quân phục dã chiến, áo vét, mũ chống đạn và kính ngắm mới…Theo báo cáo, Lục quân Hàn Quốc có kế hoạch trang bị hệ thống Tiger 4.0 cho 4 tiểu đoàn vào năm 2021, 4 lữ đoàn vào năm 2025 và tất cả các đơn vị vào năm 2030. Theo ước tính, để hoàn thành chương trình trang bị này, Lục quân Hàn Quốc sẽ tốn khoản ngân sách tới 1 tỷ USD.Để đối phó với lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên, Lục quân Hàn Quốc cũng đang phát triển khả năng tấn công phủ đầu, cho phép hủy diệt nhanh chóng các hệ thống pháo binh tuyến trước của Triều Tiên. Ảnh: Quân đội Hàn Quốc tập trận đề phòng cuộc tấn công có thể của Triều Tiên. Ảnh: Afghanistan.Tập trung vào khái niệm tấn công tên lửa 3 lớp trong giai đoạn đầu, của cuộc xung đột vũ trang tiềm năng, Lục quân Hàn Quốc sẽ đưa vào tác chiến các loại vũ khí như tên lửa đất đối đất chiến thuật (KTSSM-I), được biết đến với tên gọi “kẻ hủy diệt pháo binh”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố, 4 tên lửa KTSSM-I có thể phóng gần như đồng thời từ một phương tiện phóng tĩnh tại.Theo hãng thông tấn Yonhap, trích thông tin của Lục quân Hàn Quốc cho biết, tên lửa KTSSM-I đủ sức phá hủy các hầm chứa pháo tự hành 170 mm và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt 240 mm của Triều Tiên, mà hầu hết chúng được triển khai dọc theo khu phi quân sự và vùng biên giới biển đảo.Lục quân Hàn Quốc cũng cho biết, một loại tên lửa lục quân mới, được biết đến với tên gọi KTSSM-II, dùng để phá hủy các căn cứ chứa vũ khí cố định của Triều Tiên, như pháo phản lực KN-09 có cỡ nòng 300 mm và tên lửa đạn đạo Scud kiểu Hwasong 5/6/9.Không hề kém cạnh Triều Tiên, Hàn Quốc cũng phát triển loại tên lửa đạn đạo Hyunmu, sẽ được sử dụng để tiêu diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng như các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Tên lửa Hyunmu-2B có tầm bắn 500 km, trong khi Hyunmu-2C theo báo cáo có thể tấn công mục tiêu ở cự ly tới 800 km.Cùng với Lục quân, Không quân Hàn Quôc đã duy trì mua sắm trang bị liên tục trong nhiều năm và thành quả là đã xây dựng được một lực lượng không quân hiện đại với khả năng tác chiến toàn phổ. Theo đó, Không quân Hàn Quốc đã sở hữu những khả năng mới nhất trong phòng không, tấn công, tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) và cơ động đường không.Ưu tiên mua sắm trong những năm gần đây của Không quân Hàn Quốc là máy bay tiêm kích thế hệ 5, gồm máy bay F-35A Lightning II; hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) PAC-3 Patriot; hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C); máy bay tiếp dầu và một hệ thống C4I mới.Hàn Quốc đã được ký họp đồng mua 40 chiếc máy bay F-35A; 8 chiếc F-35A đã được chuyển giao cho Không quân Hàn Quốc vào tháng 11/2019 và tất cả 40 chiếc sẽ được bàn giao và triển khai xong vào năm 2021. Hàn Quốc cũng có thể lựa chọn mua thêm 20 chiếc F-35A nữa nếu yêu cầu.Cùng với việc sắm tiêm kích tàng hình F-35A, Hàn Quốc cũng đang nâng cấp giữa vòng đời phi đội KF-16; đồng thời mua 4 chiếc UAV trinh sát tầm cao RQ-4B Global Hawk của Hãng Northrop Grumman.Về lực lượng hải quân, Hải quân Hàn Quốc hiện đang sở hữu một trong những hạm đội hiện đại nhất khu vực, bao gồm tàu khu trục tên lửa có điều khiển trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, tàu ngầm trang bị động cơ độc lập không khí (AIP) và tàu tiến công thủy bộ hiện đại.Về tàu mặt nước, lớp tàu hiện đại nhất của Hải quân Hàn Quốc hiện nay là 6 tàu khu trục tên lửa có điều khiển KDX-II. Một chiếc trong số tàu này được lắp hệ thống chiến đấu Aegis mang tên Sejong Đại Đế (KDX-III). Đưa Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 5, sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis sau Nhật Bản, Na-uy, Tây Ban Nha và Mỹ.Về lực lượng tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo; đây là loại tàu ngầm điện-diesel Type 209 do Hãng đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) của Đức phát triển; Hàn Quốc mua bản quyền và tự sản xuất trong nước.Như vậy về quy mô quân đội, Quân đội Hàn Quốc chưa bằng 1/2 quân số của Triều Tiên (1,2 triệu quân); nhưng quân đội Hàn Quốc có ưu thế hơn về không quân và hải quân cũng như trình độ trang bị; ngược lại quân đội Triều Tiên áp đảo về hỏa lực pháo binh cũng như tinh thần chiến đấu. Đánh giá khách quan, để đánh bại hẳn quân đội Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của Quân đội Mỹ. Ảnh: Pháo binh Triều Tiên trong một cuộc tập trận.
Video Nổ súng tại khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc - Nguồn: VTC NOW
Trong sách trắng quốc phòng 2018 của Hàn Quốc công bố tháng 1/2019, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, họ đã sẵn sàng đặt ra các kế hoạch hành động theo chương trình “Cải cách phòng thủ 2.0”, để tích cực giảm số lượng quân thường trực từ 599.000 quân hiện nay, xuống còn 500.000 quân vào năm 2022; nhằm đáp ứng với những thách thức tương lai.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng tiết lộ, quân số của Lục quân Hàn Quốc sẽ được giảm từ 464.000 hiện nay xuống còn 365.000, dự kiến sẽ giảm từ 8 quân đoàn xuống còn 2 quân đoàn vào năm 2022, và giảm từ 38 sư đoàn xuống còn 33 sư đoàn vào năm 2025. Trong khi quân số của Hải quân, Hải quân đánh bộ và Không quân vẫn giữ nguyên.
Bắt đầu từ năm 2018, Lục quân Hàn Quốc đã khởi động khái niệm “Sức mạnh trang bị Lục quân 4.0” gọi tắt là Tiger 4.0; theo đó, mỗi tiểu đoàn sẽ tiếp nhận một “Phương tiện chiến binh” với 33 kiểu trang thiết bị cá nhân, bao gồm cả hệ thống truyền tin, quân phục dã chiến, áo vét, mũ chống đạn và kính ngắm mới…
Theo báo cáo, Lục quân Hàn Quốc có kế hoạch trang bị hệ thống Tiger 4.0 cho 4 tiểu đoàn vào năm 2021, 4 lữ đoàn vào năm 2025 và tất cả các đơn vị vào năm 2030. Theo ước tính, để hoàn thành chương trình trang bị này, Lục quân Hàn Quốc sẽ tốn khoản ngân sách tới 1 tỷ USD.
Để đối phó với lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên, Lục quân Hàn Quốc cũng đang phát triển khả năng tấn công phủ đầu, cho phép hủy diệt nhanh chóng các hệ thống pháo binh tuyến trước của Triều Tiên. Ảnh: Quân đội Hàn Quốc tập trận đề phòng cuộc tấn công có thể của Triều Tiên. Ảnh: Afghanistan.
Tập trung vào khái niệm tấn công tên lửa 3 lớp trong giai đoạn đầu, của cuộc xung đột vũ trang tiềm năng, Lục quân Hàn Quốc sẽ đưa vào tác chiến các loại vũ khí như tên lửa đất đối đất chiến thuật (KTSSM-I), được biết đến với tên gọi “kẻ hủy diệt pháo binh”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố, 4 tên lửa KTSSM-I có thể phóng gần như đồng thời từ một phương tiện phóng tĩnh tại.
Theo hãng thông tấn Yonhap, trích thông tin của Lục quân Hàn Quốc cho biết, tên lửa KTSSM-I đủ sức phá hủy các hầm chứa pháo tự hành 170 mm và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt 240 mm của Triều Tiên, mà hầu hết chúng được triển khai dọc theo khu phi quân sự và vùng biên giới biển đảo.
Lục quân Hàn Quốc cũng cho biết, một loại tên lửa lục quân mới, được biết đến với tên gọi KTSSM-II, dùng để phá hủy các căn cứ chứa vũ khí cố định của Triều Tiên, như pháo phản lực KN-09 có cỡ nòng 300 mm và tên lửa đạn đạo Scud kiểu Hwasong 5/6/9.
Không hề kém cạnh Triều Tiên, Hàn Quốc cũng phát triển loại tên lửa đạn đạo Hyunmu, sẽ được sử dụng để tiêu diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng như các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Tên lửa Hyunmu-2B có tầm bắn 500 km, trong khi Hyunmu-2C theo báo cáo có thể tấn công mục tiêu ở cự ly tới 800 km.
Cùng với Lục quân, Không quân Hàn Quôc đã duy trì mua sắm trang bị liên tục trong nhiều năm và thành quả là đã xây dựng được một lực lượng không quân hiện đại với khả năng tác chiến toàn phổ. Theo đó, Không quân Hàn Quốc đã sở hữu những khả năng mới nhất trong phòng không, tấn công, tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) và cơ động đường không.
Ưu tiên mua sắm trong những năm gần đây của Không quân Hàn Quốc là máy bay tiêm kích thế hệ 5, gồm máy bay F-35A Lightning II; hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) PAC-3 Patriot; hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C); máy bay tiếp dầu và một hệ thống C4I mới.
Hàn Quốc đã được ký họp đồng mua 40 chiếc máy bay F-35A; 8 chiếc F-35A đã được chuyển giao cho Không quân Hàn Quốc vào tháng 11/2019 và tất cả 40 chiếc sẽ được bàn giao và triển khai xong vào năm 2021. Hàn Quốc cũng có thể lựa chọn mua thêm 20 chiếc F-35A nữa nếu yêu cầu.
Cùng với việc sắm tiêm kích tàng hình F-35A, Hàn Quốc cũng đang nâng cấp giữa vòng đời phi đội KF-16; đồng thời mua 4 chiếc UAV trinh sát tầm cao RQ-4B Global Hawk của Hãng Northrop Grumman.
Về lực lượng hải quân, Hải quân Hàn Quốc hiện đang sở hữu một trong những hạm đội hiện đại nhất khu vực, bao gồm tàu khu trục tên lửa có điều khiển trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, tàu ngầm trang bị động cơ độc lập không khí (AIP) và tàu tiến công thủy bộ hiện đại.
Về tàu mặt nước, lớp tàu hiện đại nhất của Hải quân Hàn Quốc hiện nay là 6 tàu khu trục tên lửa có điều khiển KDX-II. Một chiếc trong số tàu này được lắp hệ thống chiến đấu Aegis mang tên Sejong Đại Đế (KDX-III). Đưa Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 5, sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis sau Nhật Bản, Na-uy, Tây Ban Nha và Mỹ.
Về lực lượng tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo; đây là loại tàu ngầm điện-diesel Type 209 do Hãng đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) của Đức phát triển; Hàn Quốc mua bản quyền và tự sản xuất trong nước.
Như vậy về quy mô quân đội, Quân đội Hàn Quốc chưa bằng 1/2 quân số của Triều Tiên (1,2 triệu quân); nhưng quân đội Hàn Quốc có ưu thế hơn về không quân và hải quân cũng như trình độ trang bị; ngược lại quân đội Triều Tiên áp đảo về hỏa lực pháo binh cũng như tinh thần chiến đấu. Đánh giá khách quan, để đánh bại hẳn quân đội Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của Quân đội Mỹ. Ảnh: Pháo binh Triều Tiên trong một cuộc tập trận.
Video Nổ súng tại khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc - Nguồn: VTC NOW