Tuyến đường Trường Sơn có thể coi là một "kiệt tác" của quân và dân ta trong suốt thời gian chống Mỹ cứu nước. Bộ binh nếu hành quân vào điểm cuối của tuyến đường này sẽ phải vượt 1500 km đường rừng núi. Nguồn ảnh: TL.Khởi điểm của con đường, những người lính đầu tiên đã hành quân bằng cách thô sơ nhất như gùi hàng trên lưng, cõng trên vai, dùng trâu bò kéo, dùng voi thồ hàng hoặc dùng xe đạp như thời Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: TL.Trong giai đoạn đầu tiên mở đường và vận tải theo cách cõng gùi truyền thống, tính từ tháng 8/1959 đến hết năm, tiểu đoàn 301 - tiền thân đoàn 559 đã chuyển được 8 chuyến hàng thành công. Nguồn ảnh: TL.8 chuyến hàng này mang được 1667 khẩu súng trường, 712 khẩu tiêu liên, 72 trung điên, 21 súng giảm thanh cùng với 250.000 viên đạn các loại. Ngoài ra còn có nhu yếu phẩm thiết yếu khác như thuốc lá, đèn pin, tấm che mưa nilong, thư từ, thuốc men,... Nguồn ảnh: TL.Bộ binh ta bắt đầu đặt chân vào tuyến đường Trường Sơn lịch sử từ Khe Hó, Quảng Trị nằm ở bờ Bắc Sông Bến Hải. Để đến được điểm cuối cùng của đường Trường Sơn là Bù Gia Mập, Nam Bộ phải mất 5 tháng hành quân không ngừng nghỉ. Nguồn ảnh: TL.Để chuẩn bị cho chặng đường dài này, bộ đội phải rèn luyện cực kỳ khắc nghiệt, hành quân với balo đựng đầy đá, đất trên vùng núi Kim Bôi, Hoà Bình, sau đó "khởi động" bằng cách đi bộ từ Hoà Bình vào Quảng Bình. Nguồn ảnh: TL.Năm 1965, mỗi người lính phải mang theo 30 kg quân trang bao gồm lương khô, súng đạn, thuốc men, đường, gạo, muối,... Trong khi đó, thể trọng trung bình của nam giới Việt Nam thời điểm này chỉ khoảng 45 tới 60 kg mỗi người. Nguồn ảnh: TL.Với việc mở rộng các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, cho phép xe cơ giới di chuyển, bộ binh đã được "nhẹ gánh" dần dần. Tính tới năm 1966, mỗi người chỉ cần phải mang theo 25 kg, tới năm 1967 chỉ cần 20 kg. Nguồn ảnh: TL.Tới năm 1968, hành quân bằng cơ giới - nghĩa là cho bộ binh ngồi thùng xe tải để hành quân thay vì đi bộ - đã bắt đầu được sử dụng nhưng số lượng chưa nhiều. Nguồn ảnh: TL.Vào thời điểm đầu năm 1968, mỗi tháng chỉ có khoảng 6000 quân được đưa vào Nam bằng xe cơ giới, phần còn lại chủ yếu đi bộ, Nguồn ảnh: TL.Tới tháng 4/1968, chúng ta đã chuyển được hai tiểu đoàn pháo, xe tăng với gần 124.000 lính vào miền Nam, tốc độ hành quân bằng cơ giới được đẩy lên cao. Tuy nhiên vì lo sợ thương vong lớn (một xe cơ giới đầy bộ binh khi bị máy bay Mỹ tấn công sẽ gây thiệt hại sinh mạng rất nhiều) nên cách thức này chỉ được sử dụng hạn chế. Nguồn ảnh: TL.Phải tới sau khi Hiệp định Paris được ký kết, việc hành quân bằng xe cơ giới mới được tận dụng triệt để, chấm dứt hành quân bộ để đảm bảo sức chiến đấu, tinh thần của người lính. Nguồn ảnh: TL.So với thời gian 5 tháng để hành quân bộ vào điểm cuối đường Trường Sơn, giờ đây đi bằng cơ giới chỉ tốn 10 ngày. Năm 1974, toàn bộ việc giao liên, hành quân, tải thương đều được chúng ta sử dụng phương tiện cơ giới, mỗi tháng chuyển được từ 30.000 tới 50.000 quân ra Bắc, vào Nam, góp phần tăng tốc lực lượng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: TL.Bóng ma trên đỉnh Trường Sơn. Nguồn: QPVN.
Tuyến đường Trường Sơn có thể coi là một "kiệt tác" của quân và dân ta trong suốt thời gian chống Mỹ cứu nước. Bộ binh nếu hành quân vào điểm cuối của tuyến đường này sẽ phải vượt 1500 km đường rừng núi. Nguồn ảnh: TL.
Khởi điểm của con đường, những người lính đầu tiên đã hành quân bằng cách thô sơ nhất như gùi hàng trên lưng, cõng trên vai, dùng trâu bò kéo, dùng voi thồ hàng hoặc dùng xe đạp như thời Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: TL.
Trong giai đoạn đầu tiên mở đường và vận tải theo cách cõng gùi truyền thống, tính từ tháng 8/1959 đến hết năm, tiểu đoàn 301 - tiền thân đoàn 559 đã chuyển được 8 chuyến hàng thành công. Nguồn ảnh: TL.
8 chuyến hàng này mang được 1667 khẩu súng trường, 712 khẩu tiêu liên, 72 trung điên, 21 súng giảm thanh cùng với 250.000 viên đạn các loại. Ngoài ra còn có nhu yếu phẩm thiết yếu khác như thuốc lá, đèn pin, tấm che mưa nilong, thư từ, thuốc men,... Nguồn ảnh: TL.
Bộ binh ta bắt đầu đặt chân vào tuyến đường Trường Sơn lịch sử từ Khe Hó, Quảng Trị nằm ở bờ Bắc Sông Bến Hải. Để đến được điểm cuối cùng của đường Trường Sơn là Bù Gia Mập, Nam Bộ phải mất 5 tháng hành quân không ngừng nghỉ. Nguồn ảnh: TL.
Để chuẩn bị cho chặng đường dài này, bộ đội phải rèn luyện cực kỳ khắc nghiệt, hành quân với balo đựng đầy đá, đất trên vùng núi Kim Bôi, Hoà Bình, sau đó "khởi động" bằng cách đi bộ từ Hoà Bình vào Quảng Bình. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1965, mỗi người lính phải mang theo 30 kg quân trang bao gồm lương khô, súng đạn, thuốc men, đường, gạo, muối,... Trong khi đó, thể trọng trung bình của nam giới Việt Nam thời điểm này chỉ khoảng 45 tới 60 kg mỗi người. Nguồn ảnh: TL.
Với việc mở rộng các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, cho phép xe cơ giới di chuyển, bộ binh đã được "nhẹ gánh" dần dần. Tính tới năm 1966, mỗi người chỉ cần phải mang theo 25 kg, tới năm 1967 chỉ cần 20 kg. Nguồn ảnh: TL.
Tới năm 1968, hành quân bằng cơ giới - nghĩa là cho bộ binh ngồi thùng xe tải để hành quân thay vì đi bộ - đã bắt đầu được sử dụng nhưng số lượng chưa nhiều. Nguồn ảnh: TL.
Vào thời điểm đầu năm 1968, mỗi tháng chỉ có khoảng 6000 quân được đưa vào Nam bằng xe cơ giới, phần còn lại chủ yếu đi bộ, Nguồn ảnh: TL.
Tới tháng 4/1968, chúng ta đã chuyển được hai tiểu đoàn pháo, xe tăng với gần 124.000 lính vào miền Nam, tốc độ hành quân bằng cơ giới được đẩy lên cao. Tuy nhiên vì lo sợ thương vong lớn (một xe cơ giới đầy bộ binh khi bị máy bay Mỹ tấn công sẽ gây thiệt hại sinh mạng rất nhiều) nên cách thức này chỉ được sử dụng hạn chế. Nguồn ảnh: TL.
Phải tới sau khi Hiệp định Paris được ký kết, việc hành quân bằng xe cơ giới mới được tận dụng triệt để, chấm dứt hành quân bộ để đảm bảo sức chiến đấu, tinh thần của người lính. Nguồn ảnh: TL.
So với thời gian 5 tháng để hành quân bộ vào điểm cuối đường Trường Sơn, giờ đây đi bằng cơ giới chỉ tốn 10 ngày. Năm 1974, toàn bộ việc giao liên, hành quân, tải thương đều được chúng ta sử dụng phương tiện cơ giới, mỗi tháng chuyển được từ 30.000 tới 50.000 quân ra Bắc, vào Nam, góp phần tăng tốc lực lượng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: TL.
Bóng ma trên đỉnh Trường Sơn. Nguồn: QPVN.