Để trả lời câu hỏi này, không cần thiết phải mô phỏng các trận đánh giả định, bởi vì trong lịch sử chiến tranh thế giới đã có rất nhiều lần xảy ra không chiến thực sự giữa chúng.Ấn phẩm Mỹ nhắc lại rằng tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat của Liên Xô và tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle của Mỹ là những phi cơ hàng đầu và sẵn sàng chiến đấu nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.MiG-25 của Liên Xô được đưa vào trang bị từ năm 1970, trong khi F-15 của Mỹ là vào năm 1976. Theo đó F-15 có nhiều tham vọng hơn, bởi vì nó được tạo ra đặc biệt để chống lại MiG-25. Mặc dù hai máy bay là đối thủ của nhau nhưng thiết kế giữa chúng rất khác biệt.Foxbat nặng hơn, yêu cầu đường băng dài hơn và nhiều nhiên liệu hơn, nhưng được trang bị vũ khí tốt hơn, bay cao hơn và nhanh hơn nhiều. Nó được thiết kế chủ yếu để chiến đấu tầm xa và trong kho vũ khí có tên lửa không đối không mạnh nhất vào thời điểm đó - R-40.MiG-25 cũng đã được điều chỉnh cho các nhiệm vụ khác, bao gồm chế áp phòng không đối phương (MiG-25BM) và lấy mẫu bức xạ (MiG-25RR) để giám sát chương trình hạt nhân của Trung Quốc.F-15 được thiết kế tương tự chủ yếu để chiến đấu trên không, mặc dù nó không có khả năng tiếp nhận các loại đạn chuyên dụng như P-40 mà phải sử dụng tên lửa kém uy lực hơn là AIM-7 Sparrow.Tuy nhiên chiếc tiêm kích này lại có lợi thế rất lớn bởi tầm bay xa hơn, khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn và ưu thế vượt trội trong chiến đấu tầm gần.Mặc dù MiG-25 của không quân Liên Xô chưa bao giờ tham gia các trận đánh với F-15 thuộc không quân Mỹ, nhưng các phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Foxbat trong một số trường hợp đã đụng độ cả F-15 của Mỹ và Israel.Khách hàng nước ngoài đầu tiên của MiG-25 - Không quân Algeria, vào cuối những năm 1980, đã triển khai các máy bay này để tuần tra. MiG-25 đã ngăn chặn nhiều cuộc không kích của Israel vào nước này bằng F-15.Syria cũng có tiêm kích MiG-25 phiên bản xuất khẩu nhưng với các đặc điểm chưa rõ ràng. Đầu năm 1981, không quân Israel phục kích MiG-25 trên bầu trời Lebanon bằng máy bay trinh sát RF-4. Họ đã thành công trong việc áp sát hai chiếc MiG và bắn hạ một trong số đó bằng F-15.Sự cố thứ hai xảy ra vào cuối năm 1981, khi F-15 một lần nữa đánh bại MiG-25 trong cận chiến. Kỹ năng vượt trội của phi công Israel cũng như khả năng tấn công MiG trong khoảng cách gần là yếu tố quyết định trong trận chiến này.Thực tế chỉ có hai chiếc MiG-25 bị bắn rơi đã minh chứng cho khả năng sống sót của chúng trước những tổn thất to lớn của không quân Syria trong thời gian đó. Tuy vậy, một số nguồn tin Syria lại báo cáo nhiều hơn về những trường hợp MiG-25 bị tiêm kích Israel bắn hạ.Các vụ va chạm đáng chú ý nhất giữa MiG-25 và F-15 xảy ra trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Vào ngày 17/1/1991, một phi đội F-15 Mỹ đã đối đầu với hai chiếc MiG-25 và bắn 10 tên lửa vào chúng.Do bị áp đảo về số lượng, các máy bay MiG phải dựa vào tốc độ cao nhằm thoát thân. Phi công đã có thể né tránh tất cả tên lửa được phóng đi và trở về căn cứ. Vài ngày sau, Eagle may mắn hơn khi đã bắn hạ được 2 chiếc MiG.Ngoài ra vào ngày 30/1/1991, Iraq tuyên bố rằng MiG-25 đã bắn trúng một chiếc F-15 bằng tên lửa R-40, nhưng Baghdad không đưa ra bằng chứng xác thực, Mỹ cũng bác bỏ thông tin này, như vậy cho đến nay F-15 vẫn là "Đại bàng bất khả chiến bại".Kết quả của Chiến dịch Bão táp sa mạc không phải là một thảm họa đối với Iraq, do nước này chỉ sở hữu các máy bay MiG-25 phiên bản xuất khẩu bị đánh giá thấp.Ngoài ra các phi công từ một quốc gia tương đối nhỏ đã phải đối đầu những máy bay chiến đấu ưu tú nhất và những phi công giỏi nhất trong khối quân sự NATO.Không chỉ có vậy, F-15 còn nhận được sự hỗ trợ từ máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) E-3 Sentry, dẫn đường cho khoảng 95% tên lửa không đối không.Trong khi đó, không quân Iraq thậm chí còn không có máy bay AWACS cơ bản. Các chuyên gia của tờ Military Watch tin rằng nếu chiến đấu với nhau trong điều kiện bình đẳng hơn, MiG-25 sẽ có lợi thế đáng kể.Hiện nay biến thể nâng cấp của MiG-25 là MiG-31 vẫn hiện diện trên bầu trời, trong tương lai hoàn toàn có thể xảy ra màn đối đầu giữa nó với phiên bản hiện đại hóa của F-15 là F-15EX, đây sẽ là kịch bản rất đáng quan tâm.
Để trả lời câu hỏi này, không cần thiết phải mô phỏng các trận đánh giả định, bởi vì trong lịch sử chiến tranh thế giới đã có rất nhiều lần xảy ra không chiến thực sự giữa chúng.
Ấn phẩm Mỹ nhắc lại rằng tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat của Liên Xô và tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle của Mỹ là những phi cơ hàng đầu và sẵn sàng chiến đấu nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
MiG-25 của Liên Xô được đưa vào trang bị từ năm 1970, trong khi F-15 của Mỹ là vào năm 1976. Theo đó F-15 có nhiều tham vọng hơn, bởi vì nó được tạo ra đặc biệt để chống lại MiG-25. Mặc dù hai máy bay là đối thủ của nhau nhưng thiết kế giữa chúng rất khác biệt.
Foxbat nặng hơn, yêu cầu đường băng dài hơn và nhiều nhiên liệu hơn, nhưng được trang bị vũ khí tốt hơn, bay cao hơn và nhanh hơn nhiều. Nó được thiết kế chủ yếu để chiến đấu tầm xa và trong kho vũ khí có tên lửa không đối không mạnh nhất vào thời điểm đó - R-40.
MiG-25 cũng đã được điều chỉnh cho các nhiệm vụ khác, bao gồm chế áp phòng không đối phương (MiG-25BM) và lấy mẫu bức xạ (MiG-25RR) để giám sát chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
F-15 được thiết kế tương tự chủ yếu để chiến đấu trên không, mặc dù nó không có khả năng tiếp nhận các loại đạn chuyên dụng như P-40 mà phải sử dụng tên lửa kém uy lực hơn là AIM-7 Sparrow.
Tuy nhiên chiếc tiêm kích này lại có lợi thế rất lớn bởi tầm bay xa hơn, khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn và ưu thế vượt trội trong chiến đấu tầm gần.
Mặc dù MiG-25 của không quân Liên Xô chưa bao giờ tham gia các trận đánh với F-15 thuộc không quân Mỹ, nhưng các phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Foxbat trong một số trường hợp đã đụng độ cả F-15 của Mỹ và Israel.
Khách hàng nước ngoài đầu tiên của MiG-25 - Không quân Algeria, vào cuối những năm 1980, đã triển khai các máy bay này để tuần tra. MiG-25 đã ngăn chặn nhiều cuộc không kích của Israel vào nước này bằng F-15.
Syria cũng có tiêm kích MiG-25 phiên bản xuất khẩu nhưng với các đặc điểm chưa rõ ràng. Đầu năm 1981, không quân Israel phục kích MiG-25 trên bầu trời Lebanon bằng máy bay trinh sát RF-4. Họ đã thành công trong việc áp sát hai chiếc MiG và bắn hạ một trong số đó bằng F-15.
Sự cố thứ hai xảy ra vào cuối năm 1981, khi F-15 một lần nữa đánh bại MiG-25 trong cận chiến. Kỹ năng vượt trội của phi công Israel cũng như khả năng tấn công MiG trong khoảng cách gần là yếu tố quyết định trong trận chiến này.
Thực tế chỉ có hai chiếc MiG-25 bị bắn rơi đã minh chứng cho khả năng sống sót của chúng trước những tổn thất to lớn của không quân Syria trong thời gian đó. Tuy vậy, một số nguồn tin Syria lại báo cáo nhiều hơn về những trường hợp MiG-25 bị tiêm kích Israel bắn hạ.
Các vụ va chạm đáng chú ý nhất giữa MiG-25 và F-15 xảy ra trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Vào ngày 17/1/1991, một phi đội F-15 Mỹ đã đối đầu với hai chiếc MiG-25 và bắn 10 tên lửa vào chúng.
Do bị áp đảo về số lượng, các máy bay MiG phải dựa vào tốc độ cao nhằm thoát thân. Phi công đã có thể né tránh tất cả tên lửa được phóng đi và trở về căn cứ. Vài ngày sau, Eagle may mắn hơn khi đã bắn hạ được 2 chiếc MiG.
Ngoài ra vào ngày 30/1/1991, Iraq tuyên bố rằng MiG-25 đã bắn trúng một chiếc F-15 bằng tên lửa R-40, nhưng Baghdad không đưa ra bằng chứng xác thực, Mỹ cũng bác bỏ thông tin này, như vậy cho đến nay F-15 vẫn là "Đại bàng bất khả chiến bại".
Kết quả của Chiến dịch Bão táp sa mạc không phải là một thảm họa đối với Iraq, do nước này chỉ sở hữu các máy bay MiG-25 phiên bản xuất khẩu bị đánh giá thấp.
Ngoài ra các phi công từ một quốc gia tương đối nhỏ đã phải đối đầu những máy bay chiến đấu ưu tú nhất và những phi công giỏi nhất trong khối quân sự NATO.
Không chỉ có vậy, F-15 còn nhận được sự hỗ trợ từ máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) E-3 Sentry, dẫn đường cho khoảng 95% tên lửa không đối không.
Trong khi đó, không quân Iraq thậm chí còn không có máy bay AWACS cơ bản. Các chuyên gia của tờ Military Watch tin rằng nếu chiến đấu với nhau trong điều kiện bình đẳng hơn, MiG-25 sẽ có lợi thế đáng kể.
Hiện nay biến thể nâng cấp của MiG-25 là MiG-31 vẫn hiện diện trên bầu trời, trong tương lai hoàn toàn có thể xảy ra màn đối đầu giữa nó với phiên bản hiện đại hóa của F-15 là F-15EX, đây sẽ là kịch bản rất đáng quan tâm.