Mới đây, bà Annegret Kramp - Karrenbauger - Bộ trưởng Quốc phòng LB Đức đã có một tuyên bố bất ngờ về việc sẽ triển khai tàu chiến của mình đến Ấn Độ Dương, một vùng lãnh thổ xa xôi khỏi nước Đức nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc đến khu vực này, đồng thời thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình.Theo bà Bộ trưởng, sự hiện diện quân sự của Đức ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là cần thiết để đảm bảo sự ổn định và an ninh. Dù cho sở hữu một lực lượng hải quân không quá mạnh mẽ ở khu vực Châu Âu do nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế nhưng Đức được cho là một trong những đồng minh vô cùng thân cận của Mỹ trong khối EU. Do đó, không có gì lạ khi họ nó những tuyên bố về mục đích hành động khá tương đồng với Mỹ. Ảnh: Khinh hạm lớp Baden-Wurttemberg là một trong những lớp tàu mạnh mẽ nhất của hải quân Đức.Người đứng đầu Quân đội Đức cho biết Đức lo ngại về sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do đó hải quân Đức sẽ có sự hiện diện tại đây để tuần tra trên thực địa và bảo vệ trật tự cũng như chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ảnh: Khinh hạm lớp Hessen của Hải quân Đức.Tàu chiến của quân đội Đức sẽ có mặt tại khu vực vào năm 2021 tới đây tuy nhiên chưa rõ đây sẽ là chiếc nào trong hạm đội tàu mặt nước của hải quân Đức. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng khả năng cao chiếc F-221 lớp Hessen đã gia nhập biên chế lực lượng nước này từ năm 2003 được gio nhiệm vụ này. Về phía Trung Quốc, họ vẫn chưa đưa ra bất cứ lên tiếng nào về sự việc. Ảnh: Khinh hạm F-221 lớp Hessen của Hải quân Đức.Hải quân Ấn Độ thời gian vừa qua cũng đã chính thức đưa vào biên chế chiếc khinh hạm chống ngầm thứ tư lớp Kamorta như là một nỗ lực mới cho việc chống lại đội tàu ngầm hùng hậu của Trung Quốc thời gian qua tăng cường hoạt động xuống Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn Độ là một lực lượng hoạt động vô cùng tích cực trong công cuộc kiềm chế sự bành trướng của Hải quân mạnh nhất Châu Á hiện nay. Ảnh: Chiếc INS Kavaratti (P31) mới gia nhập biên chế của hải quân Ấn Độ.Hải quân nhiều nước trong đó có Anh, Australia, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ trong năm 2020 đã nhiều lần điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông với mục tiêu tương tự hành động sắp tới của Đức đó là ngăn chặn sự bành trướng và các động thái bắt nạt của Bắc Kinh đối với các quốc gia láng giềng trên biển của họ. Sự lớn mạnh ngày càng nhanh chóng của Trung Quốc thực sự làm cho các quốc gia có lợi ích to lớn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vô cùng lo ngại. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Đức.Đức là một trong các quốc gia cùng với liên minh Châu Âu EU và Mỹ, Nhật Bản, Canada,… trong tháng trước đã đâm đơn lên Liên Hợp Quốc để phản đối một số vấn đề nội tại của Trung Quốc hiện nay như vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong, tình hình Covid-19,… và đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh. Dẫu vậy, hiện nay ảnh hưởng của Trung Quốc trên chính trường quốc tế đang ngày càng rõ rệt hơn do đó không phải ai cũng dám đứng lên phản đối họ. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Đức.Sự lớn mạnh trông thấy của Trung Quốc là một điều không còn gì bàn cãi, đặc biệt là Hải quân nước này đã vươn lên trở thành lực lượng hải quân khủng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Cùng với đó là sự bành trướng ra xung quanh, muốn trở thành một hải quân nước xanh đích thực càng thúc đẩy người Trung Quốc tiến ra xa hơn và Ấn Độ Dương là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược này. Ảnh: Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc huấn luyện trên biển.Trong khi đó, các quốc gia có xung đột lợi ích trực tiếp với Trung Quốc trên biển, đặc biệt là các quốc gia trong khối ASEAN lại có tiềm lực quốc phòng khá hạn chế, không phải đối thủ của Bắc Kinh. Hơn nữa lại thiếu tinh thần đoàn kết và tinh thần phản kháng không cao ở một số thành viên dẫn đến một sự lo ngại rất lớn trong việc có thể ngăn chặn Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam. Ảnh: Biên đội tàu chiến Trung Quốc.Do đó, bất kể sự hiện diện nào của tàu chiến nước ngoài trong khu vực nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc đều là hoạt động vô cùng tích cực để có thể thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á đứng lên đấu tranh bởi họ hiểu rằng sau lưng họ vẫn đang có những đồng minh lớn hỗ trợ. Đặc biệt, Đức chính là một quốc gia có nền quốc phòng phát triển, hiện nay nhiều lực lượng hải quân ở Đông Nam Á đã và đang sử dụng nhiều công nghệ hàng hải, vũ khí Đức. Sự hiện diện của Đức xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương có thể coi là một tín hiệu vô cùng đáng mừng. Ảnh: Biên đội tàu chiến Trung Quốc diễn tập.
Mới đây, bà Annegret Kramp - Karrenbauger - Bộ trưởng Quốc phòng LB Đức đã có một tuyên bố bất ngờ về việc sẽ triển khai tàu chiến của mình đến Ấn Độ Dương, một vùng lãnh thổ xa xôi khỏi nước Đức nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc đến khu vực này, đồng thời thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình.
Theo bà Bộ trưởng, sự hiện diện quân sự của Đức ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là cần thiết để đảm bảo sự ổn định và an ninh. Dù cho sở hữu một lực lượng hải quân không quá mạnh mẽ ở khu vực Châu Âu do nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế nhưng Đức được cho là một trong những đồng minh vô cùng thân cận của Mỹ trong khối EU. Do đó, không có gì lạ khi họ nó những tuyên bố về mục đích hành động khá tương đồng với Mỹ. Ảnh: Khinh hạm lớp Baden-Wurttemberg là một trong những lớp tàu mạnh mẽ nhất của hải quân Đức.
Người đứng đầu Quân đội Đức cho biết Đức lo ngại về sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do đó hải quân Đức sẽ có sự hiện diện tại đây để tuần tra trên thực địa và bảo vệ trật tự cũng như chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ảnh: Khinh hạm lớp Hessen của Hải quân Đức.
Tàu chiến của quân đội Đức sẽ có mặt tại khu vực vào năm 2021 tới đây tuy nhiên chưa rõ đây sẽ là chiếc nào trong hạm đội tàu mặt nước của hải quân Đức. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng khả năng cao chiếc F-221 lớp Hessen đã gia nhập biên chế lực lượng nước này từ năm 2003 được gio nhiệm vụ này. Về phía Trung Quốc, họ vẫn chưa đưa ra bất cứ lên tiếng nào về sự việc. Ảnh: Khinh hạm F-221 lớp Hessen của Hải quân Đức.
Hải quân Ấn Độ thời gian vừa qua cũng đã chính thức đưa vào biên chế chiếc khinh hạm chống ngầm thứ tư lớp Kamorta như là một nỗ lực mới cho việc chống lại đội tàu ngầm hùng hậu của Trung Quốc thời gian qua tăng cường hoạt động xuống Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn Độ là một lực lượng hoạt động vô cùng tích cực trong công cuộc kiềm chế sự bành trướng của Hải quân mạnh nhất Châu Á hiện nay. Ảnh: Chiếc INS Kavaratti (P31) mới gia nhập biên chế của hải quân Ấn Độ.
Hải quân nhiều nước trong đó có Anh, Australia, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ trong năm 2020 đã nhiều lần điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông với mục tiêu tương tự hành động sắp tới của Đức đó là ngăn chặn sự bành trướng và các động thái bắt nạt của Bắc Kinh đối với các quốc gia láng giềng trên biển của họ. Sự lớn mạnh ngày càng nhanh chóng của Trung Quốc thực sự làm cho các quốc gia có lợi ích to lớn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vô cùng lo ngại. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Đức.
Đức là một trong các quốc gia cùng với liên minh Châu Âu EU và Mỹ, Nhật Bản, Canada,… trong tháng trước đã đâm đơn lên Liên Hợp Quốc để phản đối một số vấn đề nội tại của Trung Quốc hiện nay như vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong, tình hình Covid-19,… và đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh. Dẫu vậy, hiện nay ảnh hưởng của Trung Quốc trên chính trường quốc tế đang ngày càng rõ rệt hơn do đó không phải ai cũng dám đứng lên phản đối họ. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Đức.
Sự lớn mạnh trông thấy của Trung Quốc là một điều không còn gì bàn cãi, đặc biệt là Hải quân nước này đã vươn lên trở thành lực lượng hải quân khủng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Cùng với đó là sự bành trướng ra xung quanh, muốn trở thành một hải quân nước xanh đích thực càng thúc đẩy người Trung Quốc tiến ra xa hơn và Ấn Độ Dương là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược này. Ảnh: Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc huấn luyện trên biển.
Trong khi đó, các quốc gia có xung đột lợi ích trực tiếp với Trung Quốc trên biển, đặc biệt là các quốc gia trong khối ASEAN lại có tiềm lực quốc phòng khá hạn chế, không phải đối thủ của Bắc Kinh. Hơn nữa lại thiếu tinh thần đoàn kết và tinh thần phản kháng không cao ở một số thành viên dẫn đến một sự lo ngại rất lớn trong việc có thể ngăn chặn Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam. Ảnh: Biên đội tàu chiến Trung Quốc.
Do đó, bất kể sự hiện diện nào của tàu chiến nước ngoài trong khu vực nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc đều là hoạt động vô cùng tích cực để có thể thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á đứng lên đấu tranh bởi họ hiểu rằng sau lưng họ vẫn đang có những đồng minh lớn hỗ trợ. Đặc biệt, Đức chính là một quốc gia có nền quốc phòng phát triển, hiện nay nhiều lực lượng hải quân ở Đông Nam Á đã và đang sử dụng nhiều công nghệ hàng hải, vũ khí Đức. Sự hiện diện của Đức xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương có thể coi là một tín hiệu vô cùng đáng mừng. Ảnh: Biên đội tàu chiến Trung Quốc diễn tập.