Thông tin này được nhà thầu Thụy Điển công bố, giá trị của hợp đồng gần 200 triệu USD với thời gian giao hàng từ năm 2022 đến 2026. Bản hợp đồng là một phần của thỏa thuận khung giữa Saab và Hải quân Đức đạt được trước đó.Nội dung của thỏa thuận sẽ cho phép Đức đặt hàng các sản phẩm của Thụy Điển từ nay đến năm 2024. Hiện phía nhà sản xuất không tiết lộ số lượng tên lửa RBS-15 Hải quân Đức nhận được khi quá trình chuyển giao hoàn thành.Được biết, tên lửa Đức đặt mua là RBS-15 Mk4, đây là phiên bản hiện đại nhất với nhiều tính năng vượt trội.RBS15 -Mk4 có cự ly bắn xa hơn, khả năng nhận biết mục tiêu chính xác hơn và nhẹ hơn.Để tăng cường khả năng phá hủy mục tiêu, nhà sản xuất quyết định trang bị cho RBS-15 Mk4 đầu đạn nổ phân mảnh nặng 200kg.Dòng tên lửa này được thiết kế chiến đấu trước mọi kịch bản chiến tranh từ chống tàu chiến cho đến đổ bộ tấn công trong mọi điều kiện thời tiết nhờ cơ chế dẫn đường chủ động bằng radar được lập trình sẵn kết hợp với GPS và quán tính.RBS-15 cái tên gợi lên sức mạnh của một vũ khí do nền công nghiệp Thụy Điển sáng chế. Tên lửa RBS-15 được coi là một trong những tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất hiện nay với sức công phá và độ chính xác tuyệt vời.Trong Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đã bố trí những hệ thống tên lửa này để bảo vệ đảo. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô (tan rã), nước này đã rút RBS-15 phiên bản phóng trên đất liền khỏi biên chế trang bị sẵn sàng chiến đấu.Được phát triển vào cuối những năm 1970, tên lửa hành trình chống hạm RBS-15 đã chính thức đi vào trong biên chế vào năm 1985.Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, RBS-15 là một trong những vũ khí mà Liên Xô luôn lưu tâm, bởi lẽ chúng là nhũng sát thủ diệt hạm thực sự nguy hiểm.RBS-15 cũng là loại tên lửa khá linh hoạt khi có thể trang bị trên tàu chiến, máy bay chiến đấu cho tới các hệ thống mang phóng trên xe tải.Tên lửa có tổng trọng lượng 800kg, chiều dài 4,3m, đường kính 50cm, sải cánh 1,4m.Sở hữu tầm bắn 250-300km, những tên lửa này mang theo một đầu đạn 200kg HE, với đầu đạn này những tàu chiến sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa.Cơ chế dẫn đường trên tên lửa này cũng rất hiện đại khi kết hợp giữa radar chủ động, GPS và quán tính khiến cho độ chính xác của loại tên lửa này tăng lên đáng kinh ngạc.Hiện ngoài Thụy Điển còn có Alderia, Croatia, Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thái Lan sở hữu loại tên lửa được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm" này.Đây là hệ thống tên lửa cực kỳ linh hoạt, và nó làm gia tăng sức mạnh quân sự của các quốc gia sở hữu chúng.
Thông tin này được nhà thầu Thụy Điển công bố, giá trị của hợp đồng gần 200 triệu USD với thời gian giao hàng từ năm 2022 đến 2026. Bản hợp đồng là một phần của thỏa thuận khung giữa Saab và Hải quân Đức đạt được trước đó.
Nội dung của thỏa thuận sẽ cho phép Đức đặt hàng các sản phẩm của Thụy Điển từ nay đến năm 2024. Hiện phía nhà sản xuất không tiết lộ số lượng tên lửa RBS-15 Hải quân Đức nhận được khi quá trình chuyển giao hoàn thành.
Được biết, tên lửa Đức đặt mua là RBS-15 Mk4, đây là phiên bản hiện đại nhất với nhiều tính năng vượt trội.
RBS15 -Mk4 có cự ly bắn xa hơn, khả năng nhận biết mục tiêu chính xác hơn và nhẹ hơn.
Để tăng cường khả năng phá hủy mục tiêu, nhà sản xuất quyết định trang bị cho RBS-15 Mk4 đầu đạn nổ phân mảnh nặng 200kg.
Dòng tên lửa này được thiết kế chiến đấu trước mọi kịch bản chiến tranh từ chống tàu chiến cho đến đổ bộ tấn công trong mọi điều kiện thời tiết nhờ cơ chế dẫn đường chủ động bằng radar được lập trình sẵn kết hợp với GPS và quán tính.
RBS-15 cái tên gợi lên sức mạnh của một vũ khí do nền công nghiệp Thụy Điển sáng chế. Tên lửa RBS-15 được coi là một trong những tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất hiện nay với sức công phá và độ chính xác tuyệt vời.
Trong Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đã bố trí những hệ thống tên lửa này để bảo vệ đảo. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô (tan rã), nước này đã rút RBS-15 phiên bản phóng trên đất liền khỏi biên chế trang bị sẵn sàng chiến đấu.
Được phát triển vào cuối những năm 1970, tên lửa hành trình chống hạm RBS-15 đã chính thức đi vào trong biên chế vào năm 1985.
Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, RBS-15 là một trong những vũ khí mà Liên Xô luôn lưu tâm, bởi lẽ chúng là nhũng sát thủ diệt hạm thực sự nguy hiểm.
RBS-15 cũng là loại tên lửa khá linh hoạt khi có thể trang bị trên tàu chiến, máy bay chiến đấu cho tới các hệ thống mang phóng trên xe tải.
Tên lửa có tổng trọng lượng 800kg, chiều dài 4,3m, đường kính 50cm, sải cánh 1,4m.
Sở hữu tầm bắn 250-300km, những tên lửa này mang theo một đầu đạn 200kg HE, với đầu đạn này những tàu chiến sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa.
Cơ chế dẫn đường trên tên lửa này cũng rất hiện đại khi kết hợp giữa radar chủ động, GPS và quán tính khiến cho độ chính xác của loại tên lửa này tăng lên đáng kinh ngạc.
Hiện ngoài Thụy Điển còn có Alderia, Croatia, Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thái Lan sở hữu loại tên lửa được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm" này.
Đây là hệ thống tên lửa cực kỳ linh hoạt, và nó làm gia tăng sức mạnh quân sự của các quốc gia sở hữu chúng.