Ra đời từ năm 1963, khẩu súng máy hạng nhẹ mang tên Stoner 63 từng là cái tên "làm mưa làm gió" trong các điệp vụ đột kích của đặc nhiệm SEAL Hải quân Mỹ trên khắp các chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, lịch sử hoạt động của Stoner 63 trong Quân đội Mỹ khá ngắn ngủi nếu không muốn nói là nó "chết yểu" ngay sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: Vietnamgear.Về thiết kế súng máy Stoner 63 sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, đây là loại vũ khí hiện đại hơn khẩu M60 rất nhiều với thiết kế theo kiểu mô-đun, có thể tháo lắp và biến đổi thành nhiều kiểu phiên bản khác nhau phù hợp với từng nhiệm vụ khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu súng máy hạng nhẹ này cũng nhẹ hơn khẩu súng máy tiêu chuẩn của quân đội Mỹ loại M60 cùng thời. Cụ thể, khẩu M60 có trọng lượng khoảng 10 kg trong khi đó khẩu Stoner 63 chỉ có trọng lượng khoảng tối đa 5kg với phiên bản súng máy hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Popular.Với phiên bản súng máy hạng nhẹ, khẩu súng máy này có chiều dài tiêu chuẩn 1022mm, trong đó chiều dài nòng khoảng 508mm. Đây được coi là một khẩu súng máy gọn gàng bậc nhất được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, nhất là khi khẩu AR-15 của Mỹ đã có chiều dài tiêu chuẩn 1000mm nhưng chỉ được coi là súng trường tấn công. Nguồn ảnh: Machine.Với cơ chế hoạt động trích khí khóa nòng và khóa nòng xoay, khẩu súng máy này của biệt kích Mỹ có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 1000 viên mỗi phút. Đây là tốc độ cực nhanh so với các loại súng máy khác từng được Mỹ sử dụng ở Chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Tầm bắn hiệu quả của Stoner 63 vào khoảng từ 200 tới 1000 mét, sơ tốc đầu nòng của khẩu súng máy này là cực lớn, lên tới 991 mét/giây. Nguồn ảnh: Flickr.Giống với nhiều loại súng sử dụng cỡ đạn 5,56mm chuẩn NATO khác, khẩu súng máy Stoner 63 của Mỹ có độ chính xác cực cao do nó có độ giật thấp và kèm theo đó là khả năng cân bằng ổn định, cho phép xạ thủ có thể bắn khi đứng và khi di chuyển với độ chính xác tương đối tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.Tùy từng loại hộp tiếp đạn mà khẩu súng máy này sẽ có dự trữ đạn vào khoảng từ 75 cho tới 150 viên. Với phiên bản súng trường tấn công, khẩu súng máy này cũng được trang bị các loại hộp tiếp đạn tiêu chuẩn loại 20 và 30 viên. Nguồn ảnh: History.Mặc dù có thiết kế đột phá và thông số kỹ thuật vượt trội so với các loại súng máy khác cùng thời, tuy nhiên khẩu Stoner 63 được cho là không thích hợp trong điều kiện tác chiến ở chiến trường Việt Nam, nhất là trong rừng rậm do nó có thiết kế kiểu mô-đun, đòi hỏi phải bảo dưỡng và bảo quản tốt. Nguồn ảnh: Vince.Vì thiết kế kiểu mô-đun, khẩu súng máy này có rất nhiều khớp nối và các chi tiết kỹ thuật kích thước nhỏ, khi cát, bụi hoặc bùn kẹt giữa các khớp nối và chi tiết nay, khẩu Stoner 63 sẽ bị giảm hiệu suất chiến đấu và có thể bị kẹt đạn bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: History.Khi bị kẹt đạn, xạ thủ cũng không thể tháo rời khẩu Stoner 63 ra chỉ bằng tay mà cần có dụng cụ chuyên biệt, quá trình tháo lắp khấu Stoner 63 cũng rất mất thời gian vì nó có nhiều chi tiết quá nhỏ cũng như độ phức tạp cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới năm 1983, khẩu súng máy này đã bị quân đội Mỹ loại biên hoàn toàn, thay vào đó là các phiên bản nhẹ hơn của súng máy M60. Khẩu súng máy này được tham chiến ở duy nhất hai cuộc chiến, một là Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến thứ hai là khi Mỹ xâm lược vào Grenada. Nguồn ảnh: Guns. Mời độc giả xem Video: Khẩu súng máy bị lãng quên đã từng theo chân biệt kích Mỹ "ngang dọc" trong rừng Trường Sơn.
Ra đời từ năm 1963, khẩu súng máy hạng nhẹ mang tên Stoner 63 từng là cái tên "làm mưa làm gió" trong các điệp vụ đột kích của đặc nhiệm SEAL Hải quân Mỹ trên khắp các chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, lịch sử hoạt động của Stoner 63 trong Quân đội Mỹ khá ngắn ngủi nếu không muốn nói là nó "chết yểu" ngay sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: Vietnamgear.
Về thiết kế súng máy Stoner 63 sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO, đây là loại vũ khí hiện đại hơn khẩu M60 rất nhiều với thiết kế theo kiểu mô-đun, có thể tháo lắp và biến đổi thành nhiều kiểu phiên bản khác nhau phù hợp với từng nhiệm vụ khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu súng máy hạng nhẹ này cũng nhẹ hơn khẩu súng máy tiêu chuẩn của quân đội Mỹ loại M60 cùng thời. Cụ thể, khẩu M60 có trọng lượng khoảng 10 kg trong khi đó khẩu Stoner 63 chỉ có trọng lượng khoảng tối đa 5kg với phiên bản súng máy hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Popular.
Với phiên bản súng máy hạng nhẹ, khẩu súng máy này có chiều dài tiêu chuẩn 1022mm, trong đó chiều dài nòng khoảng 508mm. Đây được coi là một khẩu súng máy gọn gàng bậc nhất được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, nhất là khi khẩu AR-15 của Mỹ đã có chiều dài tiêu chuẩn 1000mm nhưng chỉ được coi là súng trường tấn công. Nguồn ảnh: Machine.
Với cơ chế hoạt động trích khí khóa nòng và khóa nòng xoay, khẩu súng máy này của biệt kích Mỹ có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 1000 viên mỗi phút. Đây là tốc độ cực nhanh so với các loại súng máy khác từng được Mỹ sử dụng ở Chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm bắn hiệu quả của Stoner 63 vào khoảng từ 200 tới 1000 mét, sơ tốc đầu nòng của khẩu súng máy này là cực lớn, lên tới 991 mét/giây. Nguồn ảnh: Flickr.
Giống với nhiều loại súng sử dụng cỡ đạn 5,56mm chuẩn NATO khác, khẩu súng máy Stoner 63 của Mỹ có độ chính xác cực cao do nó có độ giật thấp và kèm theo đó là khả năng cân bằng ổn định, cho phép xạ thủ có thể bắn khi đứng và khi di chuyển với độ chính xác tương đối tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tùy từng loại hộp tiếp đạn mà khẩu súng máy này sẽ có dự trữ đạn vào khoảng từ 75 cho tới 150 viên. Với phiên bản súng trường tấn công, khẩu súng máy này cũng được trang bị các loại hộp tiếp đạn tiêu chuẩn loại 20 và 30 viên. Nguồn ảnh: History.
Mặc dù có thiết kế đột phá và thông số kỹ thuật vượt trội so với các loại súng máy khác cùng thời, tuy nhiên khẩu Stoner 63 được cho là không thích hợp trong điều kiện tác chiến ở chiến trường Việt Nam, nhất là trong rừng rậm do nó có thiết kế kiểu mô-đun, đòi hỏi phải bảo dưỡng và bảo quản tốt. Nguồn ảnh: Vince.
Vì thiết kế kiểu mô-đun, khẩu súng máy này có rất nhiều khớp nối và các chi tiết kỹ thuật kích thước nhỏ, khi cát, bụi hoặc bùn kẹt giữa các khớp nối và chi tiết nay, khẩu Stoner 63 sẽ bị giảm hiệu suất chiến đấu và có thể bị kẹt đạn bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: History.
Khi bị kẹt đạn, xạ thủ cũng không thể tháo rời khẩu Stoner 63 ra chỉ bằng tay mà cần có dụng cụ chuyên biệt, quá trình tháo lắp khấu Stoner 63 cũng rất mất thời gian vì nó có nhiều chi tiết quá nhỏ cũng như độ phức tạp cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1983, khẩu súng máy này đã bị quân đội Mỹ loại biên hoàn toàn, thay vào đó là các phiên bản nhẹ hơn của súng máy M60. Khẩu súng máy này được tham chiến ở duy nhất hai cuộc chiến, một là Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến thứ hai là khi Mỹ xâm lược vào Grenada. Nguồn ảnh: Guns.
Mời độc giả xem Video: Khẩu súng máy bị lãng quên đã từng theo chân biệt kích Mỹ "ngang dọc" trong rừng Trường Sơn.