Về cơ bản, khi cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 nổ ra Trung Quốc có trang bị bộ binh khá tương đồng với phía Việt Nam nhưng thực tế, các trang bị của Trung Quốc phần lớn không so được với trang bị của phía ta - vốn dĩ phần nhiều được Liên Xô viện trợ và chiến lợi phẩm từ thời đánh Mỹ. Nguồn ảnh: BBS.Đầu tiên phải nhắc tới súng trường Type 56. Đây là loại súng trường tấn công phổ biến nhất được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của khẩu AK-47 Liên Xô. Tuy nhiên, so với AK-47 khẩu Type 56 của Trung Quốc lại tỏ ra không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Sina.Đặc biệt là ở chất lượng thép làm nòng súng, khẩu Type 56 sử dụng thép có chất lượng kém hơn so với AK-47 của Liên Xô dẫn đến việc nó có khả năng bắn kém hơn và càng bắn lâu, súng càng mất dần độ chính xác cũng như tầm bắn. Nguồn ảnh: BBS.Về trung liên, Trung Quốc cũng trang bị cho bộ binh của họ loại trung liên Type 67. Loại trung liên này có cấu tạo khá tương đồng với dòng trung liên PK do Liên Xô thiết kế nhưng có chung đặc điểm với Type 56 đó là cũng sử dụng loại thép chất lượng kém hơn so với bản gốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: BBS.Với nhiệm vụ bắn áp chế và cung cấp hoả lực dày đặc trên chiến trường, khẩu trung liên Type 67 của Trung Quốc có phần lép vế hơn nhiều vũ khí của ta khi tính năng chiến đấu của nó giảm dần sau mỗi hộp tiếp đạn. Nguồn ảnh: BBS.Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là hai loại súng bộ binh tốt nhất của bộ binh Trung Quốc thời điểm này. Nguồn ảnh: BBS.Tuy nhiên, không phải bất cứ người lính nào của Trung Quốc đều được trang bị Type 56 và Type 67. Một số lượng lớn quân chính quy của Trung Quốc thời gian này vẫn chỉ được trang bị Type 63 - loại vũ khí tương tự như CKC của Việt Nam. Nguồn ảnh: BBS.Tuy nhiên so với phiên bản CKC mà phía Việt Nam sử dụng, Type 63 của Trung Quốc có cải tiến khá tốt khi nó sử dụng chung được cả băng đạn với Type 56. Nguồn ảnh: Zgjunshi.Mặc dù vậy, việc phải trang bị Type 63 cho quân chính quy cho thấy khả năng yếu kém về mặt trang bị của quân đội Trung Quốc khi họ không thể trang bị đại trà được súng trường tấn công mà buộc phải trang bị thêm cả súng trường tự động trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: BBS.Trong chiến tranh Biên giới, Trung Quốc còn sử dụng cả súng phun lửa để tham chiến trong khu vực rừng núi phía Bắc. Nguồn ảnh: BBS.Một loại tiểu liên khá đặc biệt được Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến tranh này đó là tiểu liên Type 64 sử dụng cỡ đạn 7,62 Nguồn ảnh: BBS.Loại tiểu liên này có hai phiên bản với một phiên bản sử dụng nòng giảm thanh gắn liền với súng, không thể tháo rời và một phiên bản khác không sử dụng nòng giảm thanh. Nguồn ảnh: BBS.Đây là loại tiểu liên được Trung Quốc trang bị đặc biệt cho các đơn vị đặc nhiệm nhưng số lượng rất hạn chế. Về tính năng chiến đấu, loại tiểu liên này được cho là có tầm hiểu quả chỉ dưới 100 mét dù nòng súng vẫn dài tương đương với AK-47. Nguồn ảnh: BBS.Hoả lực chống tăng hiện đại nhất mà Trung Quốc có trong tay đó là loại súng chống tăng Type 69 - phiên bản nội địa của RPG-7 mà phía Việt Nam vẫn hay gọi với cái tên B41. Nguồn ảnh: BBS.Tuy nhiên so với Việt Nam, khả năng chống tăng của Trung Quốc được đánh giá là kém hơn hẳn khi phía ta đã được trang bị hoả tiễn dẫn đường AT-3 Sagger từ năm 1972 để chống Mỹ. Nguồn ảnh: Lishixilu.Hoả lực cối không giật của Trung Quốc được xem là loại hoả lực hiệu quả nhất mà quân đội nước này sử dụng ở Chiến tranh Biên giới 1979 với ta đó là khẩu Type 65. Nguồn ảnh: Lishixilu.Về cơ bản đây là khẩu cối B-10 do Liên Xô thiết kế được Trung Quốc tự sản xuất trong nước với cỡ nòng 82mm. Tuy nhiên phiên bản của Trung Quốc có trọng lượng lớn hơn và thường cần tới chân đế để có thể bắn được với độ chính xác cao nhất. Nguồn ảnh: Lishixilu.Địa hình hiểm trở trong cuộc chiến tranh Biên giới với Việt Nam khiến binh lính Trung Quốc rất vất vả để vận chuyển được khẩu cối không giật này vào vị trí chiến đấu. Nguồn ảnh: Lishixilu.Một trong những loại hoả lực Trung Quốc sợ nhất khi đối đầu với ta đó là súng phóng lựu M79. Phía Trung Quốc cũng hoàn toàn không có loại vũ khí nào tương đương như loại vũ khí này. Nguồn ảnh: QPVN.Với khả năng bắn cầu vồng xuyên vật cản như cối cá nhân nhưng lại cơ động không kém gì súng trường, M79 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng như một chiến lợi phẩm từ thời đánh Mỹ, khiến bộ binh Trung Quốc thất kinh vì ngay cả khi ngồi yên trong chiến hào, chúng cũng không thể an toàn trước loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Theatlantics. Mời độc giả xem Video: Tư liệu về cuộc Chiến tranh Biên giới. Nguồn: VTC1.
Về cơ bản, khi cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 nổ ra Trung Quốc có trang bị bộ binh khá tương đồng với phía Việt Nam nhưng thực tế, các trang bị của Trung Quốc phần lớn không so được với trang bị của phía ta - vốn dĩ phần nhiều được Liên Xô viện trợ và chiến lợi phẩm từ thời đánh Mỹ. Nguồn ảnh: BBS.
Đầu tiên phải nhắc tới súng trường Type 56. Đây là loại súng trường tấn công phổ biến nhất được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của khẩu AK-47 Liên Xô. Tuy nhiên, so với AK-47 khẩu Type 56 của Trung Quốc lại tỏ ra không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt là ở chất lượng thép làm nòng súng, khẩu Type 56 sử dụng thép có chất lượng kém hơn so với AK-47 của Liên Xô dẫn đến việc nó có khả năng bắn kém hơn và càng bắn lâu, súng càng mất dần độ chính xác cũng như tầm bắn. Nguồn ảnh: BBS.
Về trung liên, Trung Quốc cũng trang bị cho bộ binh của họ loại trung liên Type 67. Loại trung liên này có cấu tạo khá tương đồng với dòng trung liên PK do Liên Xô thiết kế nhưng có chung đặc điểm với Type 56 đó là cũng sử dụng loại thép chất lượng kém hơn so với bản gốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: BBS.
Với nhiệm vụ bắn áp chế và cung cấp hoả lực dày đặc trên chiến trường, khẩu trung liên Type 67 của Trung Quốc có phần lép vế hơn nhiều vũ khí của ta khi tính năng chiến đấu của nó giảm dần sau mỗi hộp tiếp đạn. Nguồn ảnh: BBS.
Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là hai loại súng bộ binh tốt nhất của bộ binh Trung Quốc thời điểm này. Nguồn ảnh: BBS.
Tuy nhiên, không phải bất cứ người lính nào của Trung Quốc đều được trang bị Type 56 và Type 67. Một số lượng lớn quân chính quy của Trung Quốc thời gian này vẫn chỉ được trang bị Type 63 - loại vũ khí tương tự như CKC của Việt Nam. Nguồn ảnh: BBS.
Tuy nhiên so với phiên bản CKC mà phía Việt Nam sử dụng, Type 63 của Trung Quốc có cải tiến khá tốt khi nó sử dụng chung được cả băng đạn với Type 56. Nguồn ảnh: Zgjunshi.
Mặc dù vậy, việc phải trang bị Type 63 cho quân chính quy cho thấy khả năng yếu kém về mặt trang bị của quân đội Trung Quốc khi họ không thể trang bị đại trà được súng trường tấn công mà buộc phải trang bị thêm cả súng trường tự động trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: BBS.
Trong chiến tranh Biên giới, Trung Quốc còn sử dụng cả súng phun lửa để tham chiến trong khu vực rừng núi phía Bắc. Nguồn ảnh: BBS.
Một loại tiểu liên khá đặc biệt được Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến tranh này đó là tiểu liên Type 64 sử dụng cỡ đạn 7,62 Nguồn ảnh: BBS.
Loại tiểu liên này có hai phiên bản với một phiên bản sử dụng nòng giảm thanh gắn liền với súng, không thể tháo rời và một phiên bản khác không sử dụng nòng giảm thanh. Nguồn ảnh: BBS.
Đây là loại tiểu liên được Trung Quốc trang bị đặc biệt cho các đơn vị đặc nhiệm nhưng số lượng rất hạn chế. Về tính năng chiến đấu, loại tiểu liên này được cho là có tầm hiểu quả chỉ dưới 100 mét dù nòng súng vẫn dài tương đương với AK-47. Nguồn ảnh: BBS.
Hoả lực chống tăng hiện đại nhất mà Trung Quốc có trong tay đó là loại súng chống tăng Type 69 - phiên bản nội địa của RPG-7 mà phía Việt Nam vẫn hay gọi với cái tên B41. Nguồn ảnh: BBS.
Tuy nhiên so với Việt Nam, khả năng chống tăng của Trung Quốc được đánh giá là kém hơn hẳn khi phía ta đã được trang bị hoả tiễn dẫn đường AT-3 Sagger từ năm 1972 để chống Mỹ. Nguồn ảnh: Lishixilu.
Hoả lực cối không giật của Trung Quốc được xem là loại hoả lực hiệu quả nhất mà quân đội nước này sử dụng ở Chiến tranh Biên giới 1979 với ta đó là khẩu Type 65. Nguồn ảnh: Lishixilu.
Về cơ bản đây là khẩu cối B-10 do Liên Xô thiết kế được Trung Quốc tự sản xuất trong nước với cỡ nòng 82mm. Tuy nhiên phiên bản của Trung Quốc có trọng lượng lớn hơn và thường cần tới chân đế để có thể bắn được với độ chính xác cao nhất. Nguồn ảnh: Lishixilu.
Địa hình hiểm trở trong cuộc chiến tranh Biên giới với Việt Nam khiến binh lính Trung Quốc rất vất vả để vận chuyển được khẩu cối không giật này vào vị trí chiến đấu. Nguồn ảnh: Lishixilu.
Một trong những loại hoả lực Trung Quốc sợ nhất khi đối đầu với ta đó là súng phóng lựu M79. Phía Trung Quốc cũng hoàn toàn không có loại vũ khí nào tương đương như loại vũ khí này. Nguồn ảnh: QPVN.
Với khả năng bắn cầu vồng xuyên vật cản như cối cá nhân nhưng lại cơ động không kém gì súng trường, M79 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng như một chiến lợi phẩm từ thời đánh Mỹ, khiến bộ binh Trung Quốc thất kinh vì ngay cả khi ngồi yên trong chiến hào, chúng cũng không thể an toàn trước loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Mời độc giả xem Video: Tư liệu về cuộc Chiến tranh Biên giới. Nguồn: VTC1.