Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí là một tuyến hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia.Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật lực hậu cần, vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến chiến lược này. Tuyến đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa.Ở Việt Nam, hệ thống đường Đường Trường Sơn được đặt theo tên của dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Sau này, con đường còn có thêm tên gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh đã tập trung đánh phá hệ thống giao thông này bằng hàng loạt các chiến dịch bộ binh và không quân với hàng triệu tấn bom đạn đã được Mỹ ném xuống.Một hệ thống máy móc trinh sát điện tử, được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được tăng cường sử dụng để nhằm trinh sát việc vận chuyển và chỉ điểm hướng dẫn máy bay ném bom.Ngoài ra, quân đội Mỹ còn thường xuyên sử dụng chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để cản trở giao thông trên tuyến.Bất chấp tất cả những biện pháp tinh vi và đắt đỏ đó, đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Trực tiếp góp phần làm nên chiến thắng của cả dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh.Cho đến ngày 30/4/1975, đường Trường Sơn đã hoạt động gần 6.000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc.Đường Trường Sơn gồm 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.Từ năm 1965 đến năm 1972, trong các chiến dịch ném bom Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay (có 26.539 lần dùng B-52 rải thảm), đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn và gần 1 triệu ga-lông chất độc hoá học (1 ga-lông = 4,4 lít hàng khô và 3,78 lít hàng lỏng).Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 30.000 người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc hư hại nặng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...Về phía Mỹ, hàng trăm máy bay các loại bị bắn rơi, hàng ngàn lính biệt kích, thám báo được tung vào phá hoại tuyến đường này bị tiêu diệt hoặc bị bắt. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ USD vào các kế hoạch nhằm cắt đứt tuyến đường song đều bị thất bại.Tướng Merrill McPeak, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam. Ông kể lại: Bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông có thể săn những chiếc xe vận tải Việt Nam như săn thỏ. Tuy đã bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn.Cho đến nay, Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ và kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe, nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía Việt Nam.Suốt 16 năm, tuyến hậu cần chiến lược đường Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí vào các chiến trường; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân; cơ động 10 lượt sư đoàn, hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật vào các chiến trường; cứu chữa gần 1 triệu lượt thương bệnh binh; đưa hơn 500.000 người từ tiền tuyến trở về hậu phương, trong đó có hơn 300.000 thương bệnh binh.Sau ngày thống nhất, đường Trường Sơn của những năm chiến tranh mang một trọng trách mới đó là phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng... của thời bình. Tháng 8/1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên công trình thành Đường Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: TL. Hải quân Mỹ dội lửa vào Việt Nam nhằm ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng. Nguồn: Cheria.
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí là một tuyến hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia.
Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật lực hậu cần, vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến chiến lược này. Tuyến đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa.
Ở Việt Nam, hệ thống đường Đường Trường Sơn được đặt theo tên của dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Sau này, con đường còn có thêm tên gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh đã tập trung đánh phá hệ thống giao thông này bằng hàng loạt các chiến dịch bộ binh và không quân với hàng triệu tấn bom đạn đã được Mỹ ném xuống.
Một hệ thống máy móc trinh sát điện tử, được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được tăng cường sử dụng để nhằm trinh sát việc vận chuyển và chỉ điểm hướng dẫn máy bay ném bom.
Ngoài ra, quân đội Mỹ còn thường xuyên sử dụng chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để cản trở giao thông trên tuyến.
Bất chấp tất cả những biện pháp tinh vi và đắt đỏ đó, đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Trực tiếp góp phần làm nên chiến thắng của cả dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh.
Cho đến ngày 30/4/1975, đường Trường Sơn đã hoạt động gần 6.000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc.
Đường Trường Sơn gồm 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
Từ năm 1965 đến năm 1972, trong các chiến dịch ném bom Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay (có 26.539 lần dùng B-52 rải thảm), đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn và gần 1 triệu ga-lông chất độc hoá học (1 ga-lông = 4,4 lít hàng khô và 3,78 lít hàng lỏng).
Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 30.000 người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc hư hại nặng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...
Về phía Mỹ, hàng trăm máy bay các loại bị bắn rơi, hàng ngàn lính biệt kích, thám báo được tung vào phá hoại tuyến đường này bị tiêu diệt hoặc bị bắt. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ USD vào các kế hoạch nhằm cắt đứt tuyến đường song đều bị thất bại.
Tướng Merrill McPeak, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam. Ông kể lại: Bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông có thể săn những chiếc xe vận tải Việt Nam như săn thỏ. Tuy đã bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn.
Cho đến nay, Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ và kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe, nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía Việt Nam.
Suốt 16 năm, tuyến hậu cần chiến lược đường Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí vào các chiến trường; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân; cơ động 10 lượt sư đoàn, hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật vào các chiến trường; cứu chữa gần 1 triệu lượt thương bệnh binh; đưa hơn 500.000 người từ tiền tuyến trở về hậu phương, trong đó có hơn 300.000 thương bệnh binh.
Sau ngày thống nhất, đường Trường Sơn của những năm chiến tranh mang một trọng trách mới đó là phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng... của thời bình. Tháng 8/1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên công trình thành Đường Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: TL.
Hải quân Mỹ dội lửa vào Việt Nam nhằm ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng. Nguồn: Cheria.