Hệ thống Birdcatcher là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ đội hình của những đơn vị bộ binh cơ giới, lực lượng đổ bộ đường không, cũng như các hệ thống phòng không tầm xa trước các cuộc tiến công tầm thấp của trực thăng, máy bay cường kích, UAV vũ trang và bom dẫn đường. Ảnh: Hệ thống phòng không Strela-10MN của lực lượng ĐBĐK Nga - Nguồn: Bộ Quốc phòng NgaTheo tờ Izvestia của Nga, quá trình nghiên cứu và phát triển phiên bản lục quân của hệ thống Birdcatcher đã bắt đầu. Hệ thống phòng không mới này sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, có khả năng bảo vệ đi kèm cho xe tăng và các thiết bị tác chiến trên bộ khác trong mọi điều kiện địa hình. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna sẽ được nâng cấp thành hệ thống Birdcatcher - Nguồn: KB TochmashTên lửa Birdcatcher trang bị cho các lực lượng mặt đất sẽ có tầm bắn xa hơn phiên bản giành cho lực lượng đổ bộ đường không. Các công việc thiết kế, thử nghiệm đánh giá sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna trên khung gầm BMP-3. Nguồn: ZvezdaTheo những tiết lộ ban đầu, thiết bị trinh sát của hệ thống phòng không Birdcatcher bao gồm hệ thống quang, truyền hình và ảnh nhiệt, kết hợp với máy đo xa laser; có thể trinh sát phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Với thiết bị trinh sát này, hệ thống vẫn có thể phát hiện mục tiêu mà không cần bật radar để tránh lộ vị trí. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna là cơ sở để nâng cấp thành hệ thống Birdcatcher - Nguồn: KB TochmashPhiên bản Lục quân của hệ thống phòng không Birdcatcher sẽ thay thế hệ thống phòng không Arrow-10 của lục quân hiện tại. Mặc dù Arrow-10 cũng sử dụng phương pháp trinh sát quang học, nhưng điểm khác biệt chính là tên lửa của hệ thống Birdcatcher sử dụng dẫn đường bằng laser, nên mức độ chính xác cao hơn, khả năng tác chiến mạnh hơn. Ảnh: Tổ hợp Arrow-10М3 là vũ khí chính của lực lượng ĐBĐK Nga - Nguồn: Vitalykuzmin.netCông nghệ dẫn đường của hệ thống phòng không Arrow-10 tương đối lạc hậu (dẫn đường bằng hồng ngoại), dễ bị gây nhiễu; trong trường hợp tầm nhìn kém, khả năng tác chiến bị hạn chế và tầm bắn của tên lửa cũng tương đối ngắn. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryHiện hệ thống phòng không Arrow-10 của Nga chủ yếu được trang bị cho các trung đoàn bộ binh cơ giới. Các lực lượng này chủ yếu bị tấn công bằng vũ khí chính xác tầm xa, trực thăng và máy bay không người lái. Do đó, các hệ thống phòng không tầm thấp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ đội hình chiến đấu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryTrong hơn một thập kỷ qua, quân đội Nga đã tích cực thay thế các thiết bị phòng không, vấn đề chính hiện nay là thiếu kinh phí để tái trang bị đầy đủ cho quân đội. Hệ thống phòng không tiên tiến nhất được trang bị là Arrow-10M3; tên lửa có tầm bắn 5 km, độ cao phòng không 3,5 km, tốc độ phản ứng chậm và không thể chống lại vũ khí chính xác cao. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryDo thiếu tiền, kế hoạch phát triển phiên bản phòng không Birdcatcher giành cho lực lượng đổ bộ đường không cũng nhiều lần bị trì hoãn; hiện nay phiên bản Birdcatcher sử dụng khung gầm xe thiết giáp nhảy dù BMD-4M, có thể đổ bộ đường không bằng dù, đã bắt đầu được đưa vào biên chế. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryƯu điểm lớn nhất của hệ thống phòng không này là sử dụng dẫn đường bằng laser, tên lửa có tầm bắn 10 km và độ cao phòng không 5 km, gần gấp đôi hệ thống phòng không Arrow-10. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryHệ thống Birdcatcher được trang bị 12 tên lửa, trong khi đó hệ thống Arrow-10 chỉ có 4 tên lửa. Hiện nay Quân đội Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các hệ thống phòng không và hệ thống phòng không Birdcatcher sẽ sớm trở nên hiệu quả trong chiến đấu sau khi được trang bị cho quân đội. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: MissileryHiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 của Việt Nam được bảo vệ tầm thấp bằng pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và tổ hợp tên lửa tầm thấp A-89 (A-89 chính là tên lửa Arrow-10 của Nga hiện nay). Ảnh: Hệ thống A-89 của Việt Nam khai hỏa trong diễn tập - Nguồn: Bảo tàng PK-KQTrong đó tên lửa A-89 sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa S-300PMU1 trước các cuộc tấn công tầm thấp của đối phương; trong khi tên lửa S-300 làm nhiệm vụ chống mục tiêu ở tầm trung, tầm xa, độ cao lớn. Ảnh: Hệ thống A-89 của lực lượng phòng không Việt Nam - Nguồn: Bảo tàng PK-KQTuy nhiên tên lửa A-89 do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam từ những năm 1980. Nhìn chung loại tên lửa này cũng đã cũ, nếu có điều kiện, chúng ta nên thay mới bằng các tổ hợp phòng không hiện đại Birdcatcher, trong khi giá thành những loại tên lửa này không quá đắt như các hệ thống phòng không Pantsir S-1. Ảnh: Hệ thống A-89 của Việt Nam khai hỏa trong diễn tập - Nguồn: Bảo tàng PK-KQ Video Sức mạnh của S-300 Việt Nam - Nguồn: QPVN
Hệ thống Birdcatcher là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ đội hình của những đơn vị bộ binh cơ giới, lực lượng đổ bộ đường không, cũng như các hệ thống phòng không tầm xa trước các cuộc tiến công tầm thấp của trực thăng, máy bay cường kích, UAV vũ trang và bom dẫn đường. Ảnh: Hệ thống phòng không Strela-10MN của lực lượng ĐBĐK Nga - Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga
Theo tờ Izvestia của Nga, quá trình nghiên cứu và phát triển phiên bản lục quân của hệ thống Birdcatcher đã bắt đầu. Hệ thống phòng không mới này sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, có khả năng bảo vệ đi kèm cho xe tăng và các thiết bị tác chiến trên bộ khác trong mọi điều kiện địa hình. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna sẽ được nâng cấp thành hệ thống Birdcatcher - Nguồn: KB Tochmash
Tên lửa Birdcatcher trang bị cho các lực lượng mặt đất sẽ có tầm bắn xa hơn phiên bản giành cho lực lượng đổ bộ đường không. Các công việc thiết kế, thử nghiệm đánh giá sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna trên khung gầm BMP-3. Nguồn: Zvezda
Theo những tiết lộ ban đầu, thiết bị trinh sát của hệ thống phòng không Birdcatcher bao gồm hệ thống quang, truyền hình và ảnh nhiệt, kết hợp với máy đo xa laser; có thể trinh sát phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Với thiết bị trinh sát này, hệ thống vẫn có thể phát hiện mục tiêu mà không cần bật radar để tránh lộ vị trí. Ảnh: Hệ thống phòng không Sosna là cơ sở để nâng cấp thành hệ thống Birdcatcher - Nguồn: KB Tochmash
Phiên bản Lục quân của hệ thống phòng không Birdcatcher sẽ thay thế hệ thống phòng không Arrow-10 của lục quân hiện tại. Mặc dù Arrow-10 cũng sử dụng phương pháp trinh sát quang học, nhưng điểm khác biệt chính là tên lửa của hệ thống Birdcatcher sử dụng dẫn đường bằng laser, nên mức độ chính xác cao hơn, khả năng tác chiến mạnh hơn. Ảnh: Tổ hợp Arrow-10М3 là vũ khí chính của lực lượng ĐBĐK Nga - Nguồn: Vitalykuzmin.net
Công nghệ dẫn đường của hệ thống phòng không Arrow-10 tương đối lạc hậu (dẫn đường bằng hồng ngoại), dễ bị gây nhiễu; trong trường hợp tầm nhìn kém, khả năng tác chiến bị hạn chế và tầm bắn của tên lửa cũng tương đối ngắn. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Hiện hệ thống phòng không Arrow-10 của Nga chủ yếu được trang bị cho các trung đoàn bộ binh cơ giới. Các lực lượng này chủ yếu bị tấn công bằng vũ khí chính xác tầm xa, trực thăng và máy bay không người lái. Do đó, các hệ thống phòng không tầm thấp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ đội hình chiến đấu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Trong hơn một thập kỷ qua, quân đội Nga đã tích cực thay thế các thiết bị phòng không, vấn đề chính hiện nay là thiếu kinh phí để tái trang bị đầy đủ cho quân đội. Hệ thống phòng không tiên tiến nhất được trang bị là Arrow-10M3; tên lửa có tầm bắn 5 km, độ cao phòng không 3,5 km, tốc độ phản ứng chậm và không thể chống lại vũ khí chính xác cao. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Do thiếu tiền, kế hoạch phát triển phiên bản phòng không Birdcatcher giành cho lực lượng đổ bộ đường không cũng nhiều lần bị trì hoãn; hiện nay phiên bản Birdcatcher sử dụng khung gầm xe thiết giáp nhảy dù BMD-4M, có thể đổ bộ đường không bằng dù, đã bắt đầu được đưa vào biên chế. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống phòng không này là sử dụng dẫn đường bằng laser, tên lửa có tầm bắn 10 km và độ cao phòng không 5 km, gần gấp đôi hệ thống phòng không Arrow-10. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Hệ thống Birdcatcher được trang bị 12 tên lửa, trong khi đó hệ thống Arrow-10 chỉ có 4 tên lửa. Hiện nay Quân đội Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các hệ thống phòng không và hệ thống phòng không Birdcatcher sẽ sớm trở nên hiệu quả trong chiến đấu sau khi được trang bị cho quân đội. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Arrow-10M3 - Nguồn: Missilery
Hiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 của Việt Nam được bảo vệ tầm thấp bằng pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và tổ hợp tên lửa tầm thấp A-89 (A-89 chính là tên lửa Arrow-10 của Nga hiện nay). Ảnh: Hệ thống A-89 của Việt Nam khai hỏa trong diễn tập - Nguồn: Bảo tàng PK-KQ
Trong đó tên lửa A-89 sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa S-300PMU1 trước các cuộc tấn công tầm thấp của đối phương; trong khi tên lửa S-300 làm nhiệm vụ chống mục tiêu ở tầm trung, tầm xa, độ cao lớn. Ảnh: Hệ thống A-89 của lực lượng phòng không Việt Nam - Nguồn: Bảo tàng PK-KQ
Tuy nhiên tên lửa A-89 do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam từ những năm 1980. Nhìn chung loại tên lửa này cũng đã cũ, nếu có điều kiện, chúng ta nên thay mới bằng các tổ hợp phòng không hiện đại Birdcatcher, trong khi giá thành những loại tên lửa này không quá đắt như các hệ thống phòng không Pantsir S-1. Ảnh: Hệ thống A-89 của Việt Nam khai hỏa trong diễn tập - Nguồn: Bảo tàng PK-KQ
Video Sức mạnh của S-300 Việt Nam - Nguồn: QPVN