Trong những ngày đầu của xung đột Nga-Ukraine, hiệu suất hoạt động của UAV tự sát Lancet của Nga ở dạng “trung bình”. Nguyên nhân trước hết, nó áp dụng điều khiển hoàn toàn thủ công và hình ảnh video mờ; tương đương độ phân giải của camera điện thoại di động vào thập niên 1990.Tiếp đến là tầm hoạt động của UAV Lancet vẫn rất ngắn, tối đa chỉ là 20 km. Ngoài ra, không thể phóng Lancet đi ngay vì không có đủ lượng pin cho thời gian tuần tra trong chiều sâu của địch, để tìm và tấn công các mục tiêu có giá trị cao. Do thời lượng pin không đủ, nên nó không thể tuần tra, tìm kiếm mục tiêu trong thời gian dài.Kết quả là xác suất tìm - diệt mục tiêu của UAV Lancet tương đối thấp, thành tích cũng rất kém. Đặc biệt khi phương Tây cắt đứt hoàn toàn phụ tùng điện tử, những UAV tự sát lảng vảng Kube của Nga gần như “biến mất”, sản lượng của UAV Lancet cũng sụt giảm mạnh.Tuy nhiên, một điều rất kỳ diệu có thể được phát hiện trong những tháng từ cuối năm 2022, đó là sự phát triển bùng nổ của hoạt động sản xuất UAV tự sát Lancet. Hơn nữa, hình ảnh video của Lancet đã nhảy từ “phong cách mơ hồ” của thập niên 1990, lên tầm của những năm 2020, tất cả đều là hình ảnh có độ phân giải cao.Hơn nữa, khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu của Lancet đã được cải thiện rất nhiều, thậm chí, nó còn có khả năng chống nhiễu điện tử mạnh mẽ. Ukraina đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử của phương Tây, nhưng tỏ ra rất kém hiệu quả trong việc gây nhiễu. Giờ đây UAV tự sát Lancet đã được cải tiến rất nhiều về khả năng nhận dạng mục tiêu nhanh chóng, chất lượng truyền video sắc nét. Đầu đạn Lancet cũng liên tục được cải tiến, có khả năng tấn công hiệu quả cả những mục tiêu bọc thép dày như xe tăng Leopard 2.Theo số liệu mới nhất được Bộ Quốc phòng Nga công bố, trong những tháng gần đây, UAV tự sát Lancet đã tấn công 601 mục tiêu, hầu hết đều có video xác minh. Trong đó, 196 mục tiêu bị tiêu diệt và 302 mục tiêu bị thương. Ngoài ra còn có 44 mục tiêu không thể xác định được và 39 mục tiêu bị bắn trượt.Đồng thời, UAV Lancet đã tấn công hơn 100 mục tiêu quân sự của Ukraine trong hai tháng liên tiếp, một nửa trong số đó là pháo binh. Trong số các mục tiêu bị Lancet tấn công có 18 bệ phóng tên lửa đa nòng, 133 pháo tự hành, 151 pháo kéo và súng cối. Ngoài ra còn có 79 xe chiến đấu bộ binh xe tăng, 63 xe bọc thép hạng nhẹ, 44 bệ phóng tên lửa phòng không và 49 hệ thống radar. Câu hỏi đặt ra là Nga “đột nhiên” lấy đâu ra hàng loạt hệ thống điều khiển bay UAV tiên tiến, hệ thống dẫn đường, chip chuyên dụng, công nghệ điều khiển từ xa không dây, công nghệ truyền hình ảnh không dây đường dài và hệ thống liên kết dữ liệu?Ví dụ, tên lửa lảng vảng Lancet cần một hệ thống điều khiển bay tiên tiến, để thực hiện nhiều hành động chính xác khác nhau trên chiến trường, nhằm bắn trúng mục tiêu. Chỉ bằng cách lắp ráp các cảm biến khác nhau, độ chính xác của việc điều khiển UAV mới có thể được duy trì ở các chế độ bay khác nhau như tốc độ góc, tư thế, vị trí, gia tốc, độ cao và tốc độ bay. Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, Nga đã thiết lập chuỗi cung ứng công nghệ UAV và phụ tùng thay thế toàn cầu. Nhiều công ty đăng ký tại Hồng Kông, Kyrgyzstan và thậm chí cả UAE và Singapore, đang cung cấp các công nghệ và phụ tùng thay thế phù hợp cho các công ty Nga, theo nhiều cách khác nhau.Ví dụ, Trofimov, một doanh nhân Nga có quốc tịch Canada, đang cung cấp cho Nga các linh kiện điện tử quan trọng từ nhiều quốc gia khác nhau, bằng cách sử dụng các công ty của ông ở Toronto và Hồng Kông làm điểm trung chuyển. Phía Ukraine đã tiến hành nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa lảng vảng Lancet và kết luận rằng, có 4 cách chính để chống lại tên lửa lảng vảng Lancet của Nga. Trước hết phải sử dụng hệ thống phát nhiễu điện tử cường độ cao, để làm “tê liệt” chip cảm biến của Lancet.Thứ hai, UAV tự sát Lancet thiếu khả năng dò tìm bằng tia hồng ngoại, nên về cơ bản chỉ có thể chiến đấu vào ban ngày. Bằng cách này, quân đội Ukraine cần tăng cường các trận đánh ban đêm, để tránh các cuộc tấn công chuyên sâu và chính xác của UAV Lancet.Thứ ba, phía Ukraine cho rằng tên lửa lảng vảng Lancet thiếu khả năng phân biệt tính xác thực và cũng khó tìm kiếm các mục tiêu ẩn náu trong rừng. Vì vậy, ở những khu vực Lancet hoạt động, vũ khí hạng nặng của Ukraina nên được giấu trong rừng càng nhiều càng tốt. Tại những khu vực Lancet của Nga hoạt động, nhiều phương tiện phóng tên lửa phòng không giả, radar giả, xe quân sự giả, xe tăng giả và pháo giả được triển khai để thu hút các cuộc tấn công của Lancet. Đồng thời triển khai nhiều hơn ở các xe bán tải có trang bị súng máy phòng không để đánh chặn UAV Lancet. Thứ tư, phía Ukraine thậm chí đã bắt đầu thành lập lữ đoàn máy bay không người lái, sử dụng số lượng lớn tên lửa hành trình lảng vảng và máy bay không người lái cảm tử (FPV) để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga. UAV tự sát FPV cấp quân sự có thể đạt tốc độ tối đa 200 km.Những UAV tự sát này nhỏ và nhanh, khó phát hiện và rất mạnh mẽ; có thể được gắn một đầu đạn B-41 (RPG). Những UAV trang bị đầu đạn như B-41, có thể tấn công vào những phần yếu của xe tăng. Bởi vì nó rẻ và nhiều, nên có mặt ở mọi nơi trên chiến trường, đồng thời còn có thể tấn công các mục tiêu sau chướng ngại vật, các khối chắn. UAV giá rẻ, vũ khí dẫn đường chính xác, tên lửa tầm xa và chiến thuật “bắn và chạy”, đang trở thành xu hướng chủ đạo. Các hoạt động của bộ binh đã đạt được các hoạt động ngoài tầm nhìn. Về bản chất, các hoạt động của chiến tranh hiện đã bước vào kỷ nguyên của các hoạt động ngoài tầm nhìn.Sự phát triển của công nghệ điện tử đã thay đổi tất cả những điều này, giờ đây một phân đội bộ binh nhỏ có thể mang theo hơn chục UAV đi khắp nơi. Thậm chí có thể coi các phân đội bộ binh và xe bán tải quân sự như một “tàu sân bay” nhỏ.Phân đội nhỏ này được trang bị một số UAV tự sát và tên lửa hành trình lảng vảng như UAV Lancet, để thực hiện tấn công ngoài tầm nhìn. Hiệu quả chiến đấu không kém gì các đơn vị bộ binh lớn, được trang bị xe tăng, pháo binh; ngoài ra còn bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.UAV tự sát Lancet phá hủy một pháo M777 của Ukraine tại hướng chiến trường Zaporizhia. Nguồn Topwar
Trong những ngày đầu của xung đột Nga-Ukraine, hiệu suất hoạt động của UAV tự sát Lancet của Nga ở dạng “trung bình”. Nguyên nhân trước hết, nó áp dụng điều khiển hoàn toàn thủ công và hình ảnh video mờ; tương đương độ phân giải của camera điện thoại di động vào thập niên 1990.
Tiếp đến là tầm hoạt động của UAV Lancet vẫn rất ngắn, tối đa chỉ là 20 km. Ngoài ra, không thể phóng Lancet đi ngay vì không có đủ lượng pin cho thời gian tuần tra trong chiều sâu của địch, để tìm và tấn công các mục tiêu có giá trị cao. Do thời lượng pin không đủ, nên nó không thể tuần tra, tìm kiếm mục tiêu trong thời gian dài.
Kết quả là xác suất tìm - diệt mục tiêu của UAV Lancet tương đối thấp, thành tích cũng rất kém. Đặc biệt khi phương Tây cắt đứt hoàn toàn phụ tùng điện tử, những UAV tự sát lảng vảng Kube của Nga gần như “biến mất”, sản lượng của UAV Lancet cũng sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, một điều rất kỳ diệu có thể được phát hiện trong những tháng từ cuối năm 2022, đó là sự phát triển bùng nổ của hoạt động sản xuất UAV tự sát Lancet. Hơn nữa, hình ảnh video của Lancet đã nhảy từ “phong cách mơ hồ” của thập niên 1990, lên tầm của những năm 2020, tất cả đều là hình ảnh có độ phân giải cao.
Hơn nữa, khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu của Lancet đã được cải thiện rất nhiều, thậm chí, nó còn có khả năng chống nhiễu điện tử mạnh mẽ. Ukraina đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử của phương Tây, nhưng tỏ ra rất kém hiệu quả trong việc gây nhiễu.
Giờ đây UAV tự sát Lancet đã được cải tiến rất nhiều về khả năng nhận dạng mục tiêu nhanh chóng, chất lượng truyền video sắc nét. Đầu đạn Lancet cũng liên tục được cải tiến, có khả năng tấn công hiệu quả cả những mục tiêu bọc thép dày như xe tăng Leopard 2.
Theo số liệu mới nhất được Bộ Quốc phòng Nga công bố, trong những tháng gần đây, UAV tự sát Lancet đã tấn công 601 mục tiêu, hầu hết đều có video xác minh. Trong đó, 196 mục tiêu bị tiêu diệt và 302 mục tiêu bị thương. Ngoài ra còn có 44 mục tiêu không thể xác định được và 39 mục tiêu bị bắn trượt.
Đồng thời, UAV Lancet đã tấn công hơn 100 mục tiêu quân sự của Ukraine trong hai tháng liên tiếp, một nửa trong số đó là pháo binh. Trong số các mục tiêu bị Lancet tấn công có 18 bệ phóng tên lửa đa nòng, 133 pháo tự hành, 151 pháo kéo và súng cối. Ngoài ra còn có 79 xe chiến đấu bộ binh xe tăng, 63 xe bọc thép hạng nhẹ, 44 bệ phóng tên lửa phòng không và 49 hệ thống radar.
Câu hỏi đặt ra là Nga “đột nhiên” lấy đâu ra hàng loạt hệ thống điều khiển bay UAV tiên tiến, hệ thống dẫn đường, chip chuyên dụng, công nghệ điều khiển từ xa không dây, công nghệ truyền hình ảnh không dây đường dài và hệ thống liên kết dữ liệu?
Ví dụ, tên lửa lảng vảng Lancet cần một hệ thống điều khiển bay tiên tiến, để thực hiện nhiều hành động chính xác khác nhau trên chiến trường, nhằm bắn trúng mục tiêu. Chỉ bằng cách lắp ráp các cảm biến khác nhau, độ chính xác của việc điều khiển UAV mới có thể được duy trì ở các chế độ bay khác nhau như tốc độ góc, tư thế, vị trí, gia tốc, độ cao và tốc độ bay.
Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, Nga đã thiết lập chuỗi cung ứng công nghệ UAV và phụ tùng thay thế toàn cầu. Nhiều công ty đăng ký tại Hồng Kông, Kyrgyzstan và thậm chí cả UAE và Singapore, đang cung cấp các công nghệ và phụ tùng thay thế phù hợp cho các công ty Nga, theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, Trofimov, một doanh nhân Nga có quốc tịch Canada, đang cung cấp cho Nga các linh kiện điện tử quan trọng từ nhiều quốc gia khác nhau, bằng cách sử dụng các công ty của ông ở Toronto và Hồng Kông làm điểm trung chuyển.
Phía Ukraine đã tiến hành nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa lảng vảng Lancet và kết luận rằng, có 4 cách chính để chống lại tên lửa lảng vảng Lancet của Nga. Trước hết phải sử dụng hệ thống phát nhiễu điện tử cường độ cao, để làm “tê liệt” chip cảm biến của Lancet.
Thứ hai, UAV tự sát Lancet thiếu khả năng dò tìm bằng tia hồng ngoại, nên về cơ bản chỉ có thể chiến đấu vào ban ngày. Bằng cách này, quân đội Ukraine cần tăng cường các trận đánh ban đêm, để tránh các cuộc tấn công chuyên sâu và chính xác của UAV Lancet.
Thứ ba, phía Ukraine cho rằng tên lửa lảng vảng Lancet thiếu khả năng phân biệt tính xác thực và cũng khó tìm kiếm các mục tiêu ẩn náu trong rừng. Vì vậy, ở những khu vực Lancet hoạt động, vũ khí hạng nặng của Ukraina nên được giấu trong rừng càng nhiều càng tốt.
Tại những khu vực Lancet của Nga hoạt động, nhiều phương tiện phóng tên lửa phòng không giả, radar giả, xe quân sự giả, xe tăng giả và pháo giả được triển khai để thu hút các cuộc tấn công của Lancet. Đồng thời triển khai nhiều hơn ở các xe bán tải có trang bị súng máy phòng không để đánh chặn UAV Lancet.
Thứ tư, phía Ukraine thậm chí đã bắt đầu thành lập lữ đoàn máy bay không người lái, sử dụng số lượng lớn tên lửa hành trình lảng vảng và máy bay không người lái cảm tử (FPV) để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga. UAV tự sát FPV cấp quân sự có thể đạt tốc độ tối đa 200 km.
Những UAV tự sát này nhỏ và nhanh, khó phát hiện và rất mạnh mẽ; có thể được gắn một đầu đạn B-41 (RPG). Những UAV trang bị đầu đạn như B-41, có thể tấn công vào những phần yếu của xe tăng. Bởi vì nó rẻ và nhiều, nên có mặt ở mọi nơi trên chiến trường, đồng thời còn có thể tấn công các mục tiêu sau chướng ngại vật, các khối chắn.
UAV giá rẻ, vũ khí dẫn đường chính xác, tên lửa tầm xa và chiến thuật “bắn và chạy”, đang trở thành xu hướng chủ đạo. Các hoạt động của bộ binh đã đạt được các hoạt động ngoài tầm nhìn. Về bản chất, các hoạt động của chiến tranh hiện đã bước vào kỷ nguyên của các hoạt động ngoài tầm nhìn.
Sự phát triển của công nghệ điện tử đã thay đổi tất cả những điều này, giờ đây một phân đội bộ binh nhỏ có thể mang theo hơn chục UAV đi khắp nơi. Thậm chí có thể coi các phân đội bộ binh và xe bán tải quân sự như một “tàu sân bay” nhỏ.
Phân đội nhỏ này được trang bị một số UAV tự sát và tên lửa hành trình lảng vảng như UAV Lancet, để thực hiện tấn công ngoài tầm nhìn. Hiệu quả chiến đấu không kém gì các đơn vị bộ binh lớn, được trang bị xe tăng, pháo binh; ngoài ra còn bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.
UAV tự sát Lancet phá hủy một pháo M777 của Ukraine tại hướng chiến trường Zaporizhia. Nguồn Topwar