Theo hãng tin ANI, Hải quân Ấn Độ đã nhanh chóng điều ít nhất một tàu chiến đến Biển Đông sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ với Trung Quốc tại thung lũng Galwan trên cao nguyên Ladakh hôm 15/6. Ảnh: Wikipedia"Ngay sau khi vụ đụng độ ở Galwan nổ ra khiến 20 binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng, Hải quân Ấn Độ đã điều một trong những tàu chiến ở tiền phương đến Biển Đông”, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay. Ảnh: WikipediaViệc Ấn Độ triển khai tàu chiến tới Biển Đông rõ ràng sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng. Thật vậy, theo ANI, sự điều động tức thời tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông đã có tác động đối với Trung Quốc khi phía Trung Quốc phàn nàn về sự việc này trong các cuộc đàm phán ngoại giao với phía Ấn Độ. Ảnh: WikipediaCũng theo các nguồn tin, trong khi được điều động đến Biển Đông, nơi Mỹ cũng điều các tàu khu trục và hộ tống đến đây, tàu chiến của Ấn Độ đã liên tục duy trì liên lạc với các đối tác Mỹ thông qua các hệ thống liên lạc được bảo đảm. Ảnh: WikipediaCũng trong thời gian này, Hải quân Ấn Độ điều các tàu chiến đến eo biển Malacca gần các quần đảo Andaman và Nicobar, cũng như tuyến hàng hải mà Hải quân Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, nhằm theo dõi bất cứ hoạt động nào của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: WikipediaTuy nhiên, dấu hỏi lớn mà cả Trung Quốc đang phải theo dõi là việc Ấn Độ đã triển khai chiến hạm nào tới Biển Đông. Hiện thông tin này đang được giấu kín, chưa tiết lộ. Dù vậy, dựa vào vị trí địa lý hiện tại của Ấn Độ với khu vực Biển Đông, thì rõ ràng đó phải là cỡ tàu khinh hạm hoặc khu trục hạm. Những chiến hạm có khả năng hoạt động độc lập dài ngày trên biển khi mà chúng di một mình, không có thêm tàu hậu cần theo kèm tiếp nhiên liệu. Ảnh: WikipediaCó thể ước đoán các "ứng viên cho chuyến thăm Biển Đông" lần này của Ấn Độ gồm khinh hạm lớp Shivalik hoặc Talwar, thậm chí nếu chơi lớn hơn Ấn Độ có lẽ sẽ điều các tàu khu trục loại mới Kolkata. Trong ảnh là một chiếc khinh hạm tên lửa lớp Shivalik có lượng giãn nước đến 6.200 tấn, dài 142m, có tầm hoạt động đến 9.000km, thủy thủ đoàn 257 người. Ảnh: WikipediaLớp tàu này trang bị hệ thống vũ khí hiện đại của Nga bao gồm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Kalibr hoặc BrahMos (8 quả); hệ thống phòng không tầm trung Shtil-1, tầm thấp Barak-1; pháo hạm và các hệ thống ngư lôi chống ngầm. Ảnh: WikipediaHoặc đó cũng có thể là khinh hạm Talwar nhỏ hơn với lượng giãn nước 4.200 tấn, dài 124m, hoạt động liên tuc 30 ngày trên biển với thủy thủ đoàn 180 người. Tàu cũng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr hoặc BrahMos, tên lửa phòng không Shtil-1 cùng hệ thống pháo - ngư lôi hiện đại. Ảnh: WikipediaÍt khả năng nhưng đó cũng là phương án tính đến rằng Ấn Độ "đáp trả Trung Quốc" một cách mạnh mẽ với việc triển khai siêu khu trục hạm Kolkata có lượng giãn nước đến 8.200 tấn, dài 163m, thủy thủ đoàn gần 400 người, trang bị hệ thống phòng không bảo vệ hạm đội với tên lửa Barak-8, tên lửa chống hạm tầm xa BrahMos (16 quả). Ảnh: Wikipedia
Video Trung Quốc ồ ạt đưa người ra biển Đông, Mỹ điều tàu chiến - Nguồn: VTC16
Theo hãng tin ANI, Hải quân Ấn Độ đã nhanh chóng điều ít nhất một tàu chiến đến Biển Đông sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ với Trung Quốc tại thung lũng Galwan trên cao nguyên Ladakh hôm 15/6. Ảnh: Wikipedia
"Ngay sau khi vụ đụng độ ở Galwan nổ ra khiến 20 binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng, Hải quân Ấn Độ đã điều một trong những tàu chiến ở tiền phương đến Biển Đông”, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay. Ảnh: Wikipedia
Việc Ấn Độ triển khai tàu chiến tới Biển Đông rõ ràng sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng. Thật vậy, theo ANI, sự điều động tức thời tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông đã có tác động đối với Trung Quốc khi phía Trung Quốc phàn nàn về sự việc này trong các cuộc đàm phán ngoại giao với phía Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia
Cũng theo các nguồn tin, trong khi được điều động đến Biển Đông, nơi Mỹ cũng điều các tàu khu trục và hộ tống đến đây, tàu chiến của Ấn Độ đã liên tục duy trì liên lạc với các đối tác Mỹ thông qua các hệ thống liên lạc được bảo đảm. Ảnh: Wikipedia
Cũng trong thời gian này, Hải quân Ấn Độ điều các tàu chiến đến eo biển Malacca gần các quần đảo Andaman và Nicobar, cũng như tuyến hàng hải mà Hải quân Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, nhằm theo dõi bất cứ hoạt động nào của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, dấu hỏi lớn mà cả Trung Quốc đang phải theo dõi là việc Ấn Độ đã triển khai chiến hạm nào tới Biển Đông. Hiện thông tin này đang được giấu kín, chưa tiết lộ. Dù vậy, dựa vào vị trí địa lý hiện tại của Ấn Độ với khu vực Biển Đông, thì rõ ràng đó phải là cỡ tàu khinh hạm hoặc khu trục hạm. Những chiến hạm có khả năng hoạt động độc lập dài ngày trên biển khi mà chúng di một mình, không có thêm tàu hậu cần theo kèm tiếp nhiên liệu. Ảnh: Wikipedia
Có thể ước đoán các "ứng viên cho chuyến thăm Biển Đông" lần này của Ấn Độ gồm khinh hạm lớp Shivalik hoặc Talwar, thậm chí nếu chơi lớn hơn Ấn Độ có lẽ sẽ điều các tàu khu trục loại mới Kolkata. Trong ảnh là một chiếc khinh hạm tên lửa lớp Shivalik có lượng giãn nước đến 6.200 tấn, dài 142m, có tầm hoạt động đến 9.000km, thủy thủ đoàn 257 người. Ảnh: Wikipedia
Lớp tàu này trang bị hệ thống vũ khí hiện đại của Nga bao gồm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Kalibr hoặc BrahMos (8 quả); hệ thống phòng không tầm trung Shtil-1, tầm thấp Barak-1; pháo hạm và các hệ thống ngư lôi chống ngầm. Ảnh: Wikipedia
Hoặc đó cũng có thể là khinh hạm Talwar nhỏ hơn với lượng giãn nước 4.200 tấn, dài 124m, hoạt động liên tuc 30 ngày trên biển với thủy thủ đoàn 180 người. Tàu cũng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr hoặc BrahMos, tên lửa phòng không Shtil-1 cùng hệ thống pháo - ngư lôi hiện đại. Ảnh: Wikipedia
Ít khả năng nhưng đó cũng là phương án tính đến rằng Ấn Độ "đáp trả Trung Quốc" một cách mạnh mẽ với việc triển khai siêu khu trục hạm Kolkata có lượng giãn nước đến 8.200 tấn, dài 163m, thủy thủ đoàn gần 400 người, trang bị hệ thống phòng không bảo vệ hạm đội với tên lửa Barak-8, tên lửa chống hạm tầm xa BrahMos (16 quả). Ảnh: Wikipedia
Video Trung Quốc ồ ạt đưa người ra biển Đông, Mỹ điều tàu chiến - Nguồn: VTC16