Súng phóng lựu M79 hay còn gọi là Thumper được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ năm 1961. Đây là loại hoả lực cá nhân cực kỳ nguy hiểm, sức công phá mạnh và có nhiều điểm ưu việt hơn nhiều các loại súng phóng lựu khác từng được người Mỹ thử nghiệm trên chiến trường. Nguồn ảnh: Archive.Khẩu súng phóng lựu này ra đời để lấp chỗ trống hoả lực trong khoảng cách dưới 150 mét - không thể sử dụng được cối và xa hơn 30 mét - không thể ném lựu đạn tới. Nguồn ảnh: Archive.Với tầm bắn hiệu quả từ tối thiểu 30 mét cho tới khoảng 150 mét tối đa, súng phóng lựu M79 đã chúng tỏ được hiệu quả của mình trên chiến trường Việt Nam và thậm chí tới nay còn được Quân đội ta sản xuất và trang bị đại trà trong biên chế. Nguồn ảnh: Archive.Điểm ưu việt nhất của khẩu súng phóng lựu này so với các loại hoả lực phóng lựu khác đó là nó có khả năng phóng đạn cầu vồng. Với quỹ đạo bay cầu vồng viên đạn cỡ 40mm của M79 hoàn toàn có thể bắn qua các vật cản để tiêu diệt mục tiêu đang núp phía sau. Nguồn ảnh: Archive.Viên đạn 40x46mm có sức công phá nhỏ hơn lựu đạn cầm tay thông thường nhưng cũng đủ để đối phương phải phân tán, không dám co cụm trong một khu vực hẹp, tạo điều kiện để các loại hoả lực cá nhân khác tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Archive.Viên đạn bắn đi có tốc độ 75 mét/giây - nghĩa là xạ thủ có thể nhìn rõ đường đạn của mình khi khai hoả, qua đó giúp xạ thủ căn được phát đạn tiếp theo chính xác hơn. Nguồn ảnh: Archive.Khi phát nổ, viên đạn của M79 có thể gây sát thương trong bán kính 5 mét. Tuy nhiên sức công phá của viên đạn này không cao, khó có thể tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu khi bắn trúng đích mà thường sẽ chỉ khiến mục tiêu bị thương. Nguồn ảnh: Archive.Điểm yếu lớn nhất của M79 đó là viên đạn của nó có tốc độ bay chậm, động năng không cao nên khi tác chiến trong địa hình nhiều vật cản cây cối có thể sẽ bị lệch đường đạn do va đập vào chướng ngại vật. Nguồn ảnh: Archive.M79 khi bắn đi viên đạn sẽ xoay trong không trung với tốc độ 3700 vòng/phút. Điểm chết người của viên đạn M79 đó là nó không có thiết kế tự huỷ, khi đạn không xoay đủ vòng viên đạn sẽ không phát nổ. Điều này khiến cho rất nhiên viên đạn M79 "xịt" tồn đọng lại trên chiến trường sau khi giao tranh và chỉ cần lực tác động nhỏ vào viên đạn cũng sẽ khiến nó phát nổ sau đó gây ra tai nạn không đáng có. Nguồn ảnh: Archive.Tới nay, Quân đội ta vẫn sử dụng khẩu súng phóng lựu M79 trong biên chế của mình. Không những tự sản xuất được khẩu súng này, ta còn nâng cấp thêm cả kính ngắm cho khẩu M79 để tăng độ chính xác cho nó. Nguồn ảnh: QDND.Giống với súng chống tăng B-40 và B-41, xạ thủ khi cầm theo khẩu M79 sẽ khó có thể mang theo khẩu súng trường tấn công khác theo mình để tự vệ trên chiến trường. Điều này khiến cho xạ thủ M79 sẽ buộc phải có đồng đội bảo vệ trên chiến trường. Nguồn ảnh: QDND.Trong các cuộc chiến tranh mà ta tiến hành sau này, đặc biệt là trên chiến trường Campuchia, khẩu M79 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi chống lại lực lượng Khmer Đỏ- lực lượng không được trang bị khẩu súng này trong biên chế. Nguồn ảnh: Danviet.Cận cảnh nòng khương tuyến của khẩu M79. Nguồn ảnh: Guns. Mời độc giả xem Video: Súng phóng lựu M79 của Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Súng phóng lựu M79 hay còn gọi là Thumper được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ năm 1961. Đây là loại hoả lực cá nhân cực kỳ nguy hiểm, sức công phá mạnh và có nhiều điểm ưu việt hơn nhiều các loại súng phóng lựu khác từng được người Mỹ thử nghiệm trên chiến trường. Nguồn ảnh: Archive.
Khẩu súng phóng lựu này ra đời để lấp chỗ trống hoả lực trong khoảng cách dưới 150 mét - không thể sử dụng được cối và xa hơn 30 mét - không thể ném lựu đạn tới. Nguồn ảnh: Archive.
Với tầm bắn hiệu quả từ tối thiểu 30 mét cho tới khoảng 150 mét tối đa, súng phóng lựu M79 đã chúng tỏ được hiệu quả của mình trên chiến trường Việt Nam và thậm chí tới nay còn được Quân đội ta sản xuất và trang bị đại trà trong biên chế. Nguồn ảnh: Archive.
Điểm ưu việt nhất của khẩu súng phóng lựu này so với các loại hoả lực phóng lựu khác đó là nó có khả năng phóng đạn cầu vồng. Với quỹ đạo bay cầu vồng viên đạn cỡ 40mm của M79 hoàn toàn có thể bắn qua các vật cản để tiêu diệt mục tiêu đang núp phía sau. Nguồn ảnh: Archive.
Viên đạn 40x46mm có sức công phá nhỏ hơn lựu đạn cầm tay thông thường nhưng cũng đủ để đối phương phải phân tán, không dám co cụm trong một khu vực hẹp, tạo điều kiện để các loại hoả lực cá nhân khác tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Archive.
Viên đạn bắn đi có tốc độ 75 mét/giây - nghĩa là xạ thủ có thể nhìn rõ đường đạn của mình khi khai hoả, qua đó giúp xạ thủ căn được phát đạn tiếp theo chính xác hơn. Nguồn ảnh: Archive.
Khi phát nổ, viên đạn của M79 có thể gây sát thương trong bán kính 5 mét. Tuy nhiên sức công phá của viên đạn này không cao, khó có thể tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu khi bắn trúng đích mà thường sẽ chỉ khiến mục tiêu bị thương. Nguồn ảnh: Archive.
Điểm yếu lớn nhất của M79 đó là viên đạn của nó có tốc độ bay chậm, động năng không cao nên khi tác chiến trong địa hình nhiều vật cản cây cối có thể sẽ bị lệch đường đạn do va đập vào chướng ngại vật. Nguồn ảnh: Archive.
M79 khi bắn đi viên đạn sẽ xoay trong không trung với tốc độ 3700 vòng/phút. Điểm chết người của viên đạn M79 đó là nó không có thiết kế tự huỷ, khi đạn không xoay đủ vòng viên đạn sẽ không phát nổ. Điều này khiến cho rất nhiên viên đạn M79 "xịt" tồn đọng lại trên chiến trường sau khi giao tranh và chỉ cần lực tác động nhỏ vào viên đạn cũng sẽ khiến nó phát nổ sau đó gây ra tai nạn không đáng có. Nguồn ảnh: Archive.
Tới nay, Quân đội ta vẫn sử dụng khẩu súng phóng lựu M79 trong biên chế của mình. Không những tự sản xuất được khẩu súng này, ta còn nâng cấp thêm cả kính ngắm cho khẩu M79 để tăng độ chính xác cho nó. Nguồn ảnh: QDND.
Giống với súng chống tăng B-40 và B-41, xạ thủ khi cầm theo khẩu M79 sẽ khó có thể mang theo khẩu súng trường tấn công khác theo mình để tự vệ trên chiến trường. Điều này khiến cho xạ thủ M79 sẽ buộc phải có đồng đội bảo vệ trên chiến trường. Nguồn ảnh: QDND.
Trong các cuộc chiến tranh mà ta tiến hành sau này, đặc biệt là trên chiến trường Campuchia, khẩu M79 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi chống lại lực lượng Khmer Đỏ- lực lượng không được trang bị khẩu súng này trong biên chế. Nguồn ảnh: Danviet.
Cận cảnh nòng khương tuyến của khẩu M79. Nguồn ảnh: Guns.
Mời độc giả xem Video: Súng phóng lựu M79 của Việt Nam. Nguồn: QPVN.