Lệnh cấm bay với toàn bộ phi đội chiến đấu cơ Rafale của Pháp được lực lượng không quân nước này đưa ra từ hôm 28/3 vừa qua sau khi có kết luận điều tra về tai nạn hy hữu xảy ra trước đó hơn 1 tuần. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, theo như báo cáo được Không quân Pháp công bố, một chiến đấu cơ Rafale của lực lượng này hôm 20/3 vừa qua đã tự động kích hoạt ghế phóng khẩn cấp phụ khi đang hoạt động trên không. Nguồn ảnh: BI.Điều đặc biệt ở đây, chiến đấu cơ này khi đó đang bay trình diễn và người ngồi ở chiếc ghế bị phóng ra hôm đó là một... hành khách 64 tuổi đã trả tiền để được trải nghiệm cảm giác bay cùng với loại tiêm kích đắt đỏ này của Pháp. Nguồn ảnh: BI.Điều nguy hiểm ở đây đó là nếu vào ngày hôm đó, chiếc ghế phóng bị kích hoạt nhầm không phải ghế của hành khách mà là ghế phi công thì chắc chắn tai nạn chết người đã xảy ra. Nguồn ảnh: BI.Việc nắp buồng lái vỡ tung trong quá trình phóng ghế thoát hiểm cũng khiến phi công lái chính bị thương nặng. Rất may chiếc Rafale vẫn hạ cánh được an toàn sau pha tai nạn. Nguồn ảnh: BI.Tới thời điểm hiện tại nghĩa là đã hơn một tuần kể từ khi xảy ra vụ việc, phía Pháp vẫn chưa đưa ra kết luận điều tra chính thức cho vụ việc. Truyền thông nước này cho biết, việc cấm bay toàn bộ Rafale cho thấy rất có thể hệ thống ghế phóng khẩn cấp đã bị lỗi chứ không phải do hành khách "lục tuần" kia táy máy trên máy bay. Nguồn ảnh: BI.Các chiến đấu cơ Rafale của Pháp được trang bị ghế phóng MkF16F thiết kế bởi Martin Baker. Các ghế phóng này được trang bị hai tên lửa phóng và hoạt động theo kiểu Zero/Zero - nghĩa là phóng được phi công ra ngoài an toàn trong trường hợp độ cao của máy bay bằng 0 và tốc độ của máy bay cũng bằng 0. Nguồn ảnh: Gettyimg.Trường hợp tai nạn ghế phóng tự kích hoạt này cũng là lần đầu tiên xảy ra trên chiến đấu cơ Rafale, tổng cộng có tới ba cuộc điều tra độc lập đang được Pháp tiến hành. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng cơ động trên không.
Lệnh cấm bay với toàn bộ phi đội chiến đấu cơ Rafale của Pháp được lực lượng không quân nước này đưa ra từ hôm 28/3 vừa qua sau khi có kết luận điều tra về tai nạn hy hữu xảy ra trước đó hơn 1 tuần. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, theo như báo cáo được Không quân Pháp công bố, một chiến đấu cơ Rafale của lực lượng này hôm 20/3 vừa qua đã tự động kích hoạt ghế phóng khẩn cấp phụ khi đang hoạt động trên không. Nguồn ảnh: BI.
Điều đặc biệt ở đây, chiến đấu cơ này khi đó đang bay trình diễn và người ngồi ở chiếc ghế bị phóng ra hôm đó là một... hành khách 64 tuổi đã trả tiền để được trải nghiệm cảm giác bay cùng với loại tiêm kích đắt đỏ này của Pháp. Nguồn ảnh: BI.
Điều nguy hiểm ở đây đó là nếu vào ngày hôm đó, chiếc ghế phóng bị kích hoạt nhầm không phải ghế của hành khách mà là ghế phi công thì chắc chắn tai nạn chết người đã xảy ra. Nguồn ảnh: BI.
Việc nắp buồng lái vỡ tung trong quá trình phóng ghế thoát hiểm cũng khiến phi công lái chính bị thương nặng. Rất may chiếc Rafale vẫn hạ cánh được an toàn sau pha tai nạn. Nguồn ảnh: BI.
Tới thời điểm hiện tại nghĩa là đã hơn một tuần kể từ khi xảy ra vụ việc, phía Pháp vẫn chưa đưa ra kết luận điều tra chính thức cho vụ việc. Truyền thông nước này cho biết, việc cấm bay toàn bộ Rafale cho thấy rất có thể hệ thống ghế phóng khẩn cấp đã bị lỗi chứ không phải do hành khách "lục tuần" kia táy máy trên máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Các chiến đấu cơ Rafale của Pháp được trang bị ghế phóng MkF16F thiết kế bởi Martin Baker. Các ghế phóng này được trang bị hai tên lửa phóng và hoạt động theo kiểu Zero/Zero - nghĩa là phóng được phi công ra ngoài an toàn trong trường hợp độ cao của máy bay bằng 0 và tốc độ của máy bay cũng bằng 0. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Trường hợp tai nạn ghế phóng tự kích hoạt này cũng là lần đầu tiên xảy ra trên chiến đấu cơ Rafale, tổng cộng có tới ba cuộc điều tra độc lập đang được Pháp tiến hành. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng cơ động trên không.