Vào hôm 11/2, một chiếc trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 của không quân Syria đã bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Idlib, gây ra thương vong đặc biệt nghiêm trọng.Khi đó trên máy bay có 1 Chuẩn tướng, 2 Đại tá, việc nhiều sĩ quan cao cấp như vậy trên một chiếc trực thăng cho thấy nhiệm vụ của họ không phải là yểm trợ hỏa lực mà là trinh sát tham mưu chiến trường.Sau khi máy bay bị rơi, đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra về vũ khí cũng như lực lượng đứng sau hành động này, nhận định ban đầu cho rằng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ nó bằng một tên lửa vác vai (MANPADS).Nhưng sau đó lại có ý kiến khác cho rằng chiếc Mi-8 bị rơi chưa chắc đã phải là "tác phẩm" của MANPADS, nhất là trước đó vài ngày có thông tin quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động các tổ hợp phòng không HISAR-A tới sát biên giới.Thậm chí trang Avia của Nga còn dẫn nguồn tin riêng cho rằng quân đội chính phủ Syria đã tiến hành vụ pháo kích trả đũa và phá hủy tổ hợp HISAR-A đã bắn rơi trực thăng Mi-8 trên.Chưa dừng lại đó, còn một thông tin khác cho rằng không phải tên lửa đất đối không mà chính xác là một quả tên lửa không đối không từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã hạ gục chiếc Mi-8.Sau khi có nhiều tranh cãi thì sự việc đã gần như trở nên rõ ràng, khi nhóm phiến quân nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố đoạn video ghi lại thời khắc bắn hạ chiếc trực thăng.Hình ảnh cho thấy rõ đây là một quả tên lửa phòng không vác vai được triển khai cơ động chứ không phải một tổ hợp phòng không hoàn chỉnh và phức tạp như HISAR-A.Đây cũng là điều hợp lý bởi nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa tổ hợp HISAR-A vào sâu trong đất Syria như vậy thì vũ khí này rất dễ bị đối phương phá hủy hay thậm chí bắt sống.Bên cạnh đó cũng chưa xác định được rõ ràng phiến quân hay binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp bắn hạ chiếc máy bay, nhưng theo ghi nhận thì trong đoạn video xuất hiện tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất kỳ máy bay nào trên bầu trời Idlib, rõ ràng muốn ám chỉ cả không quân Nga, điều này gây ra mối quan ngại rất nghiêm trọng.Vấn đề cuối cùng cần quan tâm chính là quả tên lửa vác vai được bắn lên là loại gì, tuy nhiên đoạn video chưa cung cấp đủ thông tin chi tiết để đi tới kết luận chính xác.Nhưng không loại trừ khả năng trong tay phiến quân đã có tên lửa Yerli hay còn gọi là Karaok do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, vũ khí này có tính năng kỹ chiến thuật rất đáng sợ.Đầu dò của tên lửa Yerli ngoài nhận biết tia hồng ngoại thông thường thì nó còn bắt được cả tia tử ngoại (tia UV), khiến mọi biện pháp đối kháng của máy bay do Nga sản xuất đều vô tác dụng.
Vào hôm 11/2, một chiếc trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 của không quân Syria đã bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Idlib, gây ra thương vong đặc biệt nghiêm trọng.
Khi đó trên máy bay có 1 Chuẩn tướng, 2 Đại tá, việc nhiều sĩ quan cao cấp như vậy trên một chiếc trực thăng cho thấy nhiệm vụ của họ không phải là yểm trợ hỏa lực mà là trinh sát tham mưu chiến trường.
Sau khi máy bay bị rơi, đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra về vũ khí cũng như lực lượng đứng sau hành động này, nhận định ban đầu cho rằng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ nó bằng một tên lửa vác vai (MANPADS).
Nhưng sau đó lại có ý kiến khác cho rằng chiếc Mi-8 bị rơi chưa chắc đã phải là "tác phẩm" của MANPADS, nhất là trước đó vài ngày có thông tin quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động các tổ hợp phòng không HISAR-A tới sát biên giới.
Thậm chí trang Avia của Nga còn dẫn nguồn tin riêng cho rằng quân đội chính phủ Syria đã tiến hành vụ pháo kích trả đũa và phá hủy tổ hợp HISAR-A đã bắn rơi trực thăng Mi-8 trên.
Chưa dừng lại đó, còn một thông tin khác cho rằng không phải tên lửa đất đối không mà chính xác là một quả tên lửa không đối không từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã hạ gục chiếc Mi-8.
Sau khi có nhiều tranh cãi thì sự việc đã gần như trở nên rõ ràng, khi nhóm phiến quân nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố đoạn video ghi lại thời khắc bắn hạ chiếc trực thăng.
Hình ảnh cho thấy rõ đây là một quả tên lửa phòng không vác vai được triển khai cơ động chứ không phải một tổ hợp phòng không hoàn chỉnh và phức tạp như HISAR-A.
Đây cũng là điều hợp lý bởi nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa tổ hợp HISAR-A vào sâu trong đất Syria như vậy thì vũ khí này rất dễ bị đối phương phá hủy hay thậm chí bắt sống.
Bên cạnh đó cũng chưa xác định được rõ ràng phiến quân hay binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp bắn hạ chiếc máy bay, nhưng theo ghi nhận thì trong đoạn video xuất hiện tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất kỳ máy bay nào trên bầu trời Idlib, rõ ràng muốn ám chỉ cả không quân Nga, điều này gây ra mối quan ngại rất nghiêm trọng.
Vấn đề cuối cùng cần quan tâm chính là quả tên lửa vác vai được bắn lên là loại gì, tuy nhiên đoạn video chưa cung cấp đủ thông tin chi tiết để đi tới kết luận chính xác.
Nhưng không loại trừ khả năng trong tay phiến quân đã có tên lửa Yerli hay còn gọi là Karaok do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, vũ khí này có tính năng kỹ chiến thuật rất đáng sợ.
Đầu dò của tên lửa Yerli ngoài nhận biết tia hồng ngoại thông thường thì nó còn bắt được cả tia tử ngoại (tia UV), khiến mọi biện pháp đối kháng của máy bay do Nga sản xuất đều vô tác dụng.