Theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform, ngày 4/3 lực lượng Ukraine bảo vệ Bakhmut đã bị Quân đội Nga bao vây; tình hình ở đó rất khó khăn, nhưng Quân đội Ukraine vẫn đang cố gắng bảo vệ thành phố “một cách tuyệt vọng”.Mặc dù Quân đội Nga và lực lượng lính đánh thuê Wagner đã hoàn thành bao vây Bakhmut, nhưng Quân đội Ukraine vẫn không có ý định rút lui. Trong hoàn cảnh đó, Quân đội Ukraine tiếp tục kháng cự ngoan cường, giao tranh quyết liệt với liên quân Nga xung quanh từng ngôi nhà, từng công sự chiến đấu. Lính đánh thuê Wagner của Nga, lực lượng đảm nhiệm tiến công trực tiếp vào Bakhmut, sẽ không tổ chức tấn công trực diện một cách ồ ạt, mà sẽ sử dụng “chiến thuật nở hoa nhiều điểm”, dùng lực lượng nhỏ để xâm nhập vào một khu vực rộng lớn.Nếu các mũi xung kích của quân Wagner gặp phải sự kháng cự quyết liệt của Quân đội Ukraine, họ lập tức rút lui khỏi trận địa và tìm kiếm những nơi mà lực lượng phòng thủ của Ukraine yếu. Cuối cùng là tấn công vào các khu vực được Quân đội Ukraine phòng thủ yếu, thông qua chiến thuật chia cắt và bao vây. Trong khi giao tranh ác liệt tại thành phố Bakhmut, liên quân Nga đã mở các mũi đột phá từ phía tây bắc và tây nam Bakhmut, vòng tròn chữ U chuyển dần thành vòng chữ C, vòng vây đã khép chặt và quân Ukraine chỉ có thể rút ra ngoài qua một số đường mòn, tắt qua những cánh đồng lầy lội ở phía tây thành phố. Pháo binh Nga đã bao quát được mọi con đường, kể cả mọi đường tiếp tế của Quân đội Ukraine ở thành phố Bakhmut. Để tránh cuộc tấn công bằng pháo binh của Nga, Quân đội Ukraine chỉ có thể chuyển hàng tiếp tế vào ban đêm dưới dạng các đơn vị nhỏ. Giữa lúc tin chiến trường nóng bỏng, Ukraine lại nhận tin xấu hơn, vũ khí đạn dược của Ukraine gần như cạn kiệt. Quân đội Ukraine gần như hết đạn, hết vũ khí để tiếp viện cho quân phòng thủ trên chiến trường Bakhmut. Cuộc chiến ở Ukraine đã diễn ra được hơn một năm và tất cả đạn dược của Ukraine hiện nay, đều do NATO đứng đầu là Mỹ cung cấp. Theo tờ "Washington Post" của Mỹ đưa tin, thống kê của các quan chức cấp cao NATO tại Ukraine cho thấy, Quân đội Ukraine bắn trung bình 6.500 viên đạn pháo mỗi ngày. Lượng đạn tiêu thụ trong 3 ngày của họ, tương đương với lượng đạn do các nhà máy của Mỹ sản xuất trong một tháng.Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine nổ ra tới nay, tổng số tiền viện trợ của Mỹ và NATO đã lên tới gần 200 tỷ USD. Chiến trường Ukraine tiêu hao quá nhiều, Mỹ không thể cung cấp, 30 quốc gia thành viên NATO cũng kêu ca. Nhiều nguồn tin cho rằng có tới 1/3 viện trợ vũ khí và đạn dược cho Ukraine, đã bị Nga phá hủy hoặc hư hỏng, trước khi tới được chiến trường. Theo tờ báo New York Times, khi Tổng thống Ukraine gặp tổng thống Mỹ ở Kiev, Mỹ và NATO được yêu cầu cung cấp cho Ukraine khoảng 250.000 viên đạn pháo mỗi tháng, để đạt được ưu thế trên chiến trường với pháo binh Nga.Không chỉ Ukraine muốn nhiều hơn là đạn dược hơn, Kiev còn yêu cầu cung cấp cả xe tăng Leopard 2 của Đức, xe tăng M1A2 Abram và máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Mỹ rõ ràng đã từ chối và sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 trong thời điểm hiện tại.Hiện bây giờ Quân đội Nga đã bao vây Bakhmut và Quân đội Ukraine đã bắt đầu rút lui. Vào thời điểm quan trọng này của cuộc chiến, việc thiếu vũ khí và đạn dược trong Quân đội Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của các binh sĩ Ukraine mà nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của binh lính Ukraine. Những khó khăn lớn của Quân đội Ukraine chưa hết, theo ấn phẩm Bild của Đức, trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ Ukraine cho biết, sự “khác biệt trong quan điểm” về tình hình ở Bakhmut, khiến Tổng thống Ukraine Zelensky bất đồng với Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) Valery Zaluzhny.Vài tuần trước, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny đã khăng khăng yêu cầu Quân đội Ukraine rút lui khỏi thành phố Bakhmut "vì lý do chiến thuật"; nhưng Tổng thống Zelensky đã ra lệnh tiếp tục phòng thủ Bakhmut “bằng mọi giá”. Tờ báo Đức trích dẫn lời của một trong những nhà phân tích quân sự Ukraine cho biết, nhiều thành viên của Quân đội Ukraine không hiểu tại sao lãnh đạo Kiev tiếp tục cuộc phòng thủ ở Bakhmut? Họ không thấy lợi ích chiến lược cho việc này và không hiểu tại sao họ được lệnh “tử thủ”, khi họ đã bị quân Nga bao vây? Các chỉ huy chiến trường của Quân đội Ukraine tại Bakhmut cho rằng, Bộ chỉ huy Lực lượng vũ trang Ukraine lẽ ra phải ra lệnh rút lui khỏi Bakhmut từ lâu và coi đó là một thảm họa, nếu các lực lượng Ukraine còn lại ở Bakhmut bị bao vây hoàn toàn. Trước đó, tờ The Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, Quân đội Ukraine đã mất các đơn vị được huấn luyện tốt nhất ở chiến trường Bakhmut trong vài tháng qua. Các đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất của Quân đội Ukraine đã bị đánh thiệt hại nặng tại Bakhmut; thậm chí nhiều đơn vị còn mất sức chiến đấu hoàn toàn.
Theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform, ngày 4/3 lực lượng Ukraine bảo vệ Bakhmut đã bị Quân đội Nga bao vây; tình hình ở đó rất khó khăn, nhưng Quân đội Ukraine vẫn đang cố gắng bảo vệ thành phố “một cách tuyệt vọng”.
Mặc dù Quân đội Nga và lực lượng lính đánh thuê Wagner đã hoàn thành bao vây Bakhmut, nhưng Quân đội Ukraine vẫn không có ý định rút lui. Trong hoàn cảnh đó, Quân đội Ukraine tiếp tục kháng cự ngoan cường, giao tranh quyết liệt với liên quân Nga xung quanh từng ngôi nhà, từng công sự chiến đấu.
Lính đánh thuê Wagner của Nga, lực lượng đảm nhiệm tiến công trực tiếp vào Bakhmut, sẽ không tổ chức tấn công trực diện một cách ồ ạt, mà sẽ sử dụng “chiến thuật nở hoa nhiều điểm”, dùng lực lượng nhỏ để xâm nhập vào một khu vực rộng lớn.
Nếu các mũi xung kích của quân Wagner gặp phải sự kháng cự quyết liệt của Quân đội Ukraine, họ lập tức rút lui khỏi trận địa và tìm kiếm những nơi mà lực lượng phòng thủ của Ukraine yếu. Cuối cùng là tấn công vào các khu vực được Quân đội Ukraine phòng thủ yếu, thông qua chiến thuật chia cắt và bao vây.
Trong khi giao tranh ác liệt tại thành phố Bakhmut, liên quân Nga đã mở các mũi đột phá từ phía tây bắc và tây nam Bakhmut, vòng tròn chữ U chuyển dần thành vòng chữ C, vòng vây đã khép chặt và quân Ukraine chỉ có thể rút ra ngoài qua một số đường mòn, tắt qua những cánh đồng lầy lội ở phía tây thành phố.
Pháo binh Nga đã bao quát được mọi con đường, kể cả mọi đường tiếp tế của Quân đội Ukraine ở thành phố Bakhmut. Để tránh cuộc tấn công bằng pháo binh của Nga, Quân đội Ukraine chỉ có thể chuyển hàng tiếp tế vào ban đêm dưới dạng các đơn vị nhỏ.
Giữa lúc tin chiến trường nóng bỏng, Ukraine lại nhận tin xấu hơn, vũ khí đạn dược của Ukraine gần như cạn kiệt. Quân đội Ukraine gần như hết đạn, hết vũ khí để tiếp viện cho quân phòng thủ trên chiến trường Bakhmut. Cuộc chiến ở Ukraine đã diễn ra được hơn một năm và tất cả đạn dược của Ukraine hiện nay, đều do NATO đứng đầu là Mỹ cung cấp.
Theo tờ "Washington Post" của Mỹ đưa tin, thống kê của các quan chức cấp cao NATO tại Ukraine cho thấy, Quân đội Ukraine bắn trung bình 6.500 viên đạn pháo mỗi ngày. Lượng đạn tiêu thụ trong 3 ngày của họ, tương đương với lượng đạn do các nhà máy của Mỹ sản xuất trong một tháng.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine nổ ra tới nay, tổng số tiền viện trợ của Mỹ và NATO đã lên tới gần 200 tỷ USD. Chiến trường Ukraine tiêu hao quá nhiều, Mỹ không thể cung cấp, 30 quốc gia thành viên NATO cũng kêu ca. Nhiều nguồn tin cho rằng có tới 1/3 viện trợ vũ khí và đạn dược cho Ukraine, đã bị Nga phá hủy hoặc hư hỏng, trước khi tới được chiến trường.
Theo tờ báo New York Times, khi Tổng thống Ukraine gặp tổng thống Mỹ ở Kiev, Mỹ và NATO được yêu cầu cung cấp cho Ukraine khoảng 250.000 viên đạn pháo mỗi tháng, để đạt được ưu thế trên chiến trường với pháo binh Nga.
Không chỉ Ukraine muốn nhiều hơn là đạn dược hơn, Kiev còn yêu cầu cung cấp cả xe tăng Leopard 2 của Đức, xe tăng M1A2 Abram và máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Mỹ rõ ràng đã từ chối và sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 trong thời điểm hiện tại.
Hiện bây giờ Quân đội Nga đã bao vây Bakhmut và Quân đội Ukraine đã bắt đầu rút lui. Vào thời điểm quan trọng này của cuộc chiến, việc thiếu vũ khí và đạn dược trong Quân đội Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của các binh sĩ Ukraine mà nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của binh lính Ukraine.
Những khó khăn lớn của Quân đội Ukraine chưa hết, theo ấn phẩm Bild của Đức, trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ Ukraine cho biết, sự “khác biệt trong quan điểm” về tình hình ở Bakhmut, khiến Tổng thống Ukraine Zelensky bất đồng với Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) Valery Zaluzhny.
Vài tuần trước, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny đã khăng khăng yêu cầu Quân đội Ukraine rút lui khỏi thành phố Bakhmut "vì lý do chiến thuật"; nhưng Tổng thống Zelensky đã ra lệnh tiếp tục phòng thủ Bakhmut “bằng mọi giá”.
Tờ báo Đức trích dẫn lời của một trong những nhà phân tích quân sự Ukraine cho biết, nhiều thành viên của Quân đội Ukraine không hiểu tại sao lãnh đạo Kiev tiếp tục cuộc phòng thủ ở Bakhmut? Họ không thấy lợi ích chiến lược cho việc này và không hiểu tại sao họ được lệnh “tử thủ”, khi họ đã bị quân Nga bao vây?
Các chỉ huy chiến trường của Quân đội Ukraine tại Bakhmut cho rằng, Bộ chỉ huy Lực lượng vũ trang Ukraine lẽ ra phải ra lệnh rút lui khỏi Bakhmut từ lâu và coi đó là một thảm họa, nếu các lực lượng Ukraine còn lại ở Bakhmut bị bao vây hoàn toàn.
Trước đó, tờ The Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, Quân đội Ukraine đã mất các đơn vị được huấn luyện tốt nhất ở chiến trường Bakhmut trong vài tháng qua. Các đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất của Quân đội Ukraine đã bị đánh thiệt hại nặng tại Bakhmut; thậm chí nhiều đơn vị còn mất sức chiến đấu hoàn toàn.