Nhà phân tích quân sự người Nga cho rằng, khả năng chiến đấu cơ F-35 mang bom hạt nhân B61-12 và được triển khai trên các căn cứ NATO ở Litva hoặc Latvia sẽ “thực sự làm thay đổi trạng thái của những vũ khí hạt nhân này”.Sự kết hợp này sẽ chấm dứt các chiến thuật phòng thủ từ trước đến giờ của Nga, vì khi này, F-35 sẽ có khả năng tiếp cận các đối tượng của khu vực công nghiệp trung tâm của đất nước, các thành phố lớn, bao gồm cả Moscow.Không quân Hoa Kỳ đang nỗ lực tích hợp vũ khí hạt nhân B61-12 vào các biến thể F-35 trong năm nay như là một phần của kế hoạch tầm xa để tạo ra một chiếc F-35 có khả năng kép và đặc biệt là có khả năng cung cấp cho các chỉ huy nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tung đòn tấn công hạt nhân vào đối phương.Bom hạt nhân B61-12 ra đời để thay thế bốn biến thể B61 trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Những quả bom hạt nhân B61 Mod 12 đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện trong kho vũ khí của Mỹ từ năm 2020 tới đây.Thiếu tá Emily Grabowski, Phát ngôn viên Không quân Mỹ cũng cho biết: “Các hoạt động giảm thiểu rủi ro chi tiết đã được hoàn thành để đảm bảo rằng F-35A hoàn toàn tương thích với vũ khí B61-12. Kế hoạch cho các nỗ lực kiểm tra nhiệm thu B61-12 hoạt động cùng F-35A đã bắt đầu được triển khai trong năm nay.”Theo một tuyên bố được phát ngôn bởi Không quân Hoa Kỳ, mục đích chính của chiến đấu cơ F-35 khi được tích hợp vũ khí hạt nhân B61-12 là để thực hiện các phi vụ răn đe hạt nhân mang tính chiến thuật.Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh hạt nhân bùng nổ, các máy bay chiến đấu F-35 tích hợp B61-12 sẽ được triển khai phân tán trên diện rộng trên các sân bay nhỏ nhất.Không giống như hầu hết các loại máy bay trước đây được thiết kế để mang B61, chiến đấu cơ F-35 Lightning II đa chức năng có thể kích hoạt các cuộc tấn công và chống không kích với khả năng tiêu diệt mục tiêu và khả năng sống sót cao trong khu vực thù địch nhờ tính năng tàng hình của mình.Trong quá khứ, nhiều thông tin được lan toả trên mạng xã hội Nga đã khẳng định rằng những hệ thống radar tối tân nhất của nước này cũng chỉ có khả năng phát hiện ra F-35 ở khoảng cách dưới 30 km – không đủ để triển khai tác chiến phòng không hạ gục F-35. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35 cất - hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công của Mỹ.
Nhà phân tích quân sự người Nga cho rằng, khả năng chiến đấu cơ F-35 mang bom hạt nhân B61-12 và được triển khai trên các căn cứ NATO ở Litva hoặc Latvia sẽ “thực sự làm thay đổi trạng thái của những vũ khí hạt nhân này”.
Sự kết hợp này sẽ chấm dứt các chiến thuật phòng thủ từ trước đến giờ của Nga, vì khi này, F-35 sẽ có khả năng tiếp cận các đối tượng của khu vực công nghiệp trung tâm của đất nước, các thành phố lớn, bao gồm cả Moscow.
Không quân Hoa Kỳ đang nỗ lực tích hợp vũ khí hạt nhân B61-12 vào các biến thể F-35 trong năm nay như là một phần của kế hoạch tầm xa để tạo ra một chiếc F-35 có khả năng kép và đặc biệt là có khả năng cung cấp cho các chỉ huy nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tung đòn tấn công hạt nhân vào đối phương.
Bom hạt nhân B61-12 ra đời để thay thế bốn biến thể B61 trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Những quả bom hạt nhân B61 Mod 12 đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện trong kho vũ khí của Mỹ từ năm 2020 tới đây.
Thiếu tá Emily Grabowski, Phát ngôn viên Không quân Mỹ cũng cho biết: “Các hoạt động giảm thiểu rủi ro chi tiết đã được hoàn thành để đảm bảo rằng F-35A hoàn toàn tương thích với vũ khí B61-12. Kế hoạch cho các nỗ lực kiểm tra nhiệm thu B61-12 hoạt động cùng F-35A đã bắt đầu được triển khai trong năm nay.”
Theo một tuyên bố được phát ngôn bởi Không quân Hoa Kỳ, mục đích chính của chiến đấu cơ F-35 khi được tích hợp vũ khí hạt nhân B61-12 là để thực hiện các phi vụ răn đe hạt nhân mang tính chiến thuật.
Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh hạt nhân bùng nổ, các máy bay chiến đấu F-35 tích hợp B61-12 sẽ được triển khai phân tán trên diện rộng trên các sân bay nhỏ nhất.
Không giống như hầu hết các loại máy bay trước đây được thiết kế để mang B61, chiến đấu cơ F-35 Lightning II đa chức năng có thể kích hoạt các cuộc tấn công và chống không kích với khả năng tiêu diệt mục tiêu và khả năng sống sót cao trong khu vực thù địch nhờ tính năng tàng hình của mình.
Trong quá khứ, nhiều thông tin được lan toả trên mạng xã hội Nga đã khẳng định rằng những hệ thống radar tối tân nhất của nước này cũng chỉ có khả năng phát hiện ra F-35 ở khoảng cách dưới 30 km – không đủ để triển khai tác chiến phòng không hạ gục F-35.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35 cất - hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công của Mỹ.